Về hệ quả pháp lý của việc vi phạm điều kiện trong hợp đồng có điều kiện

Một phần của tài liệu Hợp đồng có điều kiện theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 59 - 111)

- Quy định pháp luật:

Trong phần quy định chung về hợp đồng của BLDS năm 2015 đã có quy định hệ quả pháp lý đối với hợp đồng có điều kiện khi điều kiện xảy ra, cụ thể ở khoản 1 Điều 120 là giao dịch sẽ phát sinh hoặc hủy bỏ và khoản 6 Điều 402 là hợp đồng sẽ được thực hiện hoặc không. Tuy nhiên, trong phần này chưa có quy định về hệ quả pháp lý cụ thể của việc vi phạm điều kiện. Theo khoản 1 Điều 351 BLDS năm 2015 thì “Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời

hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ”. Vì điều kiện trong hợp đồng có điều kiện có thể là nghĩa vụ mà các bên trong

hợp đồng cam kết thực hiện, do đó, vi phạm điều kiện có thể hiểu là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng hạn hoặc thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ như trong điều kiện. Ví dụ: Bà T đã cho anh H mượn đất canh tác với điều kiện anh H phải có nghĩa vụ phụng dưỡng bà T trong thời gian sống chung. Tuy nhiên, sau một thời gian sống chung thì hai bên xảy ra mâu thuẫn nên anh H không phụng dưỡng bà T như thỏa thuận. Như vậy, anh H đã vi phạm điều kiện trong hợp đồng cho mượn, khi đó, hệ quả pháp lý cụ thể trong trường hợp này sẽ như thế nào? Bà T có được yêu cầu anh H tiếp tục thực hiện điều kiện hoặc yêu cầu hủy bỏ hợp đồng, yêu cầu bồi thường thiệt hại?

Trong phần hợp đồng tặng cho có điều kiện, đã có quy định hai hệ quả cụ thể khi vi phạm điều kiện. Tại khoản 2 Điều 462 BLDS năm 2015 quy định: “Trường

hợp bên được tặng cho phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện”. Tuy nhiên, BLDS

chỉ dự liệu trường hợp bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà không dự liệu trường hợp bên tặng cho đã thực hiện một phần nghĩa vụ. Tại khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên

được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại”. Tuy nhiên, việc đòi lại tài sản tặng cho được dựa trên cơ chế

nào? Và nếu tài sản đã được chuyển giao cho chủ thể khác thì xử lý như thế nào thì điều khoản chưa đề cập.

- Thực tiễn áp dụng:

Thực tiễn đã có Tòa giải quyết các vấn đề đòi lại tài sản khi bên được tặng cho vi phạm điều kiện, cụ thể tại Bản án số: 43/2019/DS-ST ngày 28/8/2019 của TAND thành phố Tây Ninh “V/v tranh chấp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất”92.

Ni dung v án:

Ngày 03/11/2017, Bà L có tặng cho vợ chồng anh K, chị T 01 phần đất có diện tích 241,45 m2, thuộc thửa đất số 174, tọa lạc tại khu phố M, phường N, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh và nhà trên đất với điều kiện vợ chồng anh K, chị T phải có trách nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng bà L cho đến cuối đời, điều kiện này được thể hiện tại khoản 2.5 Điều 2 của Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đã được công chứng. Ngày 16/01/2019, chị T và anh K đã lập văn bản thỏa thuận để lại phần đất trên cho con là cháu D và thỏa thuận đã được chứng thực. Ngày 15/02/2019, anh K và chị T ly hôn, hiện anh chị không còn sống chung nhà, nên anh K và chị T sẽ không trực tiếp chăm sóc, phụng dưỡng bà L đến cuối đời theo điều kiện trong hợp đồng. Do đó, bà L khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất; buộc anh K và chị T có nghĩa vụ trả lại nhà và đất cho bà.

