Thực hiện và chấm dứt hợp đồng có điều kiện

Một phần của tài liệu Hợp đồng có điều kiện theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 41)

1.5.1. Thực hiện hợp đồng có điều kiện

Thực hiện hợp đồng là việc bên có nghĩa vụ phải làm hoặc không được làm một công việc nhất định theo đúng nội dung của hợp đồng. Hợp đồng có điều kiện phải tuân theo nguyên tắc thực hiện hợp đồng, các quy định về thực hiện và xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng như hợp đồng thông thường. Trong phạm vi khóa luận, tác giả sẽ trình bày về trường hợp các bên phải thực hiện theo đúng nội dung hợp đồng.

Thứ nhất, về hợp đồng có điều kiện phát sinh

Theo một tác giả, khi điều kiện làm phát sinh hợp đồng chưa xảy ra thì “tuy hợp đồng có thể đã được coi là giao kết nhưng vẫn chưa phát sinh và do đó, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ từ hợp đồng đó nếu như sự kiện mà các bên đã thỏa thuận không xảy ra”77. Tức là, lúc này hợp đồng các bên đã được giao kết nhưng chưa phát sinh hiệu lực nên các bên không bị ràng buộc theo nội dung hợp đồng mà các bên hướng tới. Ngược lại, khi điều kiện xảy ra thì hợp đồng có điều kiện sẽ phát sinh hiệu lực và các bên sẽ phải thực hiện hợp đồng.

Ví dụ 1: A và B giao kết hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng, các bên thỏa thuận hợp đồng này phát sinh nếu kiến trúc sư là C kiểm tra các vật liệu đó phù hợp với thiết kế của công trình. Ở đây, khi điều kiện “C kiểm tra các vật liệu đó phù hợp với thiết kế của công trình” chưa xảy ra, tức là chưa có sự kiểm tra của C hoặc là kiểm tra nhưng không phù hợp thì hợp đồng mua bán chưa phát sinh hiệu lực nên các bên không phải thực hiện hợp đồng. Ngược lại, khi C đã khẳng định các vật liệu phù hợp với thiết kế thì hợp đồng phát sinh hiệu lực và các bên sẽ phải thực hiện hợp đồng là A giao hàng hóa cho B và B trả tiền cho A.

Thứ hai, về hợp đồng có điều kiện thay đổi

Hợp đồng có điều kiện thay đổi là hợp đồng đã được giao kết và phát sinh hiệu lực, các bên có thể chưa thực hiện hoặc đang thực hiện hợp đồng. Bởi vì hợp đồng đã

có hiệu lực pháp luật nên các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Tuy nhiên, khi điều kiện chưa/không xảy ra thì các bên thực hiện hợp đồng theo những nội dung ban đầu như một hợp đồng thông thường mà không căn cứ vào điều kiện. Ngược lại, khi điều kiện đã xảy ra thì các bên phải thực hiện theo đúng nội dung hợp đồng mà các bên gắn với điều kiện.

Ví dụ 2: C cho D vay 100 triệu đồng, trong hợp đồng vay hai bên có thỏa thuận rằng C sẽ không tính lãi vay, D phải trả cho C số tiền là 25 triệu đồng/quý nhưng nếu dịch Covid-19 không chấm dứt trước ngày 31/12/2021 thì bắt đầu từ năm 2022, D chỉ phải trả 20 triệu đồng/quý. Ở đây, hợp đồng vay đã được giao kết và có hiệu lực, khi điều kiện chưa xảy ra thì D phải thực hiện hợp đồng là trả tiền cho C 25 triệu đồng/quý. Nhưng khi sự kiện “dịch Covid-19 không chấm dứt trước ngày 31/12/2021” đã xảy ra, tức là đến ngày 31/12/2021 dịch Covid-19 vẫn còn thì sang năm 2022, hợp đồng của các bên thay đổi, D chỉ phải trả 20 triệu đồng/quý.

