Khi các bên thỏa thuận sự kiện là điều kiện trong hợp đồng có điều kiện thì điều kiện đó có nội dung như thế nào, về vấn đề gì là tùy thuộc vào ý chí và sự thỏa thuận của các bên. BLDS không đặt ra yêu cầu cụ thể đối với điều kiện trong loại hợp
đồng này. Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc tự do thỏa thuận có tính chất tương đối nên không phải mọi sự thỏa thuận của các bên đều hợp pháp. Bên cạnh đó, dựa vào tính khả thi, hợp lý và bản chất của điều kiện mà “để đảm bảo tính hợp pháp và hạn chế những tranh chấp có thể xảy ra, điều kiện trong hợp đồng có điều kiện phải tuân thủ những yêu cầu pháp lý nhất định”41:
Thứ nhất, sự kiện được chọn là điều kiện phải không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Về nguyên tắc, các bên được tự do thỏa thuận nội dung trong hợp đồng nhưng quyền tự do đó phải trong một giới hạn nhất định. Cổ luật Việt Nam đã từng có các quy định hạn chế việc tự do trong một số giao dịch, cụ thể trong Bộ luật Hồng Đức:
“Những người bán ruộng đất ở bờ cõi cho người nước ngoài thì bị tội chém. Những người bán nô tỳ và voi ngựa cho người nước ngoài, thì bị tội chém”; “Những người chế tạo vật dụng trong cung vua, đem đồ vật ra ngoài mua bán, thì người mua người bán đều phải tội đồ; nếu việc nặng thì luận thêm tội”42. Ngày nay, pháp luật cũng đưa ra giới hạn cho việc tự do giao kết hợp đồng nhưng ở mức độ khái quát hơn, cụ thể tại Điều 4 BLDS năm 2005, khoản 2 Điều 3 BLDS năm 2015.
BLDS năm 2015 ghi nhận điều kiện tặng cho không được trái luật, trái đạo đức xã hội. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 462: “Điều kiện tặng cho không được vi phạm
điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội” nhưng quy định này được đặt trong
phần về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện, đây là một loại hợp đồng cụ thể của hợp đồng có điều kiện. Vậy, đối với điều kiện trong hợp đồng có điều kiện nói chung có phải đáp ứng yêu cầu này?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 BLDS năm 2015 thì “Mọi cam kết, thỏa
thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng” và theo điểm c khoản 1
Điều 117 BLDS năm 2015 thì “Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện
sau đây: Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”. Những quy định trên được đặt ra cho “mọi cam kết,
thỏa thuận” hay cho “giao dịch dân sự” mà điều kiện trong hợp đồng có điều kiện chính là những “cam kết, thỏa thuận” hay “giao dịch dân sự”. Tức là, điều kiện cũng
41 Trường Đại học Luật TP.HCM (2017), ttđd (3), tr. 141.
là một nội dung của giao dịch nên cũng phải đáp ứng yêu cầu là không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Theo một tác giả: “Nội dung của sự kiện là điều kiện không được vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội”43, yêu cầu này được dựa trên các quy định của BLDS năm 2005, các điều đó cũng tương ứng với quy định của BLDS năm 2015. Tuy nhiên, BLDS năm 2015 đã giới hạn phạm vi hạn chế quyền tự do thỏa thuận của các bên từ điều cấm của “pháp luật” thành điều cấm của “luật”. Bởi vì nguyên tắc tại khoản 2 Điều 14 Hiến Pháp 2013 là quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế bởi luật đã được khái quát hóa để áp dụng cho quyền của chủ thể trong quan hệ hợp đồng nên quy định mới của BLDS năm 2015 được dựa trên cơ sở này. Do đó, theo BLDS năm 2015, sự thỏa thuận của các bên không được vi phạm điều cấm của luật, còn các văn bản dưới luật không hạn chế quyền tự do thỏa thuận của các bên.
