4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng
hàng thương mại
Để có nguồn vốn vững chắc, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngân hàng là một vấn đề không hề đơn giản. Các ngân hàng thương mại cần phải nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của ngân hàng mình, từ đó phân tích tổng hợp rút ra những thuận lợi khó khăn, đề ra những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động này.
1.1.4.1. Các nhân tố thuộc về môi trường bên trong
vai trò quyết định trong việc gửi tiền của người dân, quyết định cho vay của các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng. Người dân thường chọn những ngân hàng có uy tín tốt để gửi tiền hay sử dụng các dịch vụ với mong muốn an toàn và tiện lợi nhất, thậm chí họ có phải chịu lãi tiền gửi thấp hơn các ngân hàng khác. Các tổ chức tín dụng sẽ chấp nhận cho các ngân hàng có danh tiếng, uy tín tốt, luôn kinh doanh có lãi vay tiền vì họ có khả năng trả nợ đúng hạn, do vậy mà không làm gián đoạn đến việc sử dụng vốn của tổ chức mình.
- Các hình thức huy động vốn: Các ngân hàng thương mại ngày nay không ngừng cạnh tranh nhau trong việc đa dạng hóa các kênh huy động vốn bởi họ nhận thức được vai trò của sự đa dạng đó với hiệu quả công tác huy động vốn. Ngân hàng không chỉ nghiên cứu nắm bắt nhu cầu của khách hàng mà còn cần khơi dậy, đánh thức nhu cầu của khách hàng thông qua việc cung cấp các loại hình hấp dẫn về thời hạn, lãi suất, dịch vụ đi kèm v.v.. Ngân hàng thương mại chỉ được coi là thành công nếu đáp ứng tốt yêu cầu của một lượng đông nhất các khách hàng của mình.
- Chiến lược kinh doanh và các chính sách về vốn của ngân hàng:
Mọi hình thức huy động vốn đều phụ thuộc chiến lược huy động vốn để sử dụng của ngân hàng. Khi nhu cầu sử dụng ít, ngân hàng có ý định thu hẹp quy mô, phạm vi hoạt động thì yêu cầu với vốn huy động cũng giảm đi. Ngược lại, ngân hàng sẽ xây dựng chiến lược, lộ trình huy động vốn chặt chẽ khi có nhu cầu tăng mạnh về vốn như đầu tư dự án lớn, mở rộng thị trường v.v...
- Trình độ công nghệ của ngân hàng: Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đã đóng góp rất nhiều vào sự thành công của các doanh nghiệp kể cả các ngân hàng. Việc áp dụng tin học trong hệ thống ngân hàng đã giúp ích rất nhiều trong việc lưu trữ và tìm lại thông tin, giúp cho ngân hàng có thể phục vụ khách hàng được nhanh chóng hơn, chính xác hơn và vì vậy lôi cuốn được nhiều khách hàng hơn. Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã
góp phần đáng kể làm cho thông tin giữa khách hàng và ngân hàng được nối liền, tăng cường thêm mối quan hệ của khách hàng với ngân hàng. Việc áp dụng công nghệ hiện đại vào ngân hàng không chỉ dừng lại ở việc áp dụng những thành công của công nghệ thông tin, hơn thế nữa đó là sự áp dụng những máy móc hiện đại vào hoạt động của ngân hàng, hình thành nên những nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Sự mở rộng mạng lưới bán hàng điện tử, tăng máy rút tiền tự động đã làm tăng thêm khối lượng khách hàng cho ngân hàng. Khi trình độ ngân hàng càng hiện đại thì ngân hàng giảm bớt được các chi phí quản lý và những chi phí khác, giúp ngân hàng có thế tăng thêm lãi suất tiền gửi mà không làm ảnh hưởng đến lãi suất cho vay hay thiệt hại đến lợi nhuận của ngân hàng. Và như thế sẽ thu hút được ngày càng nhiều khách hàng đến gửi tiền.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng: Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động của ngân hàng. Kinh tế càng phát triển, các quan hệ kinh tế càng phức tạp, cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi trình độ của người lao động càng cao. Đội ngũ cán bộ ngân hàng có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có đạo đức, có năng lực sẽ là điều kiện tiền đề để ngân hàng tồn tại và phát triển. Nếu chất lượng con người tốt thì họ sẽ thực hiện tốt các nhiệm vụ trong việc lập kế hoạch huy động vốn, tổ chức triển khai kế hoạch huy động vốn và kiểm soát huy động vốn giúp ngân hàng có thể ngan ngừa hoặc giảm nhẹ thiệt hại khi những rủi ro xảy ra trong khi thực hiện công tác quản lý huy động vốn.
