5. Kết cấu của chuyên đề
3.3.2 Thực trạng chất lượng tín dụng DNNVV tại chi nhánh Agribank
Tốc độ tăng dư nợ qua 3 năm 2017-2019 có sự biến động khác nhau. Năm 2018 có tốc độ tăng trưởng cao hơn 2019, mức tăng so với năm trước của 2018 là 66 tỷ đồng còn năm 2019 chỉ tăng có 64 tỷ, tốc độ tăng cũng giảm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn mức bình quân tăng trưởng tín dụng cho thấy sự quan tâm của Agribank trong tháo gỡ vướng mắc, khó khăn tiếp cận vốn của DNNVV.
3.3.2 Thực trạng chất lượng tín dụng DNNVV tại chi nhánh Agribank tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên
3.3.2.1.Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng đối với cho vay DNNVV
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng cho vay đối với DNNVV của chi nhánh Agribank tỉnh Thái Nguyên. Ta có bảng số liệu sau:
Bảng 3.12: Vòng quay vốn tín dụng cho vay DNNVV
Đơn vị: Tỷđồng
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 DS thu nợ DNNVV Tr đồng 2.795 2.987 3.226 Dư nợ bình quân DNNVV Tr đồng 1.282 1.366 1.431 Vòng quay vốn tín dụng cho vay DNNVV Vòng 2,18 2,19 2,25
( Nguồn - báo cáo kết quả tín dụng chi nhánh Agribank tỉnh Thái Nguyên năm 2017-2019)
Năm 2017 số vòng quay vốn tín dụng đối với DNNVV đạt 2,18 vòng. Năm 2018 số vòng quay vốn tín dụng đối với DNNVV tăng nhẹ so với năm 2017 là 0,01 vòng.
Năm 2019 số vòng quay vốn tín dụng đối với DNNVV tiếp tục tăng 0,06 vòng tương ứng với tốc độ giảm là 0,16%.
Qua bảng số liệu ta thấy vòng quay vốn tín dụng đối với cho vay DNNVV có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Hệ số vòng quay vốn tín dụng phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng. Xu hướng tăng lên của hệ số
này đã phản ánh tốc độ tăng của doanh số thu nợ nhanh hơn tốc độ tăng của dư nợ bình quân, các DNNVV có xu hướng chuyển dịch sang vay vốn ngắn hạn, tốc độ luân chuyển vốn cao hơn.
3.3.2.2 Tình hình nợ xấu cho vay DNNVV ( nợ phân loại nhóm 3+4+5)
Khi phân tích tình hình và chất lượng cho vay DNNVV thì cần phải nghiên cứu nợ xấu của khối doanh nghiệp này. Nếu như chỉ mở rộng cho vay là một mặt tích cực của vấn đề thì tình hình nợ xấu sẽ phản ánh mặt kia của vấn đề đó. Nếu muốn xét chất lượng cho vay thì ta cần phải quan tâm tới mọi mặt kể cả tích cực lẫn tiêu cực, có như vậy mới đánh giá toàn diện vấn đề.
Bảng 3.13: Nợ xấu cho vay DNNVV
Đơn vị: Tỷđồng
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) Dư nợ DNNVV 1.333 100 1.399 100 1.463 100 Tổng nợ xấu 8,3 0,62 7,3 0,52 9,0 0,61 Nợ nhóm 3 5,2 0,39 4,9 0,35 6,9 0,47 Nợ nhóm 4 0 0 1,3 0,09 1,4 0,09 Nợ nhóm 5 3,1 0,23 1,1 0,08 0.7 0,05
( Nguồn - Báo cáo tổng kết cho vay DNNVV 2017-2019 Agribank tỉnh Thái Nguyên )
Năm 2018 tổng số nợ xấu cho vay DNNVV giảm so với năm 2017 về cả mặt số lượng và tỷ lệ %, nợ xấu năm 2018 chiếm 0,52% trong tổng dư nợ cho vay DNNVV, tỷ lệ này thấp hơn sơ với năm 2017 là 0,62%, điều này cho thấy năm 2018 dù tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp nhưng các phương án tích cực nhằng giải quyết nợ xấu đã có những kết quả nhất định.
Năm 2019 tỉ lệ nợ xấu đã có dấu hiệu gia tăng trở lại, chiếm đến 0,61% tổng dư nợ cho vay DNNVV, đây là kết quả ngoài mong muốn của chi nhánh, do những tác động xấu từ nền kinh tế trong nước do bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại thế giới.
