4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.3.1. Phương pháp tiếp cận và thu thập thông tin
2.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Tác giả nghiên cứu và thu thập thông tin thứ cấp qua các ấn phẩm đã được công bố như: Một số giáo trình, công trình nghiên cứu về lĩnh vực huy động vốn; các văn bản của Chính phủ, của các Bộ, Ban, ngành có liên quan; Tạp chí Ngân hàng của NHNN; các Báo cáo thống kê; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, của Agribank, Ngân hàng Nhà nước... về các vấn đề liên quan đến đề tài.
- Các số liệu nghiên cứu được thu thập về công tác tăng cường huy động vốn tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên trong thời gian từ 2018- 2020 bao gồm: Số liệu từ báo cáo tổng kết năm 2018, 2019, 2020; các báo cáo tài chính năm 2018, 2019, 2020; tạp chí Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam năm 2018, 2019, 2020; tạp chí Ngân hàng Việt Nam năm 2018, 2019, 2020. Báo điện tử Ngân hàng Việt Nam.
2.3.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Xác định mục đích và đối tượng điều tra
+ Mục đích: Để thu thập được số liệu sơ cấp phục vụ quá trình tính toán, nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, tác giả đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra sau đó tiến hành phỏng vấn trực tiếp hoặc phát phiếu cho đối tượng điều tra sau đó thu về và tiến hành xử lý số liệu.
+ Đối tượng điều tra bao gồm: khách hàng (cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp), được thu thập từ phiếu điều tra thực tế ý kiến khách hàng đến giao dịch trực tiếp tại Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên để đo lường sự hài lòng và các đánh giá của khách hàng về hoạt động huy động vốn của Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Được thu thập trực tiếp từ đối tượng khách hàng thông qua các cuộc điều tra khảo sát bằng phiếu hỏi.
- Xác định nội dung điều tra
Nội dung điều tra khách hàng về sản phẩm dịch vụ tiền gửi, về chất lượng sản phẩm tiền gửi tại chi nhánh thuộc Hội Sở Agribank tỉnh Thái Nguyên, Agribank chi nhánh huyện Đại Từ, Agribank chi nhánh huyện Phú Lương, Agribank chi nhánh huyện Đồng Hỷ.
- Xác định cỡ mẫu
Những mẫu chọn ra đủ lớn, vừa đảm bảo tính đại diện cho đối tượng khách hàng, cho từng vùng, vừa đại diện và suy rộng được cho cả khu vực tỉnh Thái Nguyên.
Tác giả đặt sai số mẫu là 10% kích thước mẫu sẽ được xác định như bảng dưới đây bằng cách sử dụng các kỹ thuật đơn giản lẫy mẫu ngẫu nhiên theo công thức sau:
N
n =
1+N*e2
Trong đó:
- n: số mẫu đi điều tra, phỏng vấn.
- N: tổng mẫu Khách hàng
- e: sai số, e = 10%
Bảng 2.1 Phân phối tần số người trả lời: Chỉ tiêu
Khách hàng giao dịch tại chi nhánh tỉnh Thái Nguyên
Khách hàng giao dịch tại chi nhánh huyện Đại Từ
Khách hàng giao dịch tại chi nhánh huyện Phú Lương
Khách hàng giao dịch tại chi nhánh huyện Đồng Hỷ
Cộng
(Nguồn: Kết quả hoạt động tại Agribank CN tỉnh Thái Nguyên)
Vậy kích thước mẫu nghiên cứu (tổng số người được hỏi) là 215 khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng của Agribank.
- Phương thức tiến hành thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu thông tin sơ cấp dựa trên phiếu điều tra gồm 3 phần:
+ Phần I: Những thông tin chung về khách hàng (gồm có 5 câu hỏi).
+ Phần II: Ý kiến của khách hàng về sản phẩm dịch vụ tiền gửi tại các chi nhánh thuộc Agribank tỉnh Thái Nguyên là Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, Agribank chi nhánh huyện Đại Từ, Agribank chi nhánh huyện Phú Lương, Agribank chi nhánh huyện Đồng Hỷ (gồm có 7 câu hỏi).