1.1.4.2. Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài
Ngoài các yếu tố thuộc về chi nhánh ngân hàng thương mại thì các yếu tố bên ngoài cũng có tác động đến hoạt động của chi nhánh ngân hàng như môi trường cạnh tranh, yếu tố pháp lý, yếu tố chính trị, yếu tố kinh tế và yếu tố văn hóa xã hội… cụ thể như sau:
bàn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng. Để có thể tồn tại và phát triển, ngân hàng cần phải định ra chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể thắng trong việc cạnh tranh với các ngân hàng khác. Trong quá trình cạnh tranh với đối thủ, ngân hàng buộc phải cải tiến và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, thực hiện mức lãi suất hợp lý, nghiên cứu kỹ thị trường và làm tốt công tác quảng bá tiếp thị marketing. Bồi dưỡng trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp cho đội ngũ cán bộ. Như vậy, cạnh tranh vừa là thách thức vừa là một nhân tố thúc đẩy sự phát triển chất lượng các hoạt động ngân hàng trong đó có hoạt động huy động vốn.
- Yếu tố chính trị: Tình hình chính trị ổn định hay bất ổn, chính sách ngoại giao mở rộng hay thắt chặt và các quan hệ hợp tác song phương, đa phương đều ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của ngân hàng thương mại trong đó có công tác huy động vốn. Chính trị ổn định, chính sách ngoại giao mở rộng kích thích đầu tư nước ngoài, tăng cường hợp tác với các nước có nền kinh tế phát triển tạo cơ hội thiết lập quan hệ với các tổ chức tài chính lớn như IMF, WB, ADB,WTO v.v...từ đó đem lại cho ngân hàng thương mại nhiều thời cơ và thách thức mới.
- Yếu tố kinh tế: Trong điều kiện kinh tế có chiều hướng suy thoái người dân sẽ giảm niềm tin vào các ngân hàng, họ tiến hành tích trữ vàng, ngoại tệ mạnh hoặc các tài sản giá trị khác nhằm mục đích an toàn tài sản. Ngược lại, nền kinh tế phát triển ổn định với tỷ lệ lạm phát hợp lý thì người dân sẽ có cái nhìn lạc quan hơn và có xu hướng gửi tiền vào các ngân hàng thương mại làm cho nguồn vốn ngân hàng tăng lên.
- Yếu tố văn hóa xã hội: Các yếu tố như thói quen, tập quán, tâm lý cũng ảnh hưởng phần nào đến hoạt động huy động vốn. Như thói quen giữ tiền trong nhà an toàn hơn còn tồn tại ở một bộ phận dân cư nước ta hay cũng có một bộ phận khác lại đem tiền đi đầu tư vào chứng khoán, làm ảnh hưởng đến nguồn vốn tiết kiệm huy động từ dân cư của ngân hàng. Tuy dịch vụ thẻ đã rất phát
triển tại nước ta trong thời gian gần đây, nhưng vẫn còn một bộ phận người dân giữ quan điểm thích tiêu tiền mặt khiến cho ngân hàng mất đi một nguồn thu đáng kể từ các giao dịch thẻ.
Tóm lại, hoạt động huy động vốn của ngân hàng chịu sự tác động của tổng hòa giữa yếu tố khách quan và chủ quan mang tính vi mô và vĩ mô. Trên đây chỉ là những yếu tố chính, đáng kể nhất khi ngân hàng thương mại xem xét, đánh giá hiệu quả công tác quản lý huy động vốn của mình.