Điều 123 BLDS năm 2015 quy định: “Điều cấm của luật là những quy định
của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định; Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng”. Theo đó, các dạng điều kiện như xâm phạm tới quyền sở hữu tài sản,
quyền được sống của cá nhân, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác, … thì không được chấp nhận. Ví dụ: hợp đồng với điều kiện gây thương tích hoặc hủy hoại tài sản người khác; hợp đồng với điều kiện quỳ xuống van xin, chửi mắng người khác hoặc “hợp đồng với điều kiện ngăn cản cha mẹ và con cái sống chung”44 là những hợp đồng có điều kiện vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
Bên cạnh đó, cần xác định, việc đánh giá sự kiện là điều kiện có vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội hay không là căn cứ vào nội dung của điều kiện chứ không dựa vào cách thức thực hiện điều kiện hay quá trình xảy ra sự kiện. Ví dụ: Trong hợp đồng tặng cho tài sản, có thỏa thuận, A tặng cửa hàng cho B nếu C là mẹ của B nhập viện không thể tạo thu nhập. Sự kiện C nhập viện có thể do nhiều nguyên nhân, đây là điều kiện hợp pháp, khi sự kiện đó xảy ra thì hợp đồng tặng cho cửa hàng phát sinh. Nếu việc C nhập viện là do chính B đánh đập hoặc gây tai nạn thì sự kiện này vẫn là điều kiện hợp pháp nhưng hợp đồng không phát sinh do B thực hiện hành vi trái luật, trái đạo đức xã hội để thúc đẩy sự kiện xảy ra.
43 Trần ThịNhư Trang (2014), tlđd (38), tr. 14.
44 Hoàng Thế Liên (2009), Bình luận Khoa học Bộ luật dân sự năm 2005 (Tập 1), Nxb. Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội, tr. 298.
Có thể thấy, BLDS năm 2015 đã có quy định gián tiếp về yêu cầu này nhưng Bộ luật không dự liệu hậu quả pháp lý của điều kiện và hợp đồng khi điều kiện không đáp ứng được yêu cầu. Tại Điều 132 BLDS Nhật Bản có quy định điều kiện xâm phạm tới trật tự công cộng và đạo đức xã hội thì vô hiệu. Tác giả đồng ý với cách quy định về hậu quả pháp lý đó vì điều kiện mà các bên thỏa thuận là nội dung của giao dịch dân sự nên theo Điều 122, dẫn chiếu đến Điều 117 BLDS năm 2015 thì giao dịch dân sự đó sẽ bị vô hiệu. Bên cạnh đó, điều kiện trong loại hợp đồng này có quan hệ mật thiết với hợp đồng nên khi điều kiện vô hiệu thì hợp đồng cũng bị vô hiệu.
Thứ hai, sự kiện là điều kiện phải xuất hiện trong tương lai và có tính ngẫu nhiên hoặc không chắc chắn.
Theo Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng, tại Điều 16.101: “Nghĩa vụ hợp
đồng có thể được thực hiện có điều kiện nếu nó phụ thuộc vào một sự kiện trong tương lai và không chắc chắn”45. Tại Điều 120 BLDS năm 2015, có thể thấy, khả năng xảy ra của những sự kiện là điều kiện mang tính không chắc chắn. Theo đó, tại thời điểm thỏa thuận, các bên chỉ mới dự kiến khả năng hình thành và xuất hiện của những sự kiện trong tương lai. Theo một tác giả: “Chuyện của tương lai là sự kiện phải chưa xảy ra ở thời điểm xác lập giao dịch”46. Do đó, “các sự kiện mà các bên thỏa thuận có thể phát sinh trong tương lai nhưng có thể không phát sinh”47. Ví dụ:
A thỏa thuận cho B vay tiền nếu B trở thành nhân viên chính thức tại công ty của A. Sự kiện B trở thành nhân viên chính thức có thể xảy ra hoặc có thể vì lý do nào đó mà không xảy ra, các bên không biết được. Như vậy, tính ngẫu nhiên hoặc không chắc chắn của điều kiện được hiểu là những điều kiện có thể xảy ra hoặc có thể không xảy ra.
Theo một tài liệu: “Một sự kiện là điều kiện, phải là sự kiện của tương lai và không chắc chắn. Điều này không có nghĩa là sự kiện tương lai hoặc không chắc chắn mang tính khách quan. Nó chỉ đơn thuần có nghĩa là phải có sự không chắc chắn chủ quan. Các bên phải nghi ngờ tại thời điểm hợp đồng được xác lập”48. Theo đó có thể
45 Article 16.101 Principles of European Contract Law - PECL, https://www.trans-lex.org/400200/_/pecl/, truy cập ngày 09/5/2021.