- Phần III: Đánh giá của khác hàng về chất lượng sản phẩm tiền gửi tại chi nhánh thuộc Agribank tỉnh Thái Nguyên là Hội Sở Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, Agribank chi nhánh huyện Đại Từ, Agribank chi nhánh huyện Phú Lương, Agribank chi nhánh huyện Đồng Hỷ (gồm 4 câu hỏi).
Bên cạnh đó, tiến hành tổng hợp các số liệu, báo cáo của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, số liệu của Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, Agribank chi nhánh huyện Đại Từ, Agribank chi nhánh huyện Phú Lương, Agribank chi nhánh huyện Đồng Hỷ từ năm 2018 đến 2020.
- Xây dựng thang đo:
Thang đo là công cụ dùng để mã hoá các biểu hiện khác nhau của các đặc trưng nghiên cứu. Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này để đo lường các nhân tố tác động đến hoạt động huy động vốn tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Thang đo được tính như sau:
Bảng 2.2. Thang đánh giá Likert Mức Kho 5 4 3 2 1 (Nguồn: tác giả xây dựng)
2.3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin
Sau khi thu thập thông tin, tác giả tiến hành tổng hợp, thống nhất toàn bộ nội dung, các nhận xét của các phiếu điều tra, từ đó tìm ra mối liên hệ giữa các thông tin thông qua việc lập các biểu đồ cột, hình tròn, bảng thống kê số liệu bằng cách sử dụng các phần mềm excel, word, máy tính…Các số liệu sau khi được xử lý, sắp xếp một cách hợp lý để việc phân tích dữ liệu được hệ thống thuận lợi và đạt được hiệu quả cao nhất.
Tổng hợp là phương pháp đặt những sự vật, hiện tượng đơn lẻ từ kết quả phân tích, so sánh trong một mối quan hệ tổng thể, thống nhất. Qua đó, rút ra giá trị cốt lõi của vấn đề cần nghiên cứu từ đó có thể đưa ra được những giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề cần nghiên cứu.
2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp thống kê mô tả: Tiếp cận và hệ thống số liệu, đánh giá kết quả đạt được qua các giai đoạn của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, kết hợp với kết quả điều tra, khảo sát để phân tích từng vấn đề, kết luận một cách xác đáng và đề ra các giải pháp sát thực. Từ các số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống biểu bảng để phân tích, đánh giá tình hình hoạt động huy động vốn tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.
- Phương pháp so sánh: Thông qua việc thu thập các số liệu, thông tin báo cáo của nội bộ Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên và một số các
NHTM khác để thấy được những ưu điểm cũng như những tồn tại của đối tượng nghiên cứu. Nội dung cần phân tích, so sánh là kết quả đạt được qua các năm, so sánh với các đối thủ cạnh tranh về các chỉ tiêu như thị phần, nợ xấu, số lượng khách hàng, doanh số, lợi nhuận.
- Phương pháp phân tích SWOT
Phương pháp phân tích SWOT (còn gọi là ma trận SWOT) là phương pháp phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức nhằm xem xét tổng thể những thuận lợi, khó khăn dựa trên điểm điểm mạnh, điểm yếu của nội tại chủ thể, cũng như những cơ hội và thách thức phát triển trong bối cảnh mới, từ đó chỉ ra những yếu tố tác động đến quá trình phát triển nhằm xây dựng công tác huy động vốn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên dựa trên tranh thủ cơ hội, giảm thiểu rủi ro, phát huy tối đa lợi thế, hạn chế bất lợi thế trong quá trình phát triển.
Yếu tố môi trường Môi trường bên trong Môi trường bên ngoài
- Phương pháp bảng biểu, đồ thị: Đồ thị là phương pháp mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong luận văn sẽ sử dụng đồ thị, bảng biểu để trình bày các kết quả nghiên cứu và phục vụ việc phân tích thông tin đối với việc tăng cường huy động vốn khách hàng cá nhân.
