Phương pháp thống kê kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại agribank chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 45)

5. Kết cấu của chuyên đề

2.2.3Phương pháp thống kê kinh tế

Sử dụng phương pháp thống kê để hệ thống hóa các số liệu theo từng năm, từng mốc thời gian, thống kê số liệu theo từng ngành, từng lĩnh vực, trên cơ sở các tài liệu, hồ sơ thu thập được.

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu như: số tuyệt

đối, số tương đối, số trung bình. mô tả ý nghĩa của từng chỉ số phản ánh quy mô, chất lượng, hiệu quả và biến động của hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, từ đó chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng và dự

báo được xu hướng phát triển.

2.2.5Phương pháp phân tích và so sánh

Là phương pháp dùng một giá trị làm mốc để quy chiếu các giá trị khác với giá trị đã được chọn làm mốc. Sau khi tính toán số liệu tiến hành so sánh số liệu qua các năm, từ đó đánh giá sự tăng hay giảm, tốt hay xấu, thu hẹp hay mở rộng các chỉ tiêu như dư nợ cho vay, doanh số cho vay, chất lượng tín dụng, hay số lượng khách hàng DNNVV qua các năm nghiên cứu.

2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Các chỉ tiêu phản ánh quy mô và tốc độ

Tăng trưởng tín dụng có thể được đo bằng nhiều chỉ số định lượng, phản ánh chính xác mức tăng lên qua từng thời kỳ. Các chỉ tiêu phản ánh sự

tăng lên của tổng mức dư nợ, doanh số cho vay:

* Chỉ tiêu dư nợ cuối kỳ: Là tổng số tiền còn nợ của tất cả các khách hàng vay vốn tại một thời điểm nhất định, thông thường sử dụng thời điểm cuối năm tài chính để chốt số liệu. Chỉ tiêu này phản ánh quy mô dư nợ của ngân hàng và được ghi nhận trên bảng tài sản của bảng cân đối kế toán.

của tất cả các khách hàng vay vốn trong một khoảng thời gian nhất định, thông thường sử dụng niên độ là một năm tài chính để đánh giá. Nếu chỉ tiêu này càng cao cho biết vòng quay vốn của ngân hàng nhanh, tốc độ luân chuyển vốn lớn và phân nào phản ánh số lượng khoản vay có kỳ hạn ngắn chiếm tỷ trọng lớn.

*Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ

(Dư nợ năm nay - Dư nợ năm trước)

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) = --- x 100% Dư nợ năm trước

*Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (DSCV) (%)

(DSCV năm nay - DSCV năm trước)

Tỷ lệ tăng trưởng DSCV (%) = ... x 100% DSCV năm trước

- Cả hai chỉ tiêu trên dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng (tỷ lệ tăng trưởng DSCV tương tự như

tỷ lệ tăng trưởng dư nợ, nhưng bao gồm toàn bộ dư nợ cho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dư nợ cho vay trong năm đã thu hồi).

- Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.

*Số lượng khách hàng được vay vốn:

(Số KHĐVV năm nay - Số KHĐVV năm trước) Tỷ lệ tăng trưởng số KHĐVV (%) = --- x 100%

Số KHĐVV năm trước

- Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng của ngân hàng qua các thời kỳ, cho thấy khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng trong thời gian qua.

*Tỷ lệ nợ quá hạn (%)

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn ( % ) = ... x 100 Tổng dư nợ

- Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn

đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.

- Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

- Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại.

- Khi phân tích các chỉ tiêu trên đây, tác giả so sánh số liệu từng chỉ

tiêu so với các năm liền kề trước đó (ít nhất là 3 năm, tốt nhất là 5 năm) để

thấy được sự tăng trưởng, cũng như hiệu quả tín dụng của ngân hàng qua các năm (phương pháp so sánh liên hoàn).

*Tỷ lệ nợ xấu (%)

Tổng nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu( % ) = ... x 100 Tổng dư nợ

- Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ

xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về

nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.

-Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại.