Thứ ba, về hợp đồng có điều kiện chấm dứt

Tương tự hợp đồng có điều kiện thay đổi, hợp đồng có điều kiện chấm dứt là hợp đồng đã được giao kết và phát sinh hiệu lực. Theo một tác giả: “trong những trường hợp này, hợp đồng phát sinh hiệu lực một cách bình thường và các bên thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó theo thời hạn đã được xác định. Tuy nhiên, dù hợp đồng chưa hết hạn, nhưng nếu sự kiện đó xảy ra, thì hợp đồng đó vẫn chấm dứt kể từ thời điểm xảy ra sự kiện được xác định”78. Do đó, khi điều kiện chấm dứt

chưa/không xảy ra thì các bên vẫn phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết, tức là, việc đưa ra điều kiện làm chấm dứt hợp đồng không ảnh hưởng đến nội dung thực hiện hợp đồng của các bên. Ngược lại, khi điều kiện chấm dứt xảy ra thì các bên không phải thực hiện hợp đồng nữa.

Ví dụ 3: X cho Y thuê một thửa đất để trồng cây theo mùa vụ, giá thuê là 30 triệu/năm, trong hợp đồng thuê có ghi, hợp đồng này sẽ chấm dứt khi có người đặt cọc cho X để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất đó. Ở đây, khi điều kiện chưa/không xảy ra, tức là chưa/không có người đặt cọc cho thửa đất thì Y vẫn được quyền sử dụng thửa đất đó để canh tác.

1.5.2. Chấm dứt hợp đồng có điều kiện

Tùy từng căn cứ chấm dứt mà hợp đồng có điều kiện sẽ có hệ quả pháp lý khác nhau. Ở đây, tác giả trình bày trường hợp hợp đồng có điều kiện chấm dứt.

Thứ nhất, về hợp đồng có điều kiện phát sinh

Khi điều kiện chưa xảy ra, hợp đồng chưa phát sinh hiệu lực thì các bên cũng có thể thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng mà các bên hướng tới. Theo một tác giả: “Trên cơ sở tự do cam kết, thỏa thuận thì chúng ta cần chấp nhận các bên thỏa thuận hủy bỏ (chấm dứt) “dự án” của các bên”79. Trong ví dụ 1, nếu C chưa kiểm tra hàng hóa nhưng các bên có bất kì lý do nào đó không muốn tiếp tục việc mua bán hàng hóa với nhau thì các bên có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng đó mà không phải chịu trách nhiệm gì với nhau (vì hợp đồng chưa có hiệu lực). Nếu sau khi kiểm tra, C khẳng định các vật liệu không phù hợp với thiết kế của công trình thì hợp đồng mua bán đó vô hiệu.

Khi điều kiện xảy ra và hợp đồng đã có hiệu lực, hợp đồng chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện nhưng có một trong các căn cứ chấm dứt hợp đồng Điều 422 BLDS năm 2015 thì hợp đồng có điều kiện sẽ chấm dứt.

Thứ hai, về hợp đồng có điều kiện thay đổi

Khi điều kiện xảy ra thì một hoặc một vài nội dung hợp đồng thay đổi. Theo đó, các bên sẽ phải thực hiện những nội dung mới thay đổi nên những nội dung trước đó sẽ chấm dứt chứ hợp đồng giữa các bên chưa chấm dứt.

Hợp đồng có điều kiện thay đổi chỉ chấm dứt khi có một trong các căn cứ chấm dứt hợp đồng tại Điều 422 BLDS năm 2015 cho dù điều kiện chưa xảy ra hay đã xảy ra. Trong ví dụ 2, khi điều kiện làm thay đổi hợp đồng xảy ra, tức là đến ngày 31/12/2021 mà dịch Covid-19 vẫn còn thì thỏa thuận “D phải trả cho C số tiền là 25 triệu đồng/quý” sẽ chấm dứt, các bên không phải thực hiện thỏa thuận đó nữa. Khi đó, hợp đồng có điều kiện chưa chấm dứt, các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng theo nội dung đã thay đổi. Khi nào có căn cứ chấm dứt hợp đồng thì hợp đồng có điều kiện mới bị chấm dứt.

