Về việc xác định loại điều kiện trong hợp đồng có điều kiện

Một phần của tài liệu Hợp đồng có điều kiện theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 55 - 59)

- Quy định pháp luật:

Dựa trên từng căn cứ mà điều kiện có thể chia thành các loại có tên gọi khác nhau. Song, theo quy định tại khoản 6 Điều 402 BLDS năm 2015, có thể dựa vào hệ quả pháp lý của điều kiện mà điều kiện được chia thành: điều kiện làm phát sinh, điều kiện làm thay đổi và điều kiện làm chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, BLDS năm 2015 không có định nghĩa từng loại điều kiện, cho nên, các chủ thể chưa hiểu đúng về các loại điều kiện này. Trong khi đó, pháp luật một số nước có quy định cụ thể, ví dụ pháp luật Anh Mỹ có quy định về khái niệm điều kiện trong loại hợp đồng này, cụ thể về điều kiện phát sinh: “Một điều kiện phát sinh là sự kiện có ảnh hưởng, phải tồn tại trước khi có một vài quan hệ pháp luật mà chúng ta quan tâm. Quan hệ pháp luật phổ biến nhất khi thuật ngữ này được sử dụng là nghĩa vụ thực hiện tức thời và dứt khoát bởi người chấp nhận điều kiện hoặc nghĩa vụ phái sinh là bồi thường thiệt hại khi vi phạm nghĩa vụ thực hiện đó”; về điều kiện chấm dứt: “Một điều kiện chấm dứt là sự kiện dẫn đến chấm dứt một vài quan hệ pháp luật trước đó mà chúng ta quan tâm”89.

Hợp đồng đã đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi của luật đối với một hợp đồng có giá trị pháp lý như điều kiện về năng lực chủ thể, nội dung, sự tự nguyện, hình thức nhưng các bên thống nhất với nhau về hợp đồng sẽ phát sinh khi điều kiện xảy ra trong tương lai là các bên đang giao kết hợp đồng có điều kiện phát sinh. Tức là, các yếu tố của hợp đồng như: tài sản giao dịch, giá cả… đã được các bên thỏa thuận xong nhưng còn thiếu điều kiện để hợp đồng được phát sinh hiệu lực. Đối với điều kiện làm thay đổi hợp đồng thì điều kiện này liên quan trực tiếp đến vấn đề thực hiện hợp đồng, nghĩa là hợp đồng đã có hiệu lực, khi điều kiện này chưa/không xảy ra thì các bên thực hiện hợp đồng như đối với hợp đồng thông thường nhưng khi điều kiện này xảy

ra thì hợp đồng được thực hiện theo những nội dung thay đổi. Đối với điều kiện làm chấm dứt hợp đồng thì đây là những điều kiện khi chưa/không xảy ra thì các bên vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng cho đến khi có các căn cứ chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật, khi điều kiện này xảy ra thì hợp đồng chấm dứt hiệu lực cho dù hợp đồng chưa đến hạn chấm dứt theo các căn cứ được liệt kê cụ thể tại Điều 422 BLDS năm 2015.

- Thực tiễn áp dụng:

Khi phát sinh tranh chấp trong hợp đồng có điều kiện, các bên thường yêu cầu Tòa án giải quyết về hệ quả pháp lý của việc vi phạm điều kiện. Để có thể đưa ra hướng giải quyết chính xác thì Tòa án cần xác định được loại điều kiện vì mỗi loại điều kiện sẽ dẫn đến hệ quả khác nhau. Tuy nhiên, trong thực tế giải quyết tranh chấp, khi đề cập đến hợp đồng có điều kiện, Tòa án thường không xác định cụ thể loại điều kiện hoặc xác định loại điều kiện chưa chính xác. Điều đó có thể do chính cách giải quyết của Tòa án hoặc xuất phát từ các bên trong hợp đồng.

Trong Án lệ số 39/2020/AL, bên cạnh việc khẳng định có tồn tại hợp đồng có điều kiện thì Tòa án có đề cập đến loại điều kiện để xác định hệ quả pháp lý của hợp đồng. Cụ thể, Tòa án nhận định tồn tại giao dịch dân sự có điều kiện, khi điều kiện xảy ra thì giao dịch phát sinh hiệu lực. Như vậy, Tòa án đã chỉ ra rõ điều kiện các bên đặt ra là điều kiện phát sinh, vì điều kiện phát sinh không xảy ra nên Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu.

