5. Kết cấu của chuyên đề
1.4.3. Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
Nghiên cứu kinh nghiệm triển khai chính sách hỗ trợ tín dụng cho DNNVV của một số quốc gia cho thấy, ở các nền kinh tế dù phát triển hay
đang phát triển thì vai trò của DNNVV là hết sức quan trọng. Chính phủ các nước có những chính sách và bước đi phù hợp nhằm trợ giúp những khó khăn, bất lợi của khu vực DN này. Trong đó, hỗ trợ và tạo điều kiện để các DNNVV tiếp cận với nguồn vốn tín dụng được coi là vấn đề then chốt. Đối với Việt Nam, có thể học hỏi một số kinh nghiệm phù hợp với điều kiện cụ
thể của đất nước và đặc điểm của DNNVV Việt Nam như sau:
Thứ nhất, đánh giá đúng mức vai trò quan trọng và vị trí của DNNVV trong phát triển kinh tế. Thực tế, trong quá trình phát triển kinh tế, không chỉ
có DN lớn mà phải quan tâm phát triển DNNVV, bởi hệ thống DN này có vai trò hết sức quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động.
Thứ hai, thành lập nhiều tổ chức chuyên trách hỗ trợ các DNNVV trên nhiều lĩnh vực. Các tổ chức chuyên trách này hỗ trợ các DNNVV vượt qua các khó khăn về tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực, thị trường, chất lượng sản phẩm… theo hướng khuyến khích DNNVV phát triển. Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cần được thực hiện nhất quán, linh hoạt, có hiệu quả và xuyên suốt quá trình phát triển của hệ thống DNNVV.
Thứ ba, hỗ trợ tín dụng không nên triển khai một cách đại trà, cần có chọn lọc, có trọng tâm, trọng điểm. Để chọn lọc được đúng đối tượng, các tiêu chí chọn lựa cần được thực hiện công khai, minh bạch và hiệu quả.
Thứ tư, việc hỗ trợ doanh nghiệp DNNVV tiếp cận tín dụng cần được nhìn nhận như một cấu phần trong hệ thống hỗ trợ tổng thể cho DNNVV. Nếu việc hỗ trợ tín dụng tiến hành riêng lẻ, không kèm theo các chương trình hỗ
trợ khác như nâng cao năng lực, đào tạo, ưu đãi thuế, tài chính và các chương trình cải thiện môi trường kinh doanh thì hiệu quả sẽ tương đối giới hạn.
Thứ năm, cần có sự phối hợp, chia sẻ thông tin của các cơ quan hỗ trợ
từ cấp trung ương đến địa phương như ngân hàng, các quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ hỗ trợ phát triển DN, các tổ chức thẩm định, các hợp tác xã... Việc làm này đóng vai trò quan trọng nhằm giảm thiểu rủi ro do thông tin bất đối xứng và lựa chọn nghịch.
Thứ sáu, trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, để hỗ trợ DNNVV tiếp cận các nguồn tài chính, tín dụng cần tích cực triển khai các giải pháp công nghệ mới nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của chương trình.
Tóm lại, để nâng cao hiệu quả thực thi các chính sách hỗ trợ, Nhà nước cần chỉ đạo và điều phối các cơ quan chức năng xây dựng các chính sách hỗ
trợ cũng như luật hóa các chính sách này phù hợp với từng thời kỳ và đặc
điểm của nền kinh tế.
1.4.4. Kinh nghiệm thực tế tại đơn vị công tác
Với kinh nghiệm thực tế của bản thân đã công tác hơn ba năm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và đặc biệt với bốn năm làm việc trong lĩnh vực tín dụng doanh nghiệp cho thấy tín dụng là xương sống là vấn đề sống còn của một tổ chức tín dụng. Tín dụng đóng vai trò chủ đạo và luôn là lĩnh vực tiên phong trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì lợi nhuận mang lại từ lĩnh vực này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu lợi nhuận. Trong hoạt động tín dụng nói chung thì các ngân hàng thường phân chia ra hai mảng là tín dụng cá nhân và tín dụng doanh nghiệp. Việc ưu tiên phát triển tín dụng cá nhân hay doanh nghiệp là do định hướng của mỗi ngân hàng, điều này phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố như chu kỳ kinh tế, giai đoạn phát triển của tổ chức tín dụng đó, cũng như mục tiêu kỳ vọng cần đạt được là gì trong kế hoạch chiến lược. Trên thực tế đối với tín dụng doanh nghiệp luôn đóng vai trò rất quan trọng bởi đây là nhóm thành phần kinh tế vô cùng quan trọng đặc biệt là trong giai đoạn quá độ lên xã hội chủ nghĩa với việc tồn tại dưới nhiều loại hình doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty hợp danh.. .trong các doanh nghiệp nói riêng thì tỷ lệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa lên đến hơn 90%. Bên cạnh đó, theo nhiều thống kê thì tỷ lệ doanh số cho vay đối với nhóm khách hàng này luôn chiếm trên 60% tổng doanh số cho vay của hầu hết các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Bằng trải nghiệm của bản thân đã trải qua rất nhiều các vị trí công tác khác nhau từ chuyên viên quan hệ khách hàng đến hỗ trợ tín dụng khách hàng và trưởng nhóm khách hàng doanh nghiệp tác giả nhận thấy đa phần các khách hàng doanh nghiệp quan tâm đến khả năng tiếp cận vốn của các tổ