Thứ ba, về hợp đồng có điều kiện chấm dứt

Theo quy định của BLDS năm 2015 thì hợp đồng sẽ chấm dứt khi có một trong các căn cứ được liệt kê tại Điều 422, trong đó, tại khoản 7 là một quy định mở. Theo đó, hợp đồng có điều kiện chấm dứt sẽ thuộc “trường hợp khác do luật quy định”. Cụ thể, hợp đồng có điều kiện chấm dứt thì hợp đồng sẽ chấm dứt khi điều kiện đó xảy ra, tức là, cho dù hợp đồng chưa đến hạn chấm dứt theo các căn cứ được liệt kê cụ thể tại Điều 422 nhưng khi điều kiện chấm dứt hợp đồng xảy ra thì hợp đồng không

có giá trị nữa và các bên không phải thực hiện hợp đồng nữa. Trong ví dụ 3, khi có người đặt cọc để mua thửa đất đó thì hợp đồng thuê của X và Y sẽ chấm dứt, Y phải trả lại thửa đất cho X.

Hủy bỏ hợp đồng là một trong những trường hợp chấm dứt hợp đồng. Theo đó, khi điều kiện hủy bỏ chưa xảy ra thì các bên vẫn thực hiện nghĩa vụ của mình như bình thường. Nhưng khi điều kiện đó xảy ra, thì hợp đồng sẽ bị hủy bỏ. Tức là, điều kiện này làm cho hợp đồng đang tồn tại sẽ bị coi như không tồn tại nữa, khi đó, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Như vậy, thông qua những trường hợp dẫn đến việc các bên phải thực hiện theo đúng nội dung hợp đồng và những trường hợp chấm dứt hợp đồng, có thể thấy, tương ứng với mỗi loại điều kiện và mỗi giai đoạn của điều kiện mà việc thực hiện cũng như chấm dứt hợp đồng có điều kiện sẽ khác nhau.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã nghiên cứu một cách khái quát về những vấn đề lý luận cũng như những quy định của pháp luật về hợp đồng có điều kiện. Qua đó, tác giả rút ra được những được những vấn đề sau:

Thứ nhất, hợp đồng có điều kiện được hiểu là hợp đồng mà khi giao kết, bên

cạnh việc thỏa thuận về nội dung của hợp đồng thì các bên còn đưa ra những sự kiện nhất định là điều kiện để xác định việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, chủ thể của hợp đồng có điều kiện phải tuân theo các quy định về

chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng nói chung. Trong hợp đồng có điều kiện luôn có bên chủ thể đưa ra điều kiện và bên chủ thể chấp nhận điều kiện.

Thứ ba, điều kiện trong hợp đồng có điều kiện có thể hiểu là những dự liệu

về những sự kiện nhất định nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Các sự kiện đó có thể là những sự kiện trong tự nhiên hoặc có thể là hành vi của một hoặc nhiều bên trong hợp đồng cam kết thực hiện theo thoả thuận.

Về nội dung của điều kiện, điều kiện trong hợp đồng có điều kiện phải tuân thủ những yêu cầu pháp lý nhất định để đảm bảo tính hợp pháp và hạn chế những tranh chấp có thể xảy ra.

Về hình thức của điều kiện, điều kiện có thể được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào mà không nhất thiết phải tuân theo hình thức của hợp đồng có điều kiện, điều quan trọng là hình thức thể hiện điều kiện đó có thể kiểm chứng được.

Thứ tư, điều kiện được chia thành 3 loại: điều kiện làm phát sinh, điều kiện

làm thay đổi và điều kiện làm chấm dứt hợp đồng. Theo đó, hợp đồng có điều kiện sẽ phát sinh hiệu lực sau khi điều kiện phát sinh xảy ra. Hợp đồng có điều kiện sẽ phát sinh hiệu lực trước khi điều kiện thay đổi và điều kiện chấm dứt xảy ra.

Thứ năm, tương ứng với mỗi loại điều kiện và mỗi giai đoạn của điều kiện

mà việc thực hiện cũng như chấm dứt hợp đồng có điều kiện sẽ khác nhau.

Những phân tích trên đã phần nào làm rõ quy định của pháp luật về hợp đồng có điều kiện. Việc phân tích những vấn đề đó đóng vai trò quan trọng, là tiền đề để tìm hiểu thực tiễn áp dụng và có một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng có điều kiện được tác giả trình bày tại Chương 2.

CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CÓ ĐIỀU KIỆN

Khi xét xử, Tòa án phải giải quyết vụ việc một cách thấu đáo, có cơ sở pháp lý phù hợp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên. Để làm được điều đó, trước tiên cần phải có những quy định pháp luật hoàn thiện làm nền tảng vững chắc cho Tòa án đưa ra hướng giải quyết thuyết phục. Tuy nhiên, như đã phân tích ở Chương 1, những quy định về hợp đồng có điều kiện còn hạn chế. Do đó, trong chương này, thông qua việc phân tích một số Bản án, Quyết định của Tòa án áp dụng quy định pháp luật về hợp đồng có điều kiện mà tác giả sẽ đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn những quy định về hợp đồng có điều kiện.

