4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.4.4. Chi phí huy động vốn
Chi phí huy động vốn là toàn bộ chi phí ngân hàng bỏ ra trong quá trình huy động vốn. Chi phí huy động vốn bao gồm 2 phần: chi phí trả lãi (trả lãi suất huy động) và chi phí phi lãi.
Chi trả lãi chiếm phần lớn trong chi phí huy động, ngoài ra là các chi phí lãi như: Chi phí lương công nhân viên, chi phí quảng cáo marketing, chi phí máy móc địa điểm, cơ sở hạ tầng và một số chi phí khác.
Khoản chi phí chính mà các ngân hàng quan tâm là chi phí trả lãi. Mức lãi suất huy động thường được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường, khi các ngân hàng đã thừa vốn, trong khi khách hàng vẫn gửi tiền thì lãi suất huy động sẽ giảm xuống. Ngược lại, trong thời kì kinh tế suy giảm, hoặc Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, sự thiếu hụt vốn khả dụng của ngân hàng sẽ đẩy lãi suất huy động của ngân hàng lên cao. Ngoài ra, tùy theo chiến lược cạnh tranh của mỗi ngân hàng mà ngân hàng có thể đặt mức lãi suất cao hay thấp hơn mức lãi suất thị trường.
Việc xác định chi phí huy động vốn là việc làm rất hữu ích cho ngân hàng để từ đó xây dựng chính sách kinh doanh có hiệu quả. Các ngân hàng thường xác định chi phí huy động vốn thông qua chỉ tiêu chi phí trả lãi bình quân.
Chỉ tiêu chi phí lãi bình quân phản ánh số tiền ngân hàng phải bỏ ra cho một đồng vốn huy động được. Chi phí trả lãi bình quân giảm qua các năm, kèm theo sự tăng trưởng về quy mô nguồn vốn, chứng tỏ công tác huy động vốn của ngân hàng đã được tổ chức một cách hiệu quả.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát chung về Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Đặc điểm hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) là một trong những Ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam mà trong đó, Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên là một chi nhánh được tách ra hoạt động theo cơ chế tự hạch toán kinh doanh từ năm 1998, khi bắt đầu quá trình chuyển hệ thống ngân hàng từ một cấp sang hai cấp.
Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên có trụ sở tại số 279 Đường Thống Nhất, Phường Gia Sàng, Thành phố Thái Nguyên. Là một thành viên hạch toán phụ thuộc Agribank có quyền tự chủ kinh doanh theo sự phân cấp của Agribank, có con dấu riêng và chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Agribank. Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên với tổng số 284 cán bộ, trong đó 96% cán bộ có trình độ đại học, và trên đại học có đủ năng lực thực hiện chức năng kinh doanh ngân hàng.
Chính thức thành lập theo quyết định số 400/CT của Thủ tướng Chính phủ, nhưng Agribank - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên thực sự hoạt động từ tháng 6/1988, khi có Nghị định 53/HĐBT được ban hành, phạm vi hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Hoạt động theo Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng và Điều lệ của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Từ khi chuyển đổi cơ chế, Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã tập trung khắc phục những yếu kém trước đây, coi đó là điều kiện để tồn tại và phát triển. Đến nay, Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã và đang hoạt động kinh doanh trên cơ sở tự kinh doanh, tự bù đắp và có lãi.
Từ khi được thành lập đến nay, trải qua 33 năm hoạt động, Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã không những chỉ đứng vững trong cạnh tranh mà
còn không ngừng mở rộng và phát triển với hiệu quả ngày càng cao, tạo được uy tín và vị thế là thương hiệu mạnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động
Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên là một Ngân hàng thương mại quốc doanh, với triết lý kinh doanh: “MANG PHỒN THỊNH ĐẾN KHÁCH HÀNG”, và thực hiện văn hoá doanh nghiệp: “TRUNG THỰC, KỶ CƯƠNG, SÁNG TẠO, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ”, xây dựng Agribank là ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu Việt Nam. Mục tiêu kinh doanh của Agribank là hướng tới khách hàng. Toàn thể cán bộ, viên chức Agribank nỗ lực đổi mới phương thức phục vụ hướng đến phát triển, hoàn thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích, hiện đại nhằm đem lại lợi ích tốt nhất, sự hài lòng cao nhất cho khách hàng, tối đa hóa lợi nhuận cho khách hàng và Ngân hàng.
Với tư cách là trung gian chu chuyển vốn thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội, Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên không ngừng đổi mới, sắp xếp tổ chức một cách hợp lý để có thể đưa vốn đến tất cả người dân, đặc biệt là vùng sâu vùng xa.