Hướng gii quyết:

Tòa án nhận định hợp đồng giữa các bên là hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện nhưng anh K, chị T đã vi phạm điều kiện. Do đó, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bị vô hiệu nên tờ thỏa thuận giữa anh K và chị T không có giá trị

pháp lý. Theo đó, Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà L: Tuyên bố hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa bà L với anh K và chị T là vô hiệu. Buộc anh K, chị T có nghĩa vụ giao trả tài sản cho bà L.

Nhn xét:

Bên tặng cho đã đưa ra yêu cầu hủy bỏ hợp đồng và đòi lại tài sản tặng cho do bên được tặng cho vi phạm điều kiện. Tuy nhiên, Tòa án đã cho phép bên tặng cho được đòi lại tài sản vì hợp đồng vô hiệu chứ không dựa vào việc hủy bỏ hợp đồng, có thể Tòa án đang xem điều kiện của các bên là điều kiện làm phát sinh hợp đồng. Ở góc độ pháp lý, hợp đồng không hợp pháp thì vô hiệu, mà trong trường hợp này, hợp đồng của các bên không vi phạm các điều kiện có hiệu lực tại Điều 117 BLDS năm 2015 nên hợp đồng hợp pháp. Vì điều kiện ở đây là để tặng cho tài sản nên các bên đã ngầm thỏa thuận điều kiện hủy bỏ rằng việc tặng cho sẽ không có ý nghĩa khi không chăm sóc, phụng dưỡng và nay việc này đã xảy ra nên việc tặng cho bị hủy bỏ. Do đó, mặc dù trong cả hai trường hợp, các bên đều phải hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận nhưng theo tác giả, trường hợp này Tòa án phải áp dụng cơ chế của hợp đồng bị hủy bỏ để bên tặng cho đòi lại tài sản theo khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015.

Song, Tòa án cũng cần phải xét anh K, chị T đã có chăm sóc, phụng dưỡng bà L trên thực tế chưa. Vì nếu anh K, chị T có chăm sóc, phụng dưỡng nhưng không thực hiện đến cuối đời thì trường hợp này không thuộc trường hợp “không thưc hiện” điều kiện như quy định tại khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015 mà là thực hiện không đầy đủ. Khi đó, vấn đề đặt ra là bà L đòi lại tài sản thì có phải thanh toán chi phí mà anh K, chị T đã bỏ ra để thực hiện điều kiện hay không. Bên cạnh đó, khi cho phép bên tặng cho đòi lại tài sản thì cần phải xem xét nguyên nhân không thực hiện điều kiện của bên được tặng cho (có thể việc vi phạm điều kiện là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên tặng cho) để đảm bảo được quyền lợi của tất cả các bên.

Ngoài ra, đối với thỏa thuận để lại quyền sử dụng đất cho cháu D. Đây là trường hợp sau khi tài sản tặng cho đã được chuyển quyền sở hữu nhưng nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành mà người được tặng cho đã tiếp tục chuyển quyền sở hữu cho người khác. Theo một tác giả: “Bên tặng cho không phải chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ do bên được tặng cho xác lập với bên thứ ba liên quan đến tài sản tặng

cho”93. Quan điểm đó là phù hợp, bởi vì “chừng nào điều kiện hủy bỏ chưa xảy ra, thì tư cách chủ sở hữu của người được tặng cho không trọn vẹn, hay đúng hơn, là một tư cách có điều kiện, một tư cách mong manh do sự tiềm ẩn của nguy cơ hủy bỏ”94. Tại Điều 954 BLDS Pháp cũng đã quy định về vấn đề này: “Trong trường hợp việc

tặng cho bị hủy bỏ vì các điều kiện kèm theo không được thực hiện, người tặng cho được trả lại các tài sản đã tặng cho và không bị ràng buộc bởi bất kì nghĩa vụ và hợp đồng thế chấp nào; người tặng cho có mọi quyền đối với người thứ ba đang chiếm giữ bất động sản tặng cho như đối với người được tặng cho”. Theo đó, có thể thấy,

bên tặng cho luôn có quyền đòi lại tài sản nếu bên được tặng cho không hoàn thành điều kiện kể cả trường hợp bên được tặng cho đã chuyển giao hay chưa chuyển giao tài sản cho bên thứ ba. Như vậy, hướng giải quyết của Tòa án về vấn đề này là hợp lý.