2.1. Về trường hợp điều kiện không được ghi nhận trong hợp đồng

- Quy định pháp luật:

Để khẳng định hợp đồng của các bên là hợp đồng có điều kiện thì trước tiên phải xác định được giữa các bên có thỏa thuận về điều kiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp rất khó để xác định sự tồn tại của điều kiện.

Điều kiện là một nội dung của hợp đồng có điều kiện, cho nên, hình thức của điều kiện trong hợp đồng có điều kiện phải tương ứng với hình thức của hợp đồng, tức là, điều kiện phải được thể hiện theo hình thức của hợp đồng có điều kiện. Song, hợp đồng có điều kiện là một trong những loại hợp đồng chủ yếu và BLDS năm 2015 không có quy định riêng về hình thức của loại hợp đồng này. Do đó, cũng giống như hợp đồng nói chung, để có hiệu lực và thực hiện được trên thực tế thì hợp đồng có điều kiện cũng phải cần đáp ứng các điều kiện về hình thức, nội dung theo luật định. Theo BLDS năm 2015, hình thức của hợp đồng có thể được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. Về nguyên tắc, hình thức của hợp đồng do các bên lựa chọn, tuy nhiên, trong một số trường hợp được quy định tại BLDS và các luật chuyên ngành, hợp đồng phải được lập thành văn bản được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký.

- Thực tiễn áp dụng:

Trong thực tế, các bên thường thỏa thuận hình thức của điều kiện khác với hình thức của hợp đồng hoặc điều kiện không được ghi nhận trực tiếp trong hợp đồng. Ví dụ: các bên giao kết hợp đồng bằng văn bản nhưng điều kiện lại được thỏa thuận miệng với nhau hoặc điều kiện được thể hiện trong văn bản nhưng không được ghi nhận trực tiếp trong hợp đồng mà được ghi nhận trong các văn bản, giấy tờ khác liên

quan đến hợp đồng. Do đó, khi xảy ra tranh chấp, các đương sự sẽ không thống nhất lời khai về việc có tồn tại điều kiện hay không hoặc có sự thống nhất về việc có thỏa thuận điều kiện nhưng Tòa án sẽ lúng túng có công nhận điều kiện hay không, khi các bên không ghi nhận điều kiện trong hợp đồng.

Vì thực trạng đó, các Tòa án giải quyết tranh chấp gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và xảy ra tình trạng giải quyết trái ngược giữa các Tòa, có Tòa công nhận điều kiện, có Tòa bác điều kiện. Nhằm giải quyết các vướng mắc, bất cập này, Án lệ số 14/2017/AL đã công nhận điều kiện của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất mà điều kiện đó không được ghi trong hợp đồng.

Ni dung án l: Ông Quàng Văn P1 cho rằng việc ông tặng cho vợ chồng anh

Quàng Văn P2 là có điều kiện, đó là vợ chồng anh Quàng Văn P2 phải làm nhà cho ông ở, chăm sóc ông và bố, mẹ của ông, nhưng vợ chồng anh Quàng Văn P2 không thực hiện cam kết. Tuy anh Quàng Văn P2 không thừa nhận việc ông Quàng Văn P1 tặng cho có điều kiện, nhưng tại giấy ủy quyền ngày 25/3/2006, thể hiện ông Quàng Văn P1 ủy quyền cho anh Quàng Văn P2 xin giấy phép xây dựng... có trách nhiệm xây nhà trên lô đất 379B để ông Quàng Văn P1 ở, có trách nhiệm chăm sóc vợ chồng cụ K (là bố, mẹ của ông Quàng Văn P1). Tại bản Cam kết ngày 12/10/2006, anh Quàng Văn P2 có ghi “... Tôi được bố cho mảnh đất… tôi làm cam kết này với chính

quyền địa phương sẽ tiến hành xây dựng nhà ở cho bố tôi và không được chuyển

Một phần của tài liệu Hợp đồng có điều kiện theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 41)