46 Nguyễn Ngọc Điện (2016), Giáo trình luật dân sự (Tập 1), Nxb. Đại học Quốc gia TP. HCM, tr. 135.
47 Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ(Đồng chủbiên) (2017), tlđd (23), tr. 238.
48 Ashley, Clarence D., “Conditions in Contract”, Yale Law Journal, Vol. 14, p. 425-426,
https://heinonline.org/HOL/Page?handle=hein.journals/ylr14&id=434&collection=journals&index =, truy cập ngày 25/6/2021.
hiểu, đối với những sự kiện chắc chắn xảy ra tại một thời điểm cụ thể trong tương lai thì không thể xem là điều kiện, mà sự kiện đó chỉ là một mốc thời gian mà các bên đặt ra để hợp đồng phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt. Tuy nhiên, đối với những sự kiện là điều kiện chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai nhưng các bên không thể xác định được thời điểm cụ thể điều kiện xảy ra thì nó vẫn đáp ứng được tính ngẫu nhiên, không chắc chắn của điều kiện. Ví dụ: Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thỏa thuận, Công ty bảo hiểm sẽ chi trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng nếu người được bảo hiểm chết. Trường hợp này, sự kiện chết của người được bảo hiểm chắc chắn sẽ xảy ra nhưng các bên không biết được thời điểm cụ thể sự kiện này sẽ xảy ra. Bên cạnh đó, nếu các bên thỏa thuận những sự kiện đã xảy ra trước hoặc tại thời điểm giao kết cho dù các bên biết hoặc chưa biết về sự tồn tại của nó, tức là những sự kiện đã tồn tại trên thực tế vào thời điểm xác lập hợp đồng thì sự kiện đó không thể trở thành điều kiện. Lúc này, hợp đồng có sự kiện đó trở thành hợp đồng bình thường mà không phải là hợp đồng có điều kiện.
Đối với những sự kiện chắc chắn không xảy ra thì không được xem là điều kiện. Bởi vì, mục đích của việc giao kết hợp đồng có điều kiện là khi điều kiện đó xảy ra, hợp đồng sẽ phát sinh hoặc thay đổi hay chấm dứt. Do đó, nếu các bên đưa ra điều kiện mà chắc chắn không xảy ra thì việc giao kết hợp đồng này không có ý nghĩa. BLDS Nhật Bản quy định: “Nếu điều kiện không xảy ra đã trở nên chắc chắn ở thời
điểm xác lập hành vi pháp lý thì hành vi này bị coi là vô hiệu nếu kèm theo điều kiện khẳng định, và bị coi là không có điều kiện nếu kèm theo điều kiện phủ định”49. Ví dụ: A thỏa thuận hỗ trợ tiền sinh hoạt cho B nếu B thi đậu. Tuy nhiên, ngay tại thời điểm thỏa thuận B đã thi rớt, tức là sự kiện B thi đậu chắc chắn không xảy ra thì thỏa thuận này bị vô hiệu. Cũng trong trường hợp đó, nhưng nếu điều kiện là B thi rớt thì A không hỗ trợ tiền sinh hoạt thì hợp đồng này bị coi là không có điều kiện.
Đối với hậu quả pháp lý của điều kiện và hợp đồng khi điều kiện không đáp ứng được yêu cầu sự kiện là điều kiện phải xuất hiện trong tương lai, có tính ngẫu nhiên hoặc không chắc chắn thì có quan điểm: “Nếu sự kiện dự kiến chắc chắn xảy ra hoặc chắc chắn không xảy ra, thì việc áp đặt điều kiện trở nên vô nghĩa”50. Theo đó, những sự kiện không đáp ứng yêu cầu này thì không thể được xem là điều kiện và hợp đồng trở thành hợp đồng không có điều kiện.
49 Article 131.2 Japan Civil Code (1896),
http://www.moj.go.jp/content/000056024.pdf, truy cập ngày 09/5/2021.
Thứ ba, sự kiện là điều kiện phải có khả năng thực hiện/xảy ra được.