- Một số kiến nghị:

Thứ nhất, BLDS năm 2015 chưa có quy định về hệ quả pháp lý cụ thể của

việc vi phạm điều kiện trong phần quy định chung về hợp đồng, dẫn đến hướng giải quyết của Tòa có thể không chính xác. Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho các bên và hạn chế trường hợp các bên vi phạm điều kiện trong hợp đồng có điều kiện thì BLDS nên quy định về hệ quả pháp lý cụ thể.

Trong trường hợp, hợp đồng có điều kiện phát sinh thì cần phải xây dựng cơ chế tuyên hợp đồng vô hiệu khi điều kiện làm phát sinh hợp đồng không xảy ra như chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu.

Trong trường hợp, hợp đồng có điều kiện hủy bỏ thì có thể tiếp thu quy định tại Điều 1184 BLDS Pháp năm 1804: “Bên nào mà cam kết đối với họ không được thực hiện, thì có quyền yêu cầu bên vi phạm phải thực hiện hợp đồng nếu có thể được, hoặc yêu cầu hủy bỏ hợp đồng và bồi thường thiệt hại; Việc hủy bỏ hợp đồng phải do Tòa án quyết định. Tòa án có thể dành một thời hạn nhất định cho bên bị đơn để thực hiện nghĩa vụ tùy từng trường hợp cụ thể”95.

93 Bùi Ai Giôn, “Án lệ số 14/2017/AL - Một số vấn đề gợi mởvà đề xuất, kiến nghị”, Tạp chí Tòa

án Nhân dân điện tử,

https://tapchitoaan.vn/bai-viet/binh-luan-trao-doi-gop-y/an-le-so-142017al-mot-so-van-de-goi-mo- va-de-xuat-kien-nghi, truy cập ngày 15/6/2021.

94 Nguyễn Ngọc Điện (2016), tlđd (46), tr. 138.

95 Nhà pháp luật Việt - Pháp (2005), Bộ luật dân sự Pháp, Trương Quang Dũng dịch, Nxb. Tư pháp,

Ngoài ra, nếu việc vi phạm điều kiện do sự kiện bất khả kháng hoặc do lỗi của bên còn lại thì Tòa án nên vận dụng tương tự theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 351 BLDS năm 2015 để giải quyết.

Thứ hai, theo quy định tại khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015, nếu bên được

tặng cho đã thực hiện một phần nghĩa vụ thì bên tặng cho không được đòi lại tài sản, như vậy sẽ không bảo vệ được quyền lợi của người tặng cho. Song, nếu cho phép bên tặng cho đòi lại tài sản khi bên được tặng đã thực hiện một phần nghĩa vụ thì phải cho phép bên được tặng cho yêu cầu thanh toán các chi phí hợp lý mà họ đã bỏ ra để thực hiện nghĩa vụ. Vì mặc dù điều kiện chưa được thực hiện xong nhưng bên được tặng cho cũng đã bỏ ra một chi phí đáng kể để thực hiện điều kiện.

Bên cạnh đó, quy định không đề cập đến việc bên được tặng cho vi phạm điều kiện do sự kiện bất khả kháng là chưa hợp lý vì trường hợp này không thể được giải quyết như những trường hợp cố ý vi phạm điều kiện. Đồng thời, quy định không đề cập đến việc bên được tặng cho vi phạm điều kiện do lỗi của bên tặng cho là không đảm bảo được tính khách quan trong việc thực hiện điều kiện của các bên.

