Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng có điều kiện

Một phần của tài liệu Hợp đồng có điều kiện theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 39 - 41)

Việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng rất quan trọng vì kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên sẽ phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Theo khoản 1 Điều 401 BLDS năm 2015 thì hợp đồng được giao kết hợp pháp sẽ phát sinh hiệu lực và thời điểm có hiệu lực được xác định vào một trong ba thời điểm:

Thứ nhất, thời điểm giao kết hợp đồng

Khi các bên không có thỏa thuận và luật liên quan không có quy định khác, thì hợp đồng có hiệu lực vào thời điểm giao kết hợp đồng, thời điểm này thường là thời điểm các bên thỏa thuận xong nội dung của hợp đồng, tức là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng khác nhau tùy thuộc vào thể thức bày tỏ ý chí ra bên ngoài, cụ thể:

Nếu hợp đồng được thỏa thuận bằng lời nói thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận của bên đề nghị;

Nếu hợp đồng được giao kết bằng văn bản thì thời điểm giao kết là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản;

Nếu hợp đồng giao kết bằng thư tín, qua bưu điện thì hợp đồng được giao kết vào ngày bên đề nghị nhận được thư trả lời chấp nhận;

Nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định im lặng là đồng ý giao kết hợp đồng, thì hợp đồng được xem là đã giao kết tại thời điểm hết thời hạn trả lời mà bên được để nghị vẫn im lặng.

Thứ hai, thời điểm luật liên quan có quy định khác

Trong những trường hợp đặc thù, hợp đồng chưa có hiệu lực pháp lý vào thời điểm giao kết mà chỉ phát sinh hiệu lực tại thời điểm luật liên quan có quy định khác. Ví dụ các trường hợp quy định tại Điều 458, khoản 2 Điều 459, Điều 503 BLDS 2015.

Thứ ba, thời điểm do các bên thỏa thuận

Về nguyên tắc, hợp đồng có hiệu lực tại thời điểm giao kết, nhưng pháp luật còn cho phép các bên thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Khi các bên thỏa thuận hợp đồng có hiệu lực vào một thời điểm cụ thể khác với thời điểm giao kết thì hợp đồng sẽ có hiệu lực vào thời điểm đó. Ví dụ: A và B thỏa thuận rằng, hợp đồng tặng cho máy tính phát sinh hiệu lực vào thời điểm A mua được máy tính mới.

Quy định về trường hợp này còn có nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, theo giáo trình trường Đại học Luật TP.HCM, thỏa thuận của các bên không được trái bản chất của hợp đồng, không được nhằm mục đích lẩn tránh pháp luật. Các bên chỉ có thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng kể từ sau thời điểm hợp đồng được giao kết. Trường hợp thời điểm có hiệu lực của hợp đồng do luật liên quan quy định, thì các bên chỉ có thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng từ sau thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực do pháp luật quy định, trừ trường hợp vi phạm điều cấm của pháp luật71.

Hợp đồng có điều kiện sẽ phát sinh hiệu lực trước khi điều kiện làm thay đổi và điều kiện làm chấm dứt hợp đồng xảy ra. Việc đưa ra hai loại điều kiện đó không ảnh hưởng đến thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng vì hợp đồng đã có hiệu lực thì các bên mới phải thực hiện theo nội dung thay đổi hoặc chấm dứt hiệu lực. Như vậy, đối với hợp đồng có điều kiện làm thay đổi và điều kiện làm chấm dứt hợp đồng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được xác định như một hợp đồng thông thường là một trong ba thời điểm nêu trên.

Đối với hợp đồng có điều kiện phát sinh thì theo quan điểm của nhiều chuyên gia, khi điều kiện phát sinh xảy ra thì hợp đồng mới phát sinh hiệu lực, cụ thể: “Hợp đồng với các sự kiện là điều kiện phát sinh là hợp đồng đã được giao kết nhưng còn “chờ” điều kiện mới phát sinh hiệu lực, mới làm phát sinh hậu quả pháp lý”72. Tương tự, có quan điểm: “Trong trường hợp giao dịch dân sự có điều kiện phát sinh, việc xảy ra điều kiện đó sẽ làm phát sinh hiệu lực của giao dịch”73. Theo đó, “Thời điểm hợp đồng có điều kiện phát sinh hiệu lực là thời điểm hợp đồng đó đã được xác lập và điều kiện của hợp đồng đã xảy ra. Thiếu một trong hai yếu tố trên thì hợp đồng chưa có hiệu lực”74. BLDS Pháp cũng có quy định: “Nghĩa vụ có hiệu lực kể từ khi

thực hiện đầy đủ các điều kiện phát sinh”75. BLDS Nhật Bản có quy định về thời

điểm phát sinh hậu quả của điều kiện trong hợp đồng có điều kiện là thời điểm xảy ra điều kiện76. 71 Trường Đại học Luật TP.HCM (2017), tlđd (3), tr. 207. 72 Phạm Công Lạc (1998), tlđd (9), tr. 29. 73 Hoàng ThếLiên (2009), tlđd (7), tr. 292. 74 Lê Minh Hùng (2010), tlđd (1), tr. 94.

75 Article 1304-6 French Civil Code (as amended and added up to February 10, 2016),

https://www.legifrance.gouv.fr/codes/id/LEGITEXT000006070721/#/, truy cập ngày 17/5/2021.

Như vậy, thông qua việc thỏa thuận điều kiện làm phát sinh hợp đồng thì các bên đã thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là khi điều kiện xảy ra. Thời điểm này khác với thời điểm giao kết hợp đồng và cũng khác với thời điểm luật liên quan có quy định khác. Sau khi hợp đồng có hiệu lực thì hợp đồng sẽ bước vào giai đoạn thực hiện và chấm dứt, nội dung này được tác giả trình bày ở phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu Hợp đồng có điều kiện theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)