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động
Cơ cấu nguồn vốn huy động ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và ảnh hưởng tới chi phí hoạt động bình quân của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng tới chi phí đầu ra tức lãi suất cho vay của ngân hàng. Cơ cấu huy động phải phù hợp với cơ cấu sử dụng, đáp ứng yêu cầu sử dụng,, để tối đa dư nợ tín dụng và đầu tư, từ đó sẽ tối đa lợi nhuận mà không phải trả lãi suất trên phần vốn huy động
thừa. thông qua việc xác định cơ cấu vốn có thể xác định mặt mạnh, mặt yếu của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh.
Cơ cấu nguồn vốn ngân hàng được đánh giá là hợp lý nếu các thành phần của nó đáp ứng được kế hoạch sử dụng vốn và có chi phí huy động thấp nhất. Có vốn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động thuận lợi, ngân hàng có thể cơ cấu lại nguồn vốn, mở rộng quy mô hoạt động, chủ động trong hoạch định chiến lược phát triển, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh. Có thể đánh giá cơ cấu nguồn vốn huy động thông qua chỉ tiêu tỷ trọng nguồn vốn huy động.
Tốc độ tăng trưởng vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các loại vốn huy động, tính hợp lý trong quá trình huy động các loại vốn khác nhau. Cơ cấu vốn cần đa dạng, cân đối trong đó cần đảm bào một tỷ lệ hợp lý giữa vốn huy động ngắn hạn với trung hạn và dài hạn, giữa nội tệ và ngoại tệ.... Mỗi nguồn vốn có điểm mạnh,
điểm yếu riêng biệt trong việc huy động và khai thác. Do đó sự biến đổi về cơ cấu vốn sẽ kéo theo sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng vốn và theo đó là sự thay đổi về lợi nhuận, mức độ an toàn của ngân hàng. Xu hướng biến đổi trong cơ cấu vốn huy động phụ thuộc một phần vào kế hoạch chủ động điều chỉnh của ngân hàng và sự biến động của các yếu tố bên ngoài, điều này đặt ra yêu cầu ngân hàng phải luôn quan tâm, nghiên cứu thị trường, để có những điều chỉnh phù hợp và kịp thời
- Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng
Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng là hình thức ngân hàng huy động các khoản tiền nhàn rỗi, khoản tiền tiết kiệm, những khoản dự phòng của dân cư hoặc tổ chức kinh tế trong xã hội.
Tỷ lệ tiền gửi từ dân cư Tỷ lệ tiền gửi từ TCKT
- Tỷ lệ vốn huy động theo kỳ hạn:
Tỷ lệ vốn huy động =
có kỳ hạn
Trong đó:
Vốn huy động có kỳ hạn = Tiền gửi có kỳ hạn + Tiền vay có kỳ hạn
+ Vốn huy động không kỳ hạn: là khoản tiền có thời gian gửi tiền không xác định, khách hàng có quyền rút tiền ra bất cứ lúc nào và ngân hàng phải có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đó.
+ Vốn huy động có kỳ hạn: Để đáp ứng nhu cầu tăng thu của người gửi tiền, ngân hàng đã đưa ra hình thức tiền gửi có kì hạn. Họ chỉ được rút tiền vào thời điểm đáo hạn hoặc yêu cầu ngân hàng cho rút trước hạn (trường hợp rút trước hạn, khách hàng có thể không được hưởng lãi hoặc hưởng lãi suất khuyến khích).
- Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn:
2.4.2. Quy mô nguồn vốn huy động
Quy mô là chỉ tiêu phản ánh số lượng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Với quy mô nguồn huy động ngày càng tăng sẽ hỗ trợ vốn cho ngân hàng hoạt động, phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động của mình, quy mô
Nguồn vốn huy động có quy mô khác nhau theo từng giai đoạn. Các ngân hàng có quy mô lớn thì thường có ưu thế huy động hơn các ngân hàng quy mô nhỏ. Trong tình hình cạnh tranh nhau về thị phần khách hàng, lãi suất thường không có sự khác biệt nhiều giữa các ngân hàng, do vậy khách hàng thường lựa chọn các ngân hàng có quy mô lớn để đảm bảo tính an toàn, thanh khoản cho khoản tiền gửi của mình.