chức tín dụng như thế nào. Việc này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ
chính sách của nhà nước và chính phủ, các quy định hiện hành của ngân hàng nhà nước Việt Nam và cả của chính các tổ chức tín dụng đó. Việc tăng trưởng tín dụng chính là việc tìm kiếm và tiếp cận nhiều khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vốn và đáp ứng được điều kiện vay vốn của ngân hàng để từ đó số
tiền phát vay ra ngày càng nhiều hơn, bền vững và đảm bảo an toàn chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó với việc những năm gần đây ngành ngân hàng tăng trưởng rất nóng bằng việc hàng loạt ngân hàng TMCP được cấp phép chấp thuận hoạt động thì sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trở nên rất gay gắt. Các ngân hàng ban hành hàng loạt các chính sách vay vốn ưu đãi dành cho các khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa như lãi suất thấp, tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo cao, áp dụng chính sách tín dụng tín chấp không có tài sản đảm bảo, giải ngân vốn vay linh hoạt và hàng loạt các dịch vụ chăm sóc
khách hàng. Chính vì vậy muốn tăng trưởng tín dụng trước hết ngân hàng cần có những giải pháp nghiên cứu các chính sách thực thi riêng cho từng đối tượng khách hàng, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm duy trì sự ổn định và bền vững đối với lượng khách hàng cũ và thu hút sự chú ý của các khách hàng mới tới thương hiệu và uy tín của ngân hàng. Đồng thời vấn đề
nhân sự và công nghệ cũng là những yếu tố then chốt để có thể giúp việc bán hàng cũng như vận hành một cách tốt nhất.
CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm địa bàn tỉnh Thái Nguyên
a. Đặc điểm tự nhiên và vị trí địa lý
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ, có tổng dân số là 1,158.43 nghìn người với diện tích tự nhiên là 3,526.20 km2, chiếm khoảng 1.08% diện tích và 1.31% dân số cả nước năm 2010. Về mặt hành chính, sau khi chia tỉnh (theo quyết định của kỳ họp thứ
10 Quốc hội khoá IX) Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: 02 thành phố
Thái Nguyên và Thành phố Sông Công, 01 thị xã Phổ Yên và 6 huyện: Phú Bình, Đồng Hỷ,Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương, với tổng số 180 xã, phường và thị trấn, trong đó có 14 xã vùng cao, 106 xã vùng núi, còn lại là các xã trung du và đồng bằng.
Tỉnh Thái Nguyên giáp Bắc Kạn ở phía Bắc, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang ở phía Tây, Lạng Sơn, Bắc Giang ở phía Đông và Thủ đô Hà Nội ở
phía Nam. Với vị trí địa lý như vậy, Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng trung du miền núi Bắc Bộ và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi Bắc Bộ với vùng đồng
bằng Bắc Bộ. Sự giao lưu này được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ,
đường sắt, đường sông hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu mối.
Đường quốc lộ số 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên chạy qua thành phố Thái Nguyên là cửa ngõ phía Nam nối Thái Nguyên với Hà Nội, các tỉnh đồng bằng sông Hồng, với các tỉnh khác trong cả nước, đồng thời còn là cửa ngõ phía Bắc qua tỉnh Bắc Kạn lên Cao Bằng thông sang biên giới Trung Quốc. Các quốc lộ 37, 1B cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch giao thông quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh. Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều, Lưu Xá - Kép -
Đông Triều nối với khu công nghiệp Sông Công, khu Gang Thép và thành phố Thái Nguyên.
Nằm ở phía Bắc của thủ đô Hà Nội, Thái Nguyên là một trong những cửa ngõ thuận lợi của thủ đô Hà Nội. Tỉnh có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các mối liên kết về du lịch, dịch vụ với các địa phương lân cận trong và ngoài vùng (Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang...). Tỉnh có vị trí và
điều kiện giao thông thuận lợi để giao lưu kinh tế và văn hoá với các địa phương khác. Tốc độ tăng trưởng cao của tỉnh trong giai đoạn đến năm 2020 theo dự báo sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của các địa phương khác trong vùng, góp phần nâng cao vai trò, vị trí của vùng.Vị trí này đã và đang tạo điều kiện cho Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế vùng miền núi Bắc Bộ, đặc biệt với tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đã được xây dựng xong và đi vào hoạt động.
b.Đặc điểm kinh tế chính trị xã hội
- Dân số khoảng1,15 triệu người, tập trung đông nhất ở thành phố
Thái Nguyên với 244,160 người và ít nhất ở thị xã Sông Công với 49,447 người. Mật độ dân số trung bình trong tỉnh là 322 người/km2, mật độ dân số
cao nhất ở thành phố Thái Nguyên là 1,378 người/km2 và thấp nhất ở huyện Võ Nhai là 76 người/km2 mật độ dân số này thuộc loại cao so với các tỉnh miền núi Bắc Bộ.