Agribank - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên được phân cấp theo chiều dọc theo sơ đồ sau:
Agribank Chi nhánh thỉnh Thái Nguyên (Chi nhánh Loại I)
Agribank Chi nhánh Huyện (Chi nhánh loại II)
PHÒNG GIAO DỊCH
Hình 3.1. Phân cấp của hệ thống mạng lưới hoạt động Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên
Được phân bố về tận huyện, phường (xã)... để các hộ tiện quan hệ vay vốn và thanh toán góp phần giảm thiểu chi phí giao dịch, vì vậy ngân hàng đã thực sự trở thành bạn đồng hành của người dân trong quá trình phát triển kinh tế địa phương nói riêng và kinh tế đất nước nói chung.
Dưới đây là sơ đồ tổ chức của các phòng ban ở Agribank - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên:
Ban Giám đốc
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên
Phòng Khách hàng doanh nghiệp Phòng Khách hàng Hộ sản xuất và cá nhân Phòng Kế toán Ngân quỹ Phòng Dịch vụ & marketing Phòng Tổng hợp Phòng Kế hoạch nguồn vốn Phòng Điện toán Phòng Kinh doanh Ngoại hối Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ Agribank Chi nhánh Huyện Định Hoá Agribank Chi nhánh Huyện Phú Lương Agribank Chi nhánh Huyện Võ Nhai Agribank Chi nhánh Huyện Đại Từ Agribank Chi nhánh Huyện Đồng Hỷ Agribank chi nhánh Sông Cầu
Hình 3.2: Bộ máy tổ chức và quản lý của Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên
Bộ máy tổ chức ở Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên có 09 phòng nghiệp vụ, 06 chi nhánh loại II và 10 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại
AI.Mỗi phòng chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp các phòng ban cùng nghiệp vụ tại các chi nhánh trực thuộc và được phân định rõ ràng như sau:
- Ban lãnh đạo: Gồm 01 đồng chí Giám đốc và 03 đồng chí Phó Giám đốc trực tiếp làm công tác chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh được phân công rõ ràng từng phần hành công việc cho từng đồng chí lãnh đạo.
- Các phòng chức năng: Làm nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo và trực tiếp tác nghiệp kinh doanh dịch vụ ngân hàng.
+ Phòng Khách hàng Doanh nghiệp: Đầu mối tham mưu đề xuất vói Giám đốc chi nhánh xây dựng chiến lược phát triển khách hàng Doanh nghiệp, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng này nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. Quản lý (hoàn chình, bổ sung, bảo quản, lữu trữ, khai thác ...) hồ sơ tín dụng theo qui định; thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định. Thực hiên công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT Ngân hàng Nông nghiệp. Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế. Thực hiện các dịch vụ kiều hối.
+ Phòng Khách hàng Hộ sản xuất và cá nhân: Đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng chiến lược phát triển loại hình khách hàng Hộ sản xuất và cá nhân. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án, phuơng án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. Quản lý hồ sơ tín dụng hộ sản xuất và cá nhân theo qui định.
+ Phòng Kế toán ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân bàng Nhà nước, Agribank. Xây dựng
chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng Nông nghiệp cấp trên phê duyệt. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của Agribank. Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định.
+ Phòng Điện toán: Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh. Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học.
+ Phòng Dịch vụ và marketing: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng; tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về: chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dich, phục vụ khách hàng, xây dựng kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền quảng bá đặc biệt là các hoạt động của chi nhánh các dịch vụ, sản phẩm cung ứng trên thị trường.
+ Phòng Tổng hợp: Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh phê duyệt. Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp trực thuộc trên địa bàn. Đầu mối giao tiếp với khách đến làm viêc, công tác tại chi nhánh. Trực tiếp thực hiện chế độ tiển lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động; theo dõi thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể.
+ Phòng Kế hoạch nguồn vốn: Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi… và quản lý các hệ số an toàn theo quy định. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn
và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn; xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng quý, năm và thực hiện giao kế hoạch kinh doanh cho các chi nhánh loại II để thực hiện mục tiêu kinh doanh.
+ Phòng Kinh doanh Ngoại hối: Trực tiếp làm công tác thanh toán quốc tế. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn; xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng quý, năm và thực hiện giao kế hoạch kinh doanh cho các chi nhánh loại II để thực hiện mục tiêu kinh doanh.
+ Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và đặc điểm cụ thế của đơn vị. Thực hiện kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh tại Hội sở và các chi nhánh loại II theo kế hoạch, đề cương kiểm tra của Agribank và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.
3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh tỉnhThái Nguyên trong thời gian qua (năm 2018-2020) Thái Nguyên trong thời gian qua (năm 2018-2020)
Số liệu tại Bảng 3.1 thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên từ năm 2018 đến 2020 như sau:
Bảng 3.1: Kết quả HĐKD của Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018 – 2020
Chỉ tiêu
Chỉ tiêu 3. Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 4. Chênh lệch thu, chi 5. Tỷ lệ thu dịch vụ /tổng thu nhập (%)
Ghi chú: Số liệu từ năm 2019 là số liệu sau khi sắp xếp lại màng lưới chi nhánh.