2.4.3. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thể hiện khả năng mở rộng quy mô vốn huy động của ngân hàng qua các năm. Nếu tốc độ tăng trưởng ổn định sẽ tạo thế chủ động cho ngân hàng trong việc hoạch định chiến lược phát triển lâu dài cũng như tạo sự yên tâm tin tưởng tới khách hàng gửi tiền và đầu tư vào ngân hàng. Mặt khác chỉ tiêu này thể hiện khả năng canh tranh của ngân hàng đối với các NHTM khác trong hoạt động huy động vốn.
Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về quy mô nguồn vốn huy động qua các thời kỳ. Nếu tỉ lệ này lớn hơn 100% thì quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng đã được mở rộng. Việc mở rộng quy mô vốn một cách liên tục với tốc độ tăng trưởng vốn ngày càng cao chứng tỏ quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng lớn, hiệu quả huy động vốn của ngân hàng đang được cải thiện. Ngoài ra, có thể sử dụng chỉ tiêu này để so sánh với tốc độ tăng trưởng vốn của các ngân hàng khác hoặc tốc độ tăng trưởng vốn bình quân hệ thống.
2.4.4. Chi phí huy động vốn
Chi phí huy động vốn là toàn bộ chi phí ngân hàng bỏ ra trong quá trình huy động vốn. Chi phí huy động vốn bao gồm 2 phần: chi phí trả lãi (trả lãi suất huy động) và chi phí phi lãi.
Chi trả lãi chiếm phần lớn trong chi phí huy động, ngoài ra là các chi phí lãi như: Chi phí lương công nhân viên, chi phí quảng cáo marketing, chi phí máy móc địa điểm, cơ sở hạ tầng và một số chi phí khác.
Khoản chi phí chính mà các ngân hàng quan tâm là chi phí trả lãi. Mức lãi suất huy động thường được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường, khi các ngân hàng đã thừa vốn, trong khi khách hàng vẫn gửi tiền thì lãi suất huy động sẽ giảm xuống. Ngược lại, trong thời kì kinh tế suy giảm, hoặc Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, sự thiếu hụt vốn khả dụng của ngân hàng sẽ đẩy lãi suất huy động của ngân hàng lên cao. Ngoài ra, tùy theo chiến lược cạnh tranh của mỗi ngân hàng mà ngân hàng có thể đặt mức lãi suất cao hay thấp hơn mức lãi suất thị trường.
Việc xác định chi phí huy động vốn là việc làm rất hữu ích cho ngân hàng để từ đó xây dựng chính sách kinh doanh có hiệu quả. Các ngân hàng thường xác định chi phí huy động vốn thông qua chỉ tiêu chi phí trả lãi bình quân.
Chỉ tiêu chi phí lãi bình quân phản ánh số tiền ngân hàng phải bỏ ra cho một đồng vốn huy động được. Chi phí trả lãi bình quân giảm qua các năm, kèm theo sự tăng trưởng về quy mô nguồn vốn, chứng tỏ công tác huy động vốn của ngân hàng đã được tổ chức một cách hiệu quả.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát chung về Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Đặc điểm hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) là một trong những Ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam mà trong đó, Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên là một chi nhánh được tách ra hoạt động theo cơ chế tự hạch toán kinh doanh từ năm 1998, khi bắt đầu quá trình chuyển hệ thống ngân hàng từ một cấp sang hai cấp.
Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên có trụ sở tại số 279 Đường Thống Nhất, Phường Gia Sàng, Thành phố Thái Nguyên. Là một thành viên hạch toán phụ thuộc Agribank có quyền tự chủ kinh doanh theo sự phân cấp của Agribank, có con dấu riêng và chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Agribank. Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên với tổng số 284 cán bộ, trong đó 96% cán bộ có trình độ đại học, và trên đại học có đủ năng lực thực hiện chức năng kinh doanh ngân hàng.
Chính thức thành lập theo quyết định số 400/CT của Thủ tướng Chính phủ, nhưng Agribank - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên thực sự hoạt động từ tháng 6/1988, khi có Nghị định 53/HĐBT được ban hành, phạm vi hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Hoạt động theo Luật Ngân hàng Nhà