HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦAKHA CH HANG DOANH NGHIỆP VAY VÓN TẠI NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI CỚ PHẦN QUÂN ĐỘI -PGD ĐỘC LẬP 10598451-2292-011413.htm (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.1 HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG

2.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm nhận tiền gửi và cho vay tiền, thanh toán và các dịch vụ tài chính khác (Mishkin, 2001). NHTM còn được gọi là ngân hàng ký thác, là hình thái ngân hàng ra đời sớm nhất, gắn liền với sự xuất hiện của hoạt động ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng này rất đa dạng và tổng hợp nhiều nghiệp vụ, nhiều dịch vụ, nhưng chủ yếu là nhận tiền gửi của công chúng và thực hiện nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, kinh doanh tiền tệ và các hoạt động khác (Lê Thị Tuyết Hoa & Đặng Văn Dân, 2017).

Theo luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 của Quốc hội ban hành vào ngày 16 tháng 6 năm 2010, thì “NHTM là loại hình ngân hàng

được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. (Điều 4, luật các tổ chức tín dụng, 2010). Các hoạt động trong ngân hàng như: huy động

nguồn vốn, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cung cấp các dịch vụ tài chính và các hoạt động khác.

Vậy có thể hiểu, ngân hàng thương mại là một loại hình TCTD có thể thực hiện được nhiều dịch vụ tài chính khác theo quy định của luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận bằng cách cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và dịch vụ thanh tốn để có thể thõa mãn nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của khách hàng.

2.1.2 Khái niệm cho vay khách hàng doanh nghiệp

Cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp, theo đó ngân hàng giao cho

doanh nghiệp một khoản bằng tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thõa thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi. (Nguồn:

Nguyễn Hữu Mạnh Cường, 2015)

Theo thông tư 39/2016/TT-NHNN Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng thì

“cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao dịch cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả gốc và lãi”.

Vì vậy, các ngân hàng và TCTD khác đều dựa trên quy định này mà áp dụng vào hoạt động cho vay của mình và đối tượng vay vốn của họ thường là cá nhân, tổ chức.

Vậy cho vay KHDN có thể được hiểu là khi ngân hàng hay TCTD cung cấp một khoản tiền cho doanh nghiệp nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thanh toán chi phí, đầu tư,... trong một khoảng thời gian nhất định dựa trên những thõa thuận có trong bản hợp đồng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải có nghĩa vụ hồn trả cả gốc và lãi cho ngân hàng hoặc TCTD.

2.1.3 Đặc điểm cho vay KHDN

Nhu cầu vay của KHDN thường rất lớn, thời hạn vay linh hoạt ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, có tính ổn định cao. Chủ yếu là doanh nghiệp vay để giải quyết nhu cầu vốn, phục vụ hoạt động kinh doanh chính, mở rộng quy mô sản xuất,...

KHDN rất đa dạng do họ hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng với đó là quy mơ tổ chức và kinh doanh, năng lực tài chính mạnh, yếu khác nhau nên dẫn tới nhu cầu vay của họ cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn, chẳng hạn: vay để hỗ trợ hoạt động sản xuất, đầu tư,...

Nguồn trả nợ cho ngân hàng của doanh nghiệp bắt nguồn từ tiền bán hàng, lợi nhuận và các nguồn thu khác.

Ngoài ra, thủ tục, quy trình và chính sách cho vay doanh nghiệp rất phức tạp. Bởi vì việc định giá TSĐB cho các khoản vay có giá trị cao của doanh nghiệp trên thị trường thường rất khó và các quy định pháp lý cũng rất phức tạp. Chính vì vậy, việc quản trị rủi ro cho các khoản vay của các doanh nghiệp luôn là mục tiêu và mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo NHTM.

2.1.4 Phân loại cho vay KHDN

2.1.4.1 Căn cứ vào thời gian cho vay

Căn cứ vào thời hạn cho vay doanh nghiệp được phân thành 3 loại: cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn.

- Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn tối đa một năm, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn như bổ sung ngân quỹ, đảm bảo thanh toán đến hạn, bổ sung vốn lưu động. Loại hình cho vay này có mức độ rủi ro thấp do thời hạn hoàn trả gốc và lãi nhanh, giảm thiểu được các loại rủi ro như lãi suất, lạm phát cùng với đó là sự bất ổn từ nền kinh tế. Do đó, loại cho vay này thường có lãi suất thấp hơn so với các loại cấp tín dụng khác.

- Cho vay trung hạn và dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên một năm, được sử dụng nhằm mục đích như mua sắm TSCĐ, trang bị máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cải tiến và ứng dụng cơng nghệ hiện đại, ...Vì thời hạn cho vay dài và hiệu quả về đầu tư là được dự báo nên khơng có sự tác động nào từ nền kinh tế thị trường, vì vậy mà loại cho vay này thường có mức độ rủi ro cao, kể cả rủi ro riêng biệt và rủi ro hệ thống. Do đó, loại cho vay này thường có lãi suất cao hơn so với các phương thức cho vay ngắn hạn.

2.1.4.2 Căn cứ vào phương thức cho vay

• Cho vay từng lần :

Là hình thức cho vay vốn đối với khách hàng có nhu cầu vay khơng thường xun, sản xuất khơng ổn định, thời vụ, vay trả góp hoặc khách hàng có độ tín nhiệm thấp. Mỗi lần vay, khách hàng chỉ cần tiến hành thực hiện theo những thủ tục đã quy định và ký kết hợp đồng tín dụng riêng biệt với ngân hàng.

Cho vay theo hạn mức tín dụng:

Được áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay để bổ sung nguồn vốn lưu động thường xuyên, có chu kỳ luân chuyển vốn nhanh và là khách hàng có độ tín nhiệm cao. Theo đó, khách hàng và ngân hàng sẽ cùng nhau thõa thuận mà ở đó, ngân hàng sẽ thực hiện cam kết là cấp một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định, được quy định trong hợp đồng tín dụng giữa hai bên và đó là số dư nợ cao nhất mà khách hàng có thể vay.

Cho vay theo dự án đầu tư:

Khi một ngân hàng cho khách hàng vay vốn nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh (như mua phương tiện vận tải, máy móc thiết bị,...), mở rộng quy mô, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ cho khách hàng một khoảng thời gian để ân hạn và khách hàng chỉ cần trả lãi cho ngân hàng cho đến khi dự án mà khách hàng đầu tư đi vào hoạt động.

Cho vay hợp vốn :

Là một loại hình cho vay mà trong đó NHTM và TCTD cùng tham gia thực hiện hoạt động cho vay khách hàng nhằm thực hiện được một dự án hay phương án vay vốn. Đầu mối dàn xếp ở đây có thể là NHTM, hoặc thành viên cho vay hợp vốn. Loại hình cho vay này được sử dụng cho những dự án có quy mơ vốn lớn mà ngân hàng khơng thể tài trợ và gây khó khăn trong việc thẩm định.

2.1.4.3 Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay

Được chia làm hai loại: cho vay hoàn trả một lần và cho vay trả nợ theo lịch.

Cho vay hồn trả một lần:

Các khoản vay sẽ được khách hàng hoàn trả một lần cho ngân hàng theo thời gian đã được xác định trong hợp đồng tín dụng, lãi vay có thể được hồn trả theo thõa thuận hợp đồng như trả theo tháng, theo quý hoặc theo năm.

Cho vay trả nợ theo lịch:

Việc hồn trả sẽ được tiến hành theo định kỳ, các khoản này có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau, tùy theo thõa thuận và được thực hiện theo nguyên tắc trả dần trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦAKHA CH HANG DOANH NGHIỆP VAY VÓN TẠI NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI CỚ PHẦN QUÂN ĐỘI -PGD ĐỘC LẬP 10598451-2292-011413.htm (Trang 25 - 29)

w