Năm 2019: Tổng nguồn vốn 10.547 tỷ đồng, tăng 17% so cuối năm 2018. Tổng dư nợ đạt 7.653 tỷ đồng, tăng 7% so cuối năm 2018; Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ: 0,19%. Tổng thu dịch vụ đạt: 32,8 tỷ đồng; tăng so với năm trước 26,4%; Tài chính. 298 tỷ đồng, tăng 11,7% so với năm trước, đạt 103,5% kế hoạch TSC giao.
Năm 2020: Nguồn vốn 12.310 tỷ đồng, tăng 15,6% so với năm 2019. Tổng dư nợ đạt 8.211 tỷ đồng, tăng 7,3% so với năm 2019; Tỷ lệ nợ xấu
chiếm 0,23%/tổng dư nợ. Tổng thu dịch vụ: 40.152 triệu đồng, đạt 129 % KH năm 2020. Kết quả tài chính năm 2020: đạt 339,8 tỷ đồng, đạt 114% kế hoạch giao.
Thông qua các kết quả chỉ tiêu chính của đơn vị Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên qua 3 năm cho thấy hoạt động kinh doanh của đơn vị được an toàn và hiệu quả năm sau cao hơn năm trước. Trong đó chỉ tiêu Tổng nguồn vốn đều tăng cao trên 15% trở lên, là ngân hàng có quy mô nguồn vốn chiếm 25% thị phần trong tổng số 31 tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Bảng 3.2: Kết quả tài chính của Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018 – 2020
STT Chỉ tiêu
1 Tổng thu
1.1
Thu lãi cho vay
1.2
Thu lãi tiền gửi Thu dịch vụ 1.3 ngoài tín dụng 1.4 Thu khác 2 Tổng chi 2.1
Chi lãi tiền gửi Chi dịch vụ 2.2 ngoài tín dụng 2.3 Chi phí quản lý 2.4 Trích DPRR 2.5 Chi khác
(Nguồn:Báo cáo KQ HĐKD của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên)
được sau khi trừ thuế là 284 tỷ đồng. Trong đó, khoản thu chiếm tỷ trọng cao nhất (94%) là thu từ lãi vay, tiếp đến là thu từ lãi tiền gửi. Thu dịch vụ ngoài tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng thu (4%), tuy nhiên nguồn thu này về qui mô cũng tăng dần theo thời gian là một dấu hiệu đáng khả quan cho Agribank tỉnh Thái Nguyên, phù hợp với xu hướng của ngân hàng hiện đại là ngày càng tăng tỷ trọng thu dịch vụ. Năm 2020, thu dịch vụ ròng ngoài tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên tăng trưởng 16% so với năm 2019.
- Hoạt động của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên và nhiều NHTM khác chủ yếu vẫn là huy động vốn và cho vay. Do đó, trong chi phí hoạt động của các NHTM, phần chi trả lãi tiền gửi thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi. Đối với Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên cũng không nằm ngoài xu hướng đó - chi lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng năm 2020 là 56%, năm 2020 chi phí trả lãi tiền gửi tăng cả về giá trị và tỷ trọng do năm 2020 lãi suất tiền gửi giảm dần so với năm 2019 và giảm sâu so với năm 2018.
Năm 2020, lợi nhuận sau thuế của chi nhánh tăng so với năm 2019, từ 245 tỷ đồng tăng lên 284 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 16% so với năm 2019, tỷ lệ tăng 3% so với năm 2018, nguyên nhân do chi nhánh đã tận dụng tối đa các khoản thu, tiết kiệm các khoản chi nhất là chi phí trả lãi tiền gửi.
3.2. Thực trạng huy động vốn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên
3.2.1. Các chính sách huy động vốn
Hoạt động huy động vốn của Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên tuân thủ quy chế điều hành huy động vốn của NHNN, quyết định số 1275/QĐ - NHNN - KHTH ngày 05/8/2009 của Thống đốc NHNN về việc ban hành các quy định về quản lý vốn trong hệ thống NHTM; Quyết định số 1122/QĐ- DDQT-KHTH ngày 25/7/2011 ban hành quy định về mở và sử dụng tài khoản tiền gửi trong hệ thống NHTM; Quyết định số 124/QĐ-HĐQT-KHTH ngày 21/2/2008 ban hành quy định về phát hành giấy tờ có giá của NHTM để huy
động vốn trong nước. Các thể thức huy động vốn, các văn bản quy định về