Do đó, khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015 nên được sửa lại để có sự thống nhất với Điều 351 BLDS năm 2015 và cân bằng được quyền lợi của các bên. Cụ thể:

Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện hoặc chỉ thực hiện một phần nghĩa vụ thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp việc không hoàn thành nghĩa vụ là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên tặng cho. Trường hợp bên tặng cho đòi lại tài sản khi bên được tặng cho đã thực hiện một phần nghĩa vụ thì bên được tặng cho có quyền yêu cầu bên tặng cho thanh toán chi phí tương ứng với phần nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.

Tương tự, khoản 2 Điều 462 BLDS năm 2015 cũng cần phải dự liệu trường hợp bên được tặng cho đã thực hiện một phần điều kiện. Cụ thể có thể bổ sung như sau:

Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ hoặc đã thực hiện một phần nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán chi phí tương ứng phần nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Bộ luật Dân sự năm 2015 ghi nhận về hợp đồng có điều kiện là nhằm điều chỉnh toàn diện các giao dịch phát sinh trong đời sống xã hội và nhằm tôn trọng những thỏa thuận hợp pháp của các bên. Tuy nhiên, vì quy định còn hạn chế nên thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng có điều kiện còn một số vướng mắc. Trong Chương 2 của khóa luận, tác giả đã chỉ ra một số điểm khó khăn, vướng mắc của Tòa án trong quá trình giải quyết tranh chấp về những vấn đề sau:

Thứ nhất, về trường hợp điều kiện không được ghi nhận trong hợp đồng; Thứ hai, về tính hợp pháp của điều kiện trong hợp đồng có điều kiện; Thứ ba, về việc xác định loại điều kiện trong hợp đồng có điều kiện;

Thứ tư, về hệ quả pháp lý của việc vi phạm điều kiện trong hợp đồng có điều kiện.

Những vướng mắc đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như từ phía chủ thể hợp đồng, từ cách giải quyết của Tòa án hay từ những quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu và quan trọng nhất vẫn xuất phát từ quy định của pháp luật. Chính vì thế, việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về hợp đồng có điều kiện là cần thiết.

Dựa trên những phân tích về quy định của pháp luật đối với hợp đồng có điều kiện đã được tìm hiểu ở Chương 1, đồng thời, thông qua việc phân tích một số Bản án, Quyết định của Tòa án, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn những quy định về hợp đồng có điều kiện, giúp hạn chế những tranh chấp cũng như giúp cho Tòa án đưa ra được những phán quyết công minh.

KẾT LUẬN CHUNG

Trên thực tế, hợp đồng có điều kiện rất phổ biến, xuất phát từ nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng mà các bên có thể đưa thêm một số điều kiện vào nội dung giao dịch, hình thành nên hợp đồng có điều kiện.

Với thực tế đó, để nâng cao tính toàn diện của pháp luật, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể khi tham gia và thực hiện hợp đồng có điều kiện, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có một số quy định về loại hợp đồng này. Tuy nhiên, các quy định còn khá chung chung và chưa đầy đủ, dẫn đến các bên trong hợp đồng dễ phát sinh tranh chấp và cơ quan xét xử gặp khó khăn khi giải quyết. Sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, tác giả đã đúc kết được trong khóa luận một số kết luận sau:

Thứ nhất, khóa luận đã trình bày được một số vấn đề cơ bản của hợp đồng có

điều kiện là khái niệm, chủ thể của hợp đồng có điều kiện, vấn đề điều kiện trong hợp đồng có điều kiện, hiệu lực của hợp đồng có điều kiện và việc thực hiện, chấm dứt loại hợp đồng này.

Thứ hai, khóa luận về cơ bản đã trình bày và phân tích được những vấn đề

liên quan đến điều kiện trong hợp đồng có điều kiện để làm rõ bản chất của hợp đồng

Một phần của tài liệu Hợp đồng có điều kiện theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 59 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)