Qua bảng số liệu ta thấy nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) chiếm tỷ
lệ thấp nhất. Tuy nhiên, Ngân hàng vẫn phải chú ý tới nhóm nợ này vì độ rủi ro của nó đối với ngân hàng là lớn nhất, ngân hàng phải chú ý tiến hành xử lý rủi ro.
Nhìn chung nợ xấu, nợ quá hạn tập trung chủ yếu vào khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 3 năm đều là 100%. Điều này cho thấy việc mở
rộng cho vay DNNVV ngoài quốc doanh còn cần phải chú ý, xem xét nhiều khi cho vay các dự án của họ, để nâng cao hơn chất lượng cho vay DNNVV.
Tuy nhiên thì ngân hàng cũng đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực để
khắc phục tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn. Tập trung thu hồi nợ gốc, một phần lãi, thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng đối vớ những doanh nghiệp phát sinh nợ xấu. Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro theo đúng quy định của ngân hàng Nhà Nước và quy định của cấp trên.
Bảng 3.14 Nợ xấu DNNVV theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)
Tổng nợ xấu 8,3 100 7,3 100 9,0 100
Nợ xấu DNNVV Nhà
nước 0 0 0 0 0 0
Nợ xấu DNNVV Ngoài
quốc doanh 8,3 100 7,3 100 9,0 100
(Nguồn-Báo cáo tổng kết cho vay DNNVV 2017-2019 Agribank tỉnh Thái Nguyên )
3.3.2.3.Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro cho vay DNNVV.
Bảng 3.15: Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro cho vay DNNVV
Đơn vị: Tỷđồng
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Trích lập dự phòng 7,2 6,6 7,5
Xử lý rủi ro 2,0 1,2 1,5
(Nguồn :báo cáo tổng kết cho vay DNNVV của AgribankThái Nguyên năm 2017-2019)
Hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn những yếu tố rủi ro, đặc biệt và thường xuyên là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng, theo khái niệm cơ bản nhất, là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụđối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng. Chính ví vậy trong những năm hoạt động của mình chi nhánh Agribank tỉnh Thái Nguyên luôn thực hiện đúng các quy định về phòng ngừa và hạn chế rủi ro đó là trích lập dự phòng cho phân loại các nhóm nợ theo tiêu chí do NHNN quy
định và tiến hành xử lý rủi ro theo quy định, đồng thời tích cực thu nợ những khoản nợđã xư lý rủi ro. Sau đây là một số kết quảđạt được.
Chi nhánh thực hiện việc trích lập dự phòng đầy đủ và đúng theo các quy định và văn bản chính sách. Việc xử lý các khoản nợ rủi ro cũng được thực hiện đúng.
Trích lập dự phòng tăng giảm được tính toán trên sự biến động của số
nợ xấu các năm điều này phần nào cho thấy việc phân nhóm nợ chính xác và chặt chẽ hơn, tuy nhiên cũng là do các nhóm nợ xấu, có nguy cơ mất vốn cao lại tăng. Đây là một vấn đề ngân hàng cần xem xét
Xử lý rủi ro cũng giảm, năm 2018 giảm so với 2017 là do năm 2018 nợ
xấu cho vay khối DNNVV có tỷ trọng giảm đi so với năm 2017. Trong năm 2018 chi nhánh Agribank tỉnh Thái Nguyên đã xử lý rủi ro trên 2 doanh nghiệp.
Năm 2019 xử lý rủi ro tăng so với 2018, tỉ lệ này tăng theo diễn biến của tỉ lệ nợ xấu năm 2019. Nhìn chung tỷ lệ trích lập dự phòng tăng cho thấy phần nào việc phân tách chính xác các nhóm nợ, cùng với việc chủđộng trích lập dự phòng, do đó giúp chi nhánh chủ động hơn trong việc giải quyết các khoản nợ xấu cũng như nâng cao sức khỏe ngân hàng.
Xử lý rủi ro các DNNVV chủ yếu là các DNNVV ngoài quốc doanh,
điều này phù hợp với các nhận xét đã nêu ở trên vì khối doanh nghiệp này có nợ xấu có nguy cơ mất vốn lớn. Chi nhánh Agribank tỉnh Thái Nguyên cần chú trọng tới nâng cao chất lượng cho vay DNNVV thuộc khối DNNVV ngoài quốc doanh, để có những biện pháp khác phục những điểm còn tồn tại trong chất lượng cho vay DNNVV để từ đó mở rộng cho vay mà vẫn có hiệu quả tốt và chất lượng.
3.3.3 Các yếu tố tác động tới chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại Agribank – Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.