Chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại agribank chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 30)

5. Kết cấu của chuyên đề

1.3.1. Chất lượng tín dụng

1.3.1.1 Khái nim cht lượng tín dng

Trong nền kinh tế thi trường, cho vay là nghiệp vụ mang lại phần lớn doanh lợi cho ngân hàng. Nhưng đây cũng là hoạt động tiềm ẩn nguy cơ rủi ro lớn cho ngân hàng, ngay cả với các khoản vay có tài sản cầm cố thế chấp. Sẽ

rất sai lầm khi quan niệm rằng cho vay có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế

chấp là an toàn. Bởi vì năng lực sản xuất kinh doanh, năng lực thị trường, năng lực tài c hính mới là nhân tố quyết định đến khả năng tài trợ và khả năng duy trỡ quan hệ của khách hàng với ngân hàng trong tương lai.

Chất lượng tín dụng thể hiện tập trung ở sự thoả mãn yêu cầu hợp lý của khách hàng được lựa chọn. Đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì đường lối đổi mới của đất nước và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng thương mại

Như vậy chất lượng tín dụng có thể hiểu là kết quả tổng hoà những thành tựu hoạt động tín dụng thể hiện ở sự phát triển ổn định vững chắc của nền kinh tế quốc dân, của ngân hàng và của khách hàng. Khái niệm còn có thể

hiểu theo 3 khía cạnh:

Đối vi ngân hàng: Chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với khả năng, thực lực của ngân hàng và có

khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đảm bảo nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lợi nhuận.

Đối vi khách hàng: Chất lượng tín dụng thể hiện ở sự đáp ứng đầy đủ

nhu cầu vay vốn hợp lý của doanh nghiệp và lãi suất cho vay hợp lý, thủ tục vay vốn đơn giản, thuận tiện, thu hút được khách hàng nhưng vẫn đảm bảo

được các nguyên tắc, thể lệ tín dụng.

Đối vi s phát trin kinh tế xã hi : Chất lượng tín dụng thể hiện ở

việc phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa, góp phần giải quyết việc làm, khai thác có hiệu quả tiềm năng của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn, thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nước và tranh thủ vốn vay nước ngoài, đồng thời giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế.

1.3.1.2. Các ch tiêu đánh giá cht lượng tín dng trên quan đim ca Ngân hàng.

Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu chủ yếu và tổng hợp, có vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của một ngân hàng. Các chỉ tiêu

đo lường chất lượng tín dụng gồm các chi tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng. Song phần này chủ yếu tập trung phân tích các chỉ tiêu định lượng sau:

- Doanh số cho vay.

Doanh số cho vay là số tiền ngân hàng đó thực sự giải ngân cho khách hàng được tính trong một khoảng thời gian nhất định. Nó phản ánh khối lượng vốn mà ngân hàng đó giải ngân cho DNNVV để đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô kinh doanh, Nghiên cứu doanh số cho vay nhiều thời kỳ sẽ cho thấy xu thế hoạt động cho vay.

- Tỷ trọng dư nợ cho vay và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay.

Dư nợ cho vay đối với DNNVV là số tiền ngân hàng đó cho vay đối với DNNVV tại một thời điểm nhất định. Để đánh giá tình hình dư nợ cho vay

trọng dư nợ cho vay DNNVV tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNNVV. Chỉ tiêu này phản ánh dư nợ cho vay DNVVN chiếm bảo nhiêu % trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

- Vòng quay vốn tín dụng.

Vòng quay vốn tín dụng dùng để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng cho vay trong việc đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng. Chỉ số này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng. Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguồn vốn ngân hàng phát ra đó luôn chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá của doanh nghiệp. Với một số vốn nhất định nhưng do tốc độ vòng quay vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng có khả năng đáp ứng nhiều hơn nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp và tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực khác.

- Nợ xấu( Nợ nhóm 3,4,5)

Nợ xấu của DNNVV là chỉ tiêu biểu thị quan hệ tín dụng ngân hàng không hoàn hảo khi doanh nghiệp vay vốn không thực hiện được nghĩa vụ trả

nợ cho ngân hàng đúng thời hạn. Gia tăng nợ xấu là điều mà các ngân hàng không mong muốn vì nợ xấu phát sinh sẽ làm gia tăng chi phí của ngân hàng như chi phí đòi nợ, chi phí xử lý tài sản bảo đảm… Chỉ tiêu này thường được ngân hàng xác định vào một thời điểm nhất định, thường vào cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm.

Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng đang gặp khó khăn. Cụ thể ngân hàng có nguy cơ mất vốn, khả năng thanh toán lợi nhuận của ngân hàng suy giảm.

Tuy nhiên nếu chỉ căn cứ vào tỷ lệ nợ xấu để đánh giá chất lượng cho vay sẽ dẫn đến kết luận không thật đầy đủ. Cần xem xét các nguyên nhân môt cách rõ ràng và trong từng trường hợp cụ thể. Và tỷ lệ nợ quá hạn thấp có thể

do doanh số cho vay của ngân hàng thấp hoặc doanh số cho vay tăng nhanh hơn nhiều lần so với nợ quá hạn. Mặt khác việc doanh số cho vay tăng quá

nhanh cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro lớn cho ngân hàng, do vậy để đánh giá toàn diện chất lượng cho vay của ngân hàng cần phải xem xét các chỉ tiêu khác thích hợp nhằm thu được hiệu quả cao từ hoạt động cho vay như mở

rộng đối tượng cho vay, tăng dư nợ và giảm chi phí hoạt động cho vay. Trong

điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay hầu hết thu nhập của ngân hàng là từ hoạt động cho vay. Do vậy trước khi sinh lời đạt mục tiêu đề ra sẽ

là điều kiện thuận lợi cho ngân hàng phát triển. Tuy nhiên ngân hàng không nên quá chú trọng vào việc mở rộng dư nợ cho vay và cắt giảm chi phí hoạt

động cho vay và điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của ngân hàng. Mà chất lượng cho vay chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao mức sinh lời của ngân hàng đồng thời bảo đảm an toàn vốn cho ngân hàng.

- Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro.

Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Ngân hàng nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt

động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Quyết định số

22/VBHN-NHNN ngày 04 tháng 06 năm 2014 của Ngân hàng nhà nước về

Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tô chức tín dụng.

Tỷ lệ trích lập dự phòng như sau:

Nợ nhóm 1- nợ đủ tiêu chuẩn: 0% Nợ nhóm 2- nợ cần chú ý: 5% Nợ nhóm 3- nợ dưới tiêu chuẩn: 20% Nợ nhóm 4- nợ nghi ngờ: 50% Nợ nhúm 5- nợ có khả năng mất vốn: 100%.

Các ngân hàng phải thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng và xử lý rủi ro theo đúng quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro theo đúng quy định cũng phản

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại agribank chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)