CHƯƠNG III

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI AGRIBANK

CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1.1 Thc trng hot động sn xut kinh doanh ca DNNVV 3.1.1.1. Khái quát hot động SXKD cua DNNVV 3.1.1.1. Khái quát hot động SXKD cua DNNVV

Kinh tế - xã hội nước ta 6 tháng đầu năm 2020 diễn ra trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Những nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Cộng đồng chung châu Âu đang đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế

sâu, tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua; thương mại toàn cầu tiếp tục suy giảm, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, giá dầu thô giảm mạnh do nhu cầu sử dụng hạn chế; thất nghiệp tăng cao. Theo các tổ chức quốc tế và thể chế tài chính, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2020. Cùng với đó, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp diễn, căng thẳng chính trị gia tăng giữa Mỹ - Iran, bất đồng nội bộ trong tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và trên bán đảo Triều Tiên đã tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam. Trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ kết quả tăng trưởng tích cực năm 2019, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường làm tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao. Bên cạnh đó, hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra sớm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng, dịch tả lợn châu Phi chưa được khống chế hoàn toàn. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt

tháng đầu năm 2020 có khoảng 52.227 doanh nghiệp ở Việt Nam giải thể hoặc ngừng hoạt động tăng 10% so với cùng kỳ năm 2019, trong sốđố doanh nghiệp vừa và nhỏ giải thể chiếm hơn 90% tổng số. 3.1.1.2 Nhng khó khăn ca DNNVV gp trong quá trình hot động SXKD - DNNVV ít vốn và khả năng tiếp cận vốn hạn chế Tình trạng ít vốn, khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn đang là rào cản lớn nhất cho sự phát triển của DNNVV Việt Nam.

- Tình trạng công nghệ lạc hậu

Hiện nay, máy móc, thiết bị đang được sử dụng ở các doanh nghiệp có

đến 70% thiết bị máy móc thuộc thế hệ những năm 60- 70, trong đó có hơn 60% đã hết khấu hao, gần 50% máy móc cũ được tân trang lại để dùng, việc thay thế chỉ đơn lẻ từng bộ phận, chắp vá thiếu đồng bộ. Tình trạng máy móc có tuổi thọ trung bình trên 20 năm chiếm khoảng 38% và dưới 5 năm chỉ

chiếm có 27%. Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư cho đổi mới công nghệ rất thấp, chưa đến 1 % tổng doanh thu... Trình độ thiết bị công nghệ trong các DNNVV ngoài nhà nước chỉ bằng 5% mức trang bị kỹ thuật trong các doanh nghiệp công nghiệp lớn... Thực trạng này đang đặt ra những thách thức lớn

đối với năng lực cạnh tranh của khu vực DNNVV, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.

- Năng lực quản trị doanh nghiệp yếu

Đối với các DNNVV Việt Nam, trình độ, năng lực tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế trong quản trị doanh nghiệp có hạn chế rất lớn, nhiều doanh nghiệp chưa có chiến lược kinh doanh mà vẫn chủ yếu kinh doanh dựa trên kinh nghiệm, kinh doanh theo phi vụ. Các chiến lược phân phối, chiến lược truyền thông và xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam cũng còn nhiều yếu kém: tầm hoạt động và mạng lưới phân phối sản phẩm hẹp; hoạt động xúc tiến thương mại còn giản đơn, sơ lược và không có hiệu quả thiết thực; chi phí

cho hoạt động xúc tiến thương mại chỉ dưới 1% doanh thu (so với tỷ lệ 10%

đến 20% của doanh nghiệp nước ngoài).

- Hạn chế trong tiếp cận nguồn nguyên vật liệu giá cạnh tranh và chưa có thương hiệu doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đa số các doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào. Công nghiệp chế tạo vẫn chủ yếu là gia công lắp ráp. Nhiều sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm có sự tăng trưởng cao (hàng da giày, dệt may, chế biến thực phẩm, ô-tô, xe máy) đều phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và bán thành phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Trong khi đó, giá cả các loại nguyên vật liệu này trên thế giới tăng cao thời gian qua, làm cho nhiều nhóm sản phẩm có tỷ

trọng chi phí nguyên vật liệu khá cao, chiếm hơn 60% giá thành sản phẩm.

Đối với các DNNVV tình hình còn xấu hơn, do các doanh nghiệp này quy mô nhỏ, vị thế yếu, nếu không có hình thức liên kết hợp tác thích hợp để mua nguyên vật liệu thì sẽ luôn ở thế bất lợi trong đàm phán về giá cả.

- Chất lượng lao động thấp

Thách thức rất lớn của DNNVV là chất lượng nhân lực thấp. Đội ngũ

chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý doanh nghiệp rất thiếu kiến thức quản trị và kỹ năng, kinh nghiệm quản lý. Có thể nói, đa số các chủ doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp tư nhân chưa được đào tạo một cách bài bản về kiến thức kinh doanh, quản lý, kinh tế - xã hội, văn hóa, luật pháp... và kỹ năng quản trị kinh doanh, nhất là kỹ năng kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế. Điều đó thể hiện rõ trong việc nhiều doanh nghiệp chưa chấp hành tốt các quy định về thuế, quản lý nhân sự, quản lý tài chính, chất lượng hàng hóa, sở

hữu công nghiệp, trong khi hầu hết lao động trong các DNNVV lại chưa qua

đào tạo và thường kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau.

