Cơ sở lựa chọn mô hình

Một phần của tài liệu 2373_012048 (Trang 36 - 39)

Tác giả kế thừa mô hình nghiên cứu dựa trên mô hình nghiên cứu của Võ Thái Minh (2013) về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ đặt phòng qua mạng của khách du lịch nội địa để thực nghiệm cho nghiên cứu của mình.

Mô hình TAM (Technology Accept Model) đã và đang được sử dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan đến công nghệ máy tính, với nhiều nghiên cứu hỗ trợ. Do đó, trong nghiên cứu, chọn mô hình TAM (Davis F. D., 1989) làm cơ sở lý thuyết để xây dựng và phát triển mô hình nghiên cứu kiểm định và điều tra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng trang web du lịch Booking.com của giới trẻ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, tác giả giữ lại các yếu tố: “Nhận thức sự thuận tiện”, “ Nhận thức tính dễ sử dụng”, “Thái độ hướng đến sử dụng” (Võ Thái Minh, 2013).

Trong phạm vi khảo sát của đề tài chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát ý định sử dụng trang web du lịch Booking.com của giới trẻ nên giữ lại yếu tố “Ý định mua” (Buy Intention - BI) không giữ lại yếu tố “Sử dụng thật sự” (Võ Thái Minh, 2013).

Trong kinh doanh thương mại điện tử, thách thức lớn nhất đối với tất cả các công ty là tạo được sự tin tưởng ở khách hàng. Do đó, chọn yếu tố “Sự tin tưởng” trong mô hình yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng đối với hình thức đặt phòng khách sạn trực tuyến tại Thái Lan đưa vào mô hình nghiên cứu (Võ Thái Minh, 2013).

Lựa chọn yếu tố “Nhận thức rủi ro” trong mô hình nghiên cứu của Võ Thái Minh (2013) về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ đặt phòng khách sạn qua mạng của khách du lịch nội địa vào mô hình nghiên cứu này.

Trong thời đại công nghệ phát triển, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đã có những bước phát triển vượt bậc và ngày càng thể hiện vai trò và lợi thế vượt trội so với các phương thức thanh toán truyền thống trước đây. Tuy nhiên, đại đa số người dân Việt Nam vẫn quen với thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Đây là trở ngại rất lớn trong việc phát triển giao dịch thương mại điện tử (TMĐT). Chính vì vậy, cần đưa yếu tố “Hệ thống thanh toán”, yếu tố quan trọng trong phát triển TMĐT vào mô hình nghiên cứu này.

(PR) — ► --- Hệ thống thanh toán (PAY) Niemtin(TRUST)

Nhận thức tính hữu dụng (Perceive Usefulness- PU): là cảm nhận tiện lợi của người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ. Người tiêu dùng không bị giới hạn về thời gian, địa điểm khi tiến hành đặt phòng khách sạn. (Hasslinger và cộng sự, 2007)

Nhận thức tính dễ sử dụng (Perceive Easy of Use- PEU): là mức độ mà một người tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ không cần nỗ lực. (Davis F.D., 1989)

Sự tin tưởng (TRUST): là niềm tin của người tiêu dùng đối với dịch vụ đặt phòng khách sạn trực tuyến. (Intan Salwani Mohamed và đồng sự, 2012)

Nhận thức rủi ro (Perceived Risk — PR): Được hiểu là “Người tiêu dùng tin rằng sẽ có rủi ro nếu mua sản phẩm/dịch vụ trực tuyến” (Bauer, 2006)

Hệ thống thanh toán (PAY): là cảm nhận của người tiêu dùng về việc thanh toán trong giao dịch đặt phòng khách sạn trực tuyến (Võ Thái Minh, 2013)

Thái độ hướng đến sử dụng (ATU): là mức độ cảm nhận tiêu cực/tích cực của người tiêu dùng đối với dịch vụ đặt phòng qua mạng (Võ Thái Minh, 2013)

Một phần của tài liệu 2373_012048 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w