5. Kết cấu của chuyên đề
3.2.3. Sơ lược tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Agribank
3.2.3.1 Hoạt động huy động vốn
Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian (2017-2019)
Đơn vị: tỷđồng
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số tiền TT(%) Số tiền TT (%) Số tiền TT(%)
Tổng NVHĐ 12,330 100% 14,378 100% 16,431 100% - TG không KH 1,145 9.3% 1,408 9.8% 1,440 8.8% - TG dưới 12 tháng 5,813 47.1% 5,864 40.8% 6,078 37.0% - TG 12-24 tháng 5,331 43.2% 7,039 49.0% 8,729 53.1% - TG từ 24 tháng 41 0.3% 67 0.5% 184 1.1%
(Nguồn: BC tổng kết từ năm 2017-2019 của Agribank Thái Nguyên)
Nguồn vốn là nền tảng cho hoạt động ngân hàng. Mặc khác các NHTM hoạt động theo nguyên tắc “đi vay để cho vay” nên công tác huy động vốn không đơn thuần là chức năng mà còn là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Agribank tỉnh Thái Nguyên cùng hệ thống chi nhánh sâu rộng của mình đó huy động được nguồn vốn lớn với mức tăng trưởng khá cao qua các năm.
Nhìn chung qua các năm, doanh số huy động vốn tăng ổn định, đến thời
điểm 31/12/2019 tổng vốn huy động đạt 10.395 tỷ đồng , tăng 11,1% so với năm 2018. Hoạt động huy động vốn của Agribank tỉnh Thái Nguyên khá đa dạng và hiệu quả bằng các nghiệp vụ mở tài khoản và nhận tiền gửi tiết kiệm
của tất cả các tổ chức và dân cư trong, ngoài nước theo các hình thức không kỳ
hạn, có kỳ hạn bằng VND hay ngoại tệ. Tổ chức phát hành các loại chứng chỉ
tiền gửi, kỳ phiếu và tín phiếu ngân hàng cùng các hình thức huy động vốn khác như tiếp nhận vốn tài trợ, vốn uỷ thác đầu tư từ NHNN, từ Chính phủ hay các tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài. Đáng chú ý nhất trong vòng 3 năm qua, tỷ trọng của tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng gia tăng, đây hệ quả do sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, ứng dụng tài chính của Ngân hàng, các ứng dụng Fintech của bên thứ ba được đầu tư và hoàn thiện trong vòng 3 năm trở lại đây đã tạo nên sự gia tăng của xu hướng tiền gửi thanh toán không kỳ hạn này.
3.2.3.2 Hoạt động tín dụng
Bảng 3.2: Hoạt động tín dụng tại Agribank tỉnh Thái Nguyên (từ 2017-2019)
Đơn vị: Tỷđồng
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
DS cho vay 14.719 16.760 17.132
DS thu nợ 13.030 15.473 16.650
Dư nợ 10.152 11.430 11.912
(Nguồn: BC tổng kết từ năm 2017-2019 của Agribank Thái Nguyên)
Qua các năm, doanh số cho vay, thu nợ, tổng dư nợ của Agirbank tỉnh Thái Nguyên đều tăng.Năm 2018 doanh số cho vay của toàn chi nhánh tăng 2.041 tỷ đồng, tốc độ tăng đạt 13,9% so với năm 2017, tổng dư nợ năm 2018
đạt 11.430 tỷ tương ứng với tốc độ tăng 12,7%. Năm 2019 doanh số cho vay của toàn chi nhánh đạt 17.132 tỷ đồng, tăng 372 tỷ đồng, tốc độ tăng tương
ứng 2,2% ; tổng dư nợđạt 11.912 tỷđồng, tăng 4,2% so với năm trước.
Bên cạnh việc mở rộng thị phần cùng với mục tiêu phát triển từng thời kỳ, Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên cũng luôn quan tâm nâng cao chất lượng tín dụng và phấn đấu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Kết quả là không những doanh số cho vay tăng lên đáng kể mà doanh số thu nợ cũng khá khả
quan ở con số 16.760 tỷ đồng vào cuối năm 2018, tăng 13,9% so với năm 2017. Tuy tốc độ tăng trưởng chậm lại ở năm 2019 nhưng đây là chủ trương
đường lối của Ban lãnh đạo khi giảm tốc độ tăng trưởng và tập trung nâng cao chất lượng tín dụng nhiều hơn.
3.2.3.3. Kết quả kinh doanh
Bảng 3.3: Kết quả kinh doanh
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Tổng thu nhập 1.944.814 2.212.038 2.412.902
Tổng chi phí 1.602.307 1.800.549 1.960.802
Chênh lệch thu - chi 342.507 411.489 452.100
(Nguồn: BC tổng kết từ năm 2017-2019 của Agribank Thái Nguyên)
Lợi nhuận năm 2017 đạt 342.507 triệu đồng.
Lợi nhuận năm 2018 đạt 411/489 triệu đồng tăng 68.982 triệu đồng tương ứng 20% so với năm 2017
Lợi nhuận năm 2019 đạt 452.100 triệu đồng tăng 40.611 triệu đồng tương ứng 9,8% so với năm 2018.
Nhìn chung những năm gần đây, toàn nghành nói chung và Agribank nói riêng hoạt động kinh doanh rất ít thuận lợi, thị trường cạnh tranh gay gắt và có nhiều biến động, tuy nhiên bằng sự nỗ lực cũng như lợi thế về địa bàn Agribank vẫn đạt tăng trưởng lợi nhuận cũng như hoàn thành các mục tiêu
được giao.