Trong hợp đồng có điều kiện các bên có thể tiên liệu các hiện tượng tự nhiên, dự liệu các sự kiện có thể xuất hiện trong xã hội hoặc có thể đưa ra các sự kiện do con người thực hiện để trở thành điều kiện, nhưng những sự kiện đó phải có khả năng thực hiện/xảy ra. Theo một tác giả “Sự kiện do các bên thỏa thuận được hiểu là những sự kiện phổ biến, biện chứng và thường xuất hiện trong quan hệ xã hội”51. Theo đó, nếu các bên chọn những sự kiện thuộc về thiên nhiên là điều kiện thì những sự kiện đó không được mang tính hoang tưởng mà phải có khả năng xảy ra trên thực tế, nếu các bên chọn hành vi của con người là điều kiện thì những sự kiện đó không được mang tính ảo tưởng, vượt quá khả năng của con người mà phải nằm trong khả năng thực hiện của con người. Ví dụ: A thỏa thuận với B, nếu B lấp được biển hoặc mặt trời mọc đằng tây thì A sẽ tặng toàn bộ tài sản của mình cho B. Những sự kiện đó là sự kiện hoang đường, phi lý nên không thể được chọn là điều kiện trong hợp đồng có điều kiện.
Về hợp đồng có điều kiện, pháp luật La Mã có quy định “Nếu các bên xác lập hợp đồng có điều kiện mà thỏa thuận về những điều mang tính hoang tưởng và vượt khả năng của con người thì thỏa thuận đó vô hiệu”52. Pháp luật Anh Mỹ có đề cập đến điều kiện bất khả thi, theo đó “Nếu việc thực hiện điều kiện là bất khả thi về mặt pháp lý hoặc vật lý tại thời điểm điều kiện được thực hiện, thì không có nghĩa vụ nào phát sinh, thậm chí không phải là trách nhiệm đối với người có nghĩa vụ.”53. BLDS Nhật Bản có quy định: “Hành vi pháp lý gắn với điều kiện không có khả năng thực
hiện sẽ bị vô hiệu”54. Có quan điểm cho rằng: “Những sự kiện hoang tưởng không thể xảy ra trong cuộc sống, thì không thể thỏa thuận làm điều kiện của giao dịch”55.
Theo đó, tác giả đồng ý những sự kiện không có khả năng thực hiện hoặc xảy ra thì không được xem là điều kiện, vì khi đưa ra những điều kiện là sự kiện không thể thực hiện được, không xảy ra được là không nhằm mục đích để hợp đồng được phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt, nếu các bên thỏa thuận những sự kiện đó là điều kiện thì thỏa thuận này vô hiệu và dẫn đến hợp đồng vô hiệu.
51 Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ(Đồng chủbiên) (2017), tlđd (23), tr. 239.
52 Trần Thị Thu Quỳnh, tlđd (11), truy cập ngày 10/5/2021.
53 Corbin, Arthur L., tlđd (24), p. 755, truy cập ngày 10/5/2021.
54 Article 133.1 Japan Civil Code (1896),
http://www.moj.go.jp/content/000056024.pdf, truy cập ngày 10/5/2021.
Thứ tư, sự xuất hiện hay không xuất hiện của điều kiện phải mang tính tự nhiên, khách quan.
Sự kiện mà các bên thỏa thuận làm điều kiện có thể là các hiện tượng tự nhiên, có thể là các sự vật, sự việc phát sinh trong đời sống xã hội, cũng có thể là sự kiện phát sinh từ hành vi của con người. Do đó, điều kiện do các bên thỏa thuận có thể mang tính khách quan, ví dụ: Công ty A và B ký kết hợp đồng dịch vụ du lịch, hai bên thỏa thuận Công ty A sẽ tổ chức cho gia đình của B du lịch vào ngày 25, 26 tháng 12 năm 2021 nếu vào thời gian đó dịch Covid-19 đã chấm dứt hoàn toàn. Điều kiện được các bên thỏa thuận cũng có thể mang tính chủ quan, ví dụ: C và D ký hợp đồng thuê nhà, hai bên thỏa thuận hợp đồng sẽ chấm dứt khi C sang Mỹ định cư.
Tuy nhiên, sự xuất hiện hay không xuất hiện của điều kiện phải mang tính tự nhiên, khách quan. Tính tự nhiên, khách quan ở đây không phải loại trừ sự hiện diện