Đánh giá kết quả hoạt động cho vay vốn của Agribank chi nhánh tỉnh

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 91 - 95)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.3. Đánh giá kết quả hoạt động cho vay vốn của Agribank chi nhánh tỉnh

nhánh tnh Thái Nguyên trong 3 năm 2018 – 2020

Bảng 3.9. Kết quả hoạt động cho vay vốn của Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018 – 2020

Tiêu chí

Tổng dư nợ cho vay Cho vay ngắn hạn Cho vay trung dài hạn Tổng lãi thu cho vay Tổng Vốn huy động Chi phí trả lãi HĐ

- Tỷ trọng cho vay trung dài hạn thấp hơn so với tỷ trọng cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên tỷ lệ này có xu hướng tăng khá nhanh qua các năm là do một số khách hàng doanh nghiệp cần vốn đầu tư lâu dài mở rộng sản xuất thay vì đầu tư vốn lưu động như trước đây. Đây là cơ hội để Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên gia tăng lợi nhuận từ hoạt động cho vay trung dài hạn.

- Tỷ suất lãi từ việc cho vay so với chi phí trả lãi huy động thời gian này có tăng trưởng nhanh và đến năm 2020 đạt 40,5%. Điều này cho thấy Chi nhánh luôn chú trọng trong công tác sử dụng đồng vốn huy động cũng như tập trung thẩm định khách hàng vay vốn. Chính việc luôn sát sao trong cả công tác tìm đầu vào và đầu ra nên việc sử dụng vốn tại chi nhánh đạt hiệu quả cao.

3.2.3.1. Thực trạng chi phí huy động vốn cho một đồng vốn huy động

Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các NHTM trên địa bàn nói riêng và trong toàn hệ thống Ngân hàng nói chung luôn là vấn đề cản trở sự tăng trưởng phát triển của các Ngân hàng. Các ngân hàng phải chi nhiều hơn cho chi phí Marketing, chăm sóc khách hàng, nghiên cứu sản phẩm, lãi suất... Để thấy rõ hơn về tình trạng chi phí huy động vốn của Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên ta xem xét bảng sau:

Bảng 3.10: Chi phí huy động vốn của Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018 – 2020

Tiêu chí

Chi phí huy động vốn Tổng Vốn huy động Chi phí HĐV biên

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh

Qua bảng 3.10 ta thấy chi phí huy động vốn trên một đồng vốn huy động được của Chi nhánh có chiều hướng tăng cao qua các năm. Hiện nay, Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên phần lớn sử dụng các kênh phân phối dịch vụ trực tiếp tại quầy giao dịch nên gây lãng phí thời gian và các chi phí khác. Khi xã hội ngày càng phát triển, chi phí cho kênh phân phối ngày càng tăng như chi phí quảng cáo, marketting, trả lương cho nhân viên, thuê địa điểm cho chi nhánh ngày càng cao.

3.2.3.2. Thực trạng hiệu suất sử dụng vốn huy động

Tập trung công tác huy động vốn luôn song hành với công tác sử dụng vốn phải hiệu quả. Trong những năm qua bên cạnh việc đẩy mạnh công tác huy động vốn tạo đầu vào cho việc kinh doanh của Chi nhánh, Agribank cũng luôn chú trọng quan tâm đến công tác nâng cao hiệu suất sử dụng vốn nhằm đem lại lợi nhuận tốt nhất cho Chi nhánh. Về hiệu suất sử dụng vốn (tổng dư nợ cho vay/tổng vốn huy động) tại chi nhánh trong thời gian qua còn thấp, năm 2018 hiệu suất sử dụng vốn là 79,2%, giữ ổn định năm 2019 là 72,5%, tuy nhiên năm 2020 đã giảm xuống còn 68%. Điều đó cho thấy Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên chưa sử dụng hết toàn bộ lượng vốn huy động được, số tiền huy động không sử dụng hết đã chuyển về Trụ Sở chính để thực hiện điều tiết, cho vay lại nền kinh tế. Song với tính chất của ngành ngân hàng, đơn vị luôn thực hiện để đảm bảo nguồn vốn huy động, chính sách khách hàng và mối quan hệ trong hệ thống Agribank.

3.2.3.3. Thực trạng quy mô, chất lượng huy động vốn

Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã có được những thành tựu đáng khích lệ trong công tác huy động vốn. Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng mạnh hàng năm. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2018-2020 như bảng sau:

Bảng 3.11: Quy mô huy động vốn của Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018 – 2020

Tiêu chí Nguồn huy động Dư nợ vay Mức độ ứng vốn (%)

của Agribank chi nhánh Thái Nguyên 2018 - 2020)

Qua bảng 3.11 ta thấy trong giai đoạn 2018 - 2020, Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên dần chủ động trong việc tạo vốn, việc chủ động trong việc tạo đầu vào từ cơ sở nên lợi nhuận của chi nhánh luôn nằm trong tốp đầu, cũng như hiệu quả kinh doanh luôn rất cao. Chi nhánh đã gây dựng được hình ảnh và những mối quan hệ nhất định trên địa bàn và đạt được sự tăng trưởng tín dụng khá tốt mặc dầu trong năm 2020 diễn ra dịch bệnh COVID- 19 làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và đời sống của nhân dân. Tuy nhiên mức độ đáp ứng vốn vẫn đảm bảo cho hoạt động tín dụng cho vay của ngân hàng. Việc mất cân bằng vốn đầu ra và đầu vào không thể duy trì lâu, cần có biện pháp đẩy mạnh việc cân bằng nguồn vốn thông qua việc thúc đẩy tăng cường hoạt động cho vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w