3.1.2 Thc trng tiếp cn ngun vn vay ngân hàng ca DNNVV

Ở Việt Nam, thông qua khảo sát 996 DN, Ngân hàng Thế giới (năm 2015) ghi nhận: Tiếp cận tài chính là nhân tố cản trở kinh doanh lớn nhất của

DN Việt Nam, với 22% số DN Việt Nam lựa chọn yếu tố này, cao gấp đôi DN khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. Tương tự, kết quả khảo sát 2.600 DNNVV thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương, UNU-WIDER và Viện Nghiên cứu Lao động và Xã hội (2016) cho thấy, mặc dù chỉ số tiếp cận tín dụng

được cải thiện nhưng các DN vẫn cho rằng, vốn và tiếp cận tài chính là trở

ngại lớn nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, theo số liệu từ Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, mặc dù tỷ trọng cung ứng vốn cho nền kinh tế thông qua kênh thị trường tài chính tăng từ 21,6% trong năm 2012 lên mức 36,9% vào cuối năm 2018, tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn thấp nếu so với tỷ trọng cung ứng vốn cho nền kinh tế từ các tổ chức tín dụng (TCTD). Cụ thể, đến hết năm 2018, tỷ lệ cung ứng vốn từ

các TCTD đạt mức 63,1%, và số liệu này phản ánh thực trạng lệ thuộc vào nguồn vốn vay TCTD của phần lớn các DN nói chung và DNNVV nói riêng.

Xác định được tầm quan trọng của việc tiếp cận tín dụng đối với sự tồn tại và phát triển của DNNVV, thời gian qua, Chính phủ, các bộ ngành chức năng và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho đối tượng này. Cụ thể, về mặt pháp lý, Luật Hỗ trợ DNNVV đã được Quốc hội ban hành vào tháng 6/2017, trong đó quy định rõ việc hỗ trợ tiếp cận tín dụng cho các DNNVV thông qua chính sách tăng dư nợ cho vay theo từng thời kỳ

và cấp bảo lãnh tín dụng tại Quỹ Bảo lãnh tín dụng DNNVV. Về nguồn cung vốn, các TCTD cũng tích cực và chủ động tiếp cận khu vực DNNVV để cho vay và báo cáo định kỳ thực trạng và khó khăn liên quan để tìm giải pháp khắc phục.

Số liệu báo cáo từ các TCTD đến hết tháng 2/2019 cho thấy, tín dụng đối với lĩnh vực DNNVV đạt trên 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 9,32% so với cùng kỳ

năm 2018. Tính đến cuối tháng 6/2019, dư nợ cho vay DNNVV tăng 6,03% (năm 2018 tăng 15,57%, chiếm 18,2%). Cùng với các kênh trên, khá nhiều

chương trình, dự án hỗ trợ tín dụng nói chung và hỗ trợ tín dụng cho DNNVV nói riêng đã được xây dựng và triển khai như: Chương trình ưu đãi tài chính cho ngành công nghiệp hỗ trợ; Chương trình bảo lãnh vay vốn cho dự án sử

dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các DNNVV từ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia…

Như vậy, thực trạng tín dụng cho khu vực DNNVV đã được quan tâm, phát triển tuy nhiên chưa tương xứng với tiềm năng của khu vực này, các nhóm nguyên nhân có thể kểđến như sau:

- Hệ thống chính sách, quy chế, quy định còn chưa thực sự hỗ trợ cho các DNNVV, một số quy chế về tài sản thế chấp đối với doanh nghiệp dân doanh quá chặt chẽ, thiếu bình đẳng trong khi các DN Nhà nước không cần thế chấp cũng có thể vay được những khoản vốn lớn; ngoài ra, các quy định về quyền sở hữu đất đai, về thủ tục, điều kiện bảo lãnh... cũng đang là những nguyên nhân khiến cho khối DNNVV khó tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng.

- Tình hình kinh tế khó khăn, từng ngân hàng cũng như toàn bộ hệ thống ngân hàng tập trung xử lí nợ xấu, các chính sách được đưa ra giải quyết lượng hàng tồn kho chưa thực sự phát huy hiệu quả, mặc dù lãi xuất đã ổn định trong những năm gần đầy, tuy nhiên các yêu cầu về tài sản thế chấp cũng như

phương án kinh doanh đòi hỏi có khắt khe hơn, không tương xứng với trình

độ hạn chế của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3.2 KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH AGRIBANK TỈNH THÁI NGUYÊN.

3.2.1 Lch s hình thành và phát trin

Nghịđịnh 53/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại agribank chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 45)