Tuy nhiên, có trường hợp Tòa án không xác định loại điều kiện nên có cách giải quyết chưa hợp lý, cụ thể tại Quyết định số: 245/2014/DS-GĐT ngày 11/06/2014 của Tòa Dân sự TAND tối cao “Về vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”90. Tòa án đã đưa ra các lập luận để cho thấy hợp đồng chuyển nhượng giữa các bên là vô hiệu:

(1)Tòa án khẳng định bản chất của hợp đồng giữa ông Tảo, bà Râng với ông Minh là thế chấp để vay tiền ngân hàng chứ không phải là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

(2)Ngoài ra, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Tảo, bà Râng với ông Minh là hợp đồng có điều kiện vì các bên thoả thuận sau 01 năm, nếu ông Tảo, bà Râng không trả được nợ sẽ chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hợp đồng thoả thuận ngày 16/10/2007 nhưng đến ngày 18/10/2007 trong khi điều kiện của hợp

đồng chưa đến thời hạn để thi hành thì các bên đã làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên là không đúng với mục đích của hợp đồng.

Theo tác giả, hợp đồng có điều kiện phát sinh là hợp đồng đã đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi của luật đối với một hợp đồng có giá trị pháp lý nhưng các bên thống nhất với nhau về hợp đồng sẽ phát sinh khi điều kiện xảy ra trong tương lai. Do đó, với lập luận đầu tiên thì hợp đồng đã vô hiệu vì giả tạo thì không thể khẳng định tiếp hợp đồng có điều kiện vô hiệu vì điều kiện chưa xảy ra. Nếu Tòa án theo hướng hợp đồng có điều kiện vô hiệu, khi đã xác định hợp đồng của các bên là hợp đồng có điều kiện thì Tòa án cần xác định loại điều kiện cụ thể để xét hệ quả pháp lý của hợp đồng. Cụ thể, khi điều kiện các bên thỏa thuận là loại điều kiện làm phát sinh hợp đồng và các bên có thỏa thuận thời hạn cho điều kiện nên trường hợp này điều kiện được xem là chưa xảy ra thì hợp đồng không phát sinh hiệu lực. Do đó, Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu chứ không vì các bên làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là không đúng mục đích nên hợp đồng vô hiệu.

Trong một số trường hợp, khi đề cập đến điều kiện, các bên không quy định cụ thể loại điều kiện. Bởi vì điều kiện có thể thỏa thuận dưới bất kỳ hình thức nào, có thể là thỏa thuận minh thị hoặc ngầm định. Cùng với đó, vì các bên trong hợp đồng thường chưa nắm rõ về luật nên khi soạn thảo không thể chuẩn xác để cho phép xác định ngay rằng đây là hợp đồng có điều kiện và loại điều kiện cụ thể. Thực trạng này được thể hiện trong vụ việc sau:

Ni dung v án:

Tháng 11/2008, vợ chồng ông H lập hợp đồng tặng cho và giao toàn bộ diện tích đất và căn nhà cho vợ chồng con trai là anh Đ quản lý, sử dụng với điều kiện anh chị phải cấp dưỡng 500.000 đồng/tháng cho ông bà và có trách nhiệm mai táng khi ông bà mất. Hợp đồng được lập thành 3 bản, có người làm chứng và chứng thực của UBND xã. Tuy nhiên, từ tháng 3/2009 vợ chồng anh Đ không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nên vợ chồng ông H khởi kiện yêu cầu hủy bỏ việc tặng cho nhà đất và buộc vợ chồng anh Đ phải trả lại toàn bộ tài sản tặng cho91.

Hướng gii quyết:

91 https://tapchitaichinh.vn/thi-truong-tai-chinh/tang-cho-nha-dat-luat-thieu-rach-roi-toa-kho-thong- nhat-65089.html, truy cập ngày 15/6/2021.

Tòa án cấp sơ thẩm đã bác yêu cầu của vợ chồng ông H vì cho rằng hợp đồng tặng cho nhà đất nêu trên đã có hiệu lực pháp luật (được chứng thực và thực tế hai bên đã chuyển quyền sở hữu và sử dụng).

Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện, tuyên bố hủy hợp đồng tặng cho nhà đất vì cho rằng hợp đồng này chưa có hiệu lực pháp luật và vợ chồng ông H đã thay đổi ý chí, không đồng ý tiếp tục tặng cho nhà đất nữa nên chấm dứt việc tặng cho.

Nhn xét:

Tòa án hai cấp đã có cách lập luận khác nhau để xem xét yêu cầu khởi kiện. Tòa án cấp sơ thẩm đã không xem xét đến điều kiện của các bên đã thỏa thuận. Ngược lại, Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện theo hướng điều kiện các bên thỏa thuận là điều kiện làm phát sinh hợp đồng nên điều kiện chưa xảy ra thì hợp đồng chưa phát sinh hiệu lực. Do đó, các bên được thay đổi ý chí để đòi lại tài sản. Tuy nhiên, theo tác giả, trường hợp này hợp đồng của các bên đã phát sinh hiệu lực (được chứng thực và thực tế hai bên đã chuyển quyền sở hữu và sử dụng), cho nên điều kiện các bên thỏa thuận không phải là điều kiện làm phát sinh hợp đồng mà là điều kiện hủy bỏ việc tặng cho tài sản.

- Một số kiến nghị:

Khi phân loại điều kiện, pháp luật các nước thường có các quy định cụ thể về từng loại điều kiện. Trong khi đó, BLDS năm 2015 chỉ dừng lại ở việc liệt kê loại điều kiện mà chưa có các quy định để hiểu rõ về từng loại điều kiện. Do đó, các chủ thể áp dụng pháp luật không quan trọng việc xác định loại điều kiện hoặc xác định chưa chính xác cho nên đưa ra hướng giải quyết chưa thuyết phục.

Việc hiểu đúng bản chất của điều kiện có ý nghĩa thực tiễn khi xem xét giải quyết tranh chấp. Vì các loại điều kiện khác nhau sẽ đem đến hệ quả pháp lý khác nhau. Do đó, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao cần có văn bản hướng dẫn cho những nội dung sau:

Thứ nhất, hướng dẫn các Tòa án, khi giải quyết tranh chấp, bên cạnh việc

khẳng định giữa các bên tồn tại hợp đồng có điều kiện thì Tòa án cần xác định cụ thể loại điều kiện các bên thỏa thuận là điều kiện gì, điều kiện làm phát sinh hay điều kiện làm thay đổi hay điều kiện làm chấm dứt hợp đồng, vì mỗi loại điều kiện dẫn đến hệ quả pháp lý khác nhau.

Thứ hai, giải thích các loại điều kiện trong hợp đồng có điều kiện, để các bên

các loại điều kiện. Theo đó, căn cứ vào hiệu lực của hợp đồng và nội dung của điều kiện có thể xác định như sau:

Điều kiện làm phát sinh hợp đồng là điều kiện mà khi xảy ra thì hợp đồng mới phát sinh hiệu lực, theo đó: Hợp đồng có điều kiện phát sinh là hợp đồng đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của luật đối với một hợp đồng có giá trị pháp lý nhưng các bên thống nhất với nhau về hợp đồng sẽ phát sinh khi điều kiện xảy ra trong tương lai.

Điều kiện làm thay đổi hợp đồng là điều kiện mà khi xảy ra thì nội dung hợp đồng bị thay đổi, theo đó: Hợp đồng có điều kiện thay đổi là hợp đồng đã có hiệu lực pháp luật nhưng các bên thống nhất với nhau về hợp đồng sẽ phải thực hiện theo một nội dung mới đã được các bên dự liệu ban đầu khi điều kiện xảy ra trong tương lai.

Điều kiện làm chấm dứt hợp đồng là điều kiện mà khi xảy ra thì hợp đồng chấm dứt hiệu lực, theo đó: Hợp đồng có điều kiện chấm dứt là hợp đồng đã có hiệu lực pháp luật nhưng các bên thống nhất với nhau về hợp đồng sẽ phải chấm dứt khi điều kiện xảy ra trong tương lai.

Một phần của tài liệu Hợp đồng có điều kiện theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)