Thực trạng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của DNNVV

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại agribank chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 52)

5. Kết cấu của chuyên đề

3.1.2 Thực trạng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của DNNVV

Ở Việt Nam, thông qua khảo sát 996 DN, Ngân hàng Thế giới (năm 2015) ghi nhận: Tiếp cận tài chính là nhân tố cản trở kinh doanh lớn nhất của

DN Việt Nam, với 22% số DN Việt Nam lựa chọn yếu tố này, cao gấp đôi DN khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. Tương tự, kết quả khảo sát 2.600 DNNVV thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương, UNU-WIDER và Viện Nghiên cứu Lao động và Xã hội (2016) cho thấy, mặc dù chỉ số tiếp cận tín dụng

được cải thiện nhưng các DN vẫn cho rằng, vốn và tiếp cận tài chính là trở

ngại lớn nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, theo số liệu từ Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, mặc dù tỷ trọng cung ứng vốn cho nền kinh tế thông qua kênh thị trường tài chính tăng từ 21,6% trong năm 2012 lên mức 36,9% vào cuối năm 2018, tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn thấp nếu so với tỷ trọng cung ứng vốn cho nền kinh tế từ các tổ chức tín dụng (TCTD). Cụ thể, đến hết năm 2018, tỷ lệ cung ứng vốn từ

các TCTD đạt mức 63,1%, và số liệu này phản ánh thực trạng lệ thuộc vào nguồn vốn vay TCTD của phần lớn các DN nói chung và DNNVV nói riêng.

Xác định được tầm quan trọng của việc tiếp cận tín dụng đối với sự tồn tại và phát triển của DNNVV, thời gian qua, Chính phủ, các bộ ngành chức năng và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho đối tượng này. Cụ thể, về mặt pháp lý, Luật Hỗ trợ DNNVV đã được Quốc hội ban hành vào tháng 6/2017, trong đó quy định rõ việc hỗ trợ tiếp cận tín dụng cho các DNNVV thông qua chính sách tăng dư nợ cho vay theo từng thời kỳ

và cấp bảo lãnh tín dụng tại Quỹ Bảo lãnh tín dụng DNNVV. Về nguồn cung vốn, các TCTD cũng tích cực và chủ động tiếp cận khu vực DNNVV để cho vay và báo cáo định kỳ thực trạng và khó khăn liên quan để tìm giải pháp khắc phục.

Số liệu báo cáo từ các TCTD đến hết tháng 2/2019 cho thấy, tín dụng đối với lĩnh vực DNNVV đạt trên 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 9,32% so với cùng kỳ

năm 2018. Tính đến cuối tháng 6/2019, dư nợ cho vay DNNVV tăng 6,03% (năm 2018 tăng 15,57%, chiếm 18,2%). Cùng với các kênh trên, khá nhiều

chương trình, dự án hỗ trợ tín dụng nói chung và hỗ trợ tín dụng cho DNNVV nói riêng đã được xây dựng và triển khai như: Chương trình ưu đãi tài chính cho ngành công nghiệp hỗ trợ; Chương trình bảo lãnh vay vốn cho dự án sử

dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các DNNVV từ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia…

Như vậy, thực trạng tín dụng cho khu vực DNNVV đã được quan tâm, phát triển tuy nhiên chưa tương xứng với tiềm năng của khu vực này, các nhóm nguyên nhân có thể kểđến như sau:

- Hệ thống chính sách, quy chế, quy định còn chưa thực sự hỗ trợ cho các DNNVV, một số quy chế về tài sản thế chấp đối với doanh nghiệp dân doanh quá chặt chẽ, thiếu bình đẳng trong khi các DN Nhà nước không cần thế chấp cũng có thể vay được những khoản vốn lớn; ngoài ra, các quy định về quyền sở hữu đất đai, về thủ tục, điều kiện bảo lãnh... cũng đang là những nguyên nhân khiến cho khối DNNVV khó tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng.

- Tình hình kinh tế khó khăn, từng ngân hàng cũng như toàn bộ hệ thống ngân hàng tập trung xử lí nợ xấu, các chính sách được đưa ra giải quyết lượng hàng tồn kho chưa thực sự phát huy hiệu quả, mặc dù lãi xuất đã ổn định trong những năm gần đầy, tuy nhiên các yêu cầu về tài sản thế chấp cũng như

phương án kinh doanh đòi hỏi có khắt khe hơn, không tương xứng với trình

độ hạn chế của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại agribank chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)