-Thu nhập bình quân đầu người trên cả tỉnh năm 2015 ~ 86 triệu
đồng/năm, năm 2016 ~93 triệu đồng/năm.
-Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 đến năm 2015 đạt bình quân 13,1%. Và kế hoạch của tỉnh 05 năm tiếp theo từ năm 2015 đến 2020 đạt bình quân tăng trưởng 10%/năm.
-Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp và xây dựng chiếm 53% ; Dịch vụ chiếm 36%; Nông - lâm - thủy sản và một số lĩnh vực khác chiếm 11%.
-Giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm dự kiến sẽ tăng khoảng 15% -Tỉnh đã quy hoạch được 06 khu công nghiệp và 32 cụm công nghiệp với diện tích 2.638 ha, thu hút được 178 dự án trong và ngoài nước đi vào hoạt động ở trong các khu công nghiệp và cụm công nghiệp này
2.1.Nội dung nghiên cứu
Đề tài này đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng là DNNVV tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên là gì?
-Những giải pháp nào để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng là DNNVV tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới?
2.2.Phương pháp nghiên cứu
2.2.1Phương pháp thu thập thông tin
Thông tin thứ cấp được thu thập qua các tài liệu, báo cáo của Agribank, của ngân hàng nhà nước, báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ
và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Những số liệu này đã được Ngân hàng nhà nước, Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, và các doanh nghiệp xử lý, phân tích và tổng hợp, độ tin cậy của số liệu ở mức cao.
2.2.2Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
Từ các số liệu sơ cấp thu thập được, tác giả tiến hành chọn lọc, tổng hợp các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học và cần thiết để tiến hành phân tích
Từ các số liệu thứ cấp thu thập được là số liệu tuyệt đối tác giả thực hiện tính toán ra số liệu tương đối như tỷ trọng, tốc độ, số bình quân...để có thểđánh giá vấn đề dưới nhiều khía cạnh.
2.2.3Phương pháp thống kê kinh tế
Sử dụng phương pháp thống kê để hệ thống hóa các số liệu theo từng năm, từng mốc thời gian, thống kê số liệu theo từng ngành, từng lĩnh vực, trên cơ sở các tài liệu, hồ sơ thu thập được.
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu như: số tuyệt
đối, số tương đối, số trung bình. mô tả ý nghĩa của từng chỉ số phản ánh quy mô, chất lượng, hiệu quả và biến động của hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, từ đó chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng và dự
báo được xu hướng phát triển.
2.2.5Phương pháp phân tích và so sánh
Là phương pháp dùng một giá trị làm mốc để quy chiếu các giá trị khác với giá trị đã được chọn làm mốc. Sau khi tính toán số liệu tiến hành so sánh số liệu qua các năm, từ đó đánh giá sự tăng hay giảm, tốt hay xấu, thu hẹp hay mở rộng các chỉ tiêu như dư nợ cho vay, doanh số cho vay, chất lượng tín dụng, hay số lượng khách hàng DNNVV qua các năm nghiên cứu.
2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Các chỉ tiêu phản ánh quy mô và tốc độ
Tăng trưởng tín dụng có thể được đo bằng nhiều chỉ số định lượng, phản ánh chính xác mức tăng lên qua từng thời kỳ. Các chỉ tiêu phản ánh sự
tăng lên của tổng mức dư nợ, doanh số cho vay:
* Chỉ tiêu dư nợ cuối kỳ: Là tổng số tiền còn nợ của tất cả các khách hàng vay vốn tại một thời điểm nhất định, thông thường sử dụng thời điểm cuối năm tài chính để chốt số liệu. Chỉ tiêu này phản ánh quy mô dư nợ của ngân hàng và được ghi nhận trên bảng tài sản của bảng cân đối kế toán.
của tất cả các khách hàng vay vốn trong một khoảng thời gian nhất định, thông thường sử dụng niên độ là một năm tài chính để đánh giá. Nếu chỉ tiêu này càng cao cho biết vòng quay vốn của ngân hàng nhanh, tốc độ luân chuyển vốn lớn và phân nào phản ánh số lượng khoản vay có kỳ hạn ngắn chiếm tỷ trọng lớn.
*Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ
(Dư nợ năm nay - Dư nợ năm trước)
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) = --- x 100% Dư nợ năm trước
*Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (DSCV) (%)
(DSCV năm nay - DSCV năm trước)
Tỷ lệ tăng trưởng DSCV (%) = ... x 100% DSCV năm trước
- Cả hai chỉ tiêu trên dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng (tỷ lệ tăng trưởng DSCV tương tự như
tỷ lệ tăng trưởng dư nợ, nhưng bao gồm toàn bộ dư nợ cho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dư nợ cho vay trong năm đã thu hồi).
- Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.
*Số lượng khách hàng được vay vốn: