Nhưng điểm hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hoạch định của công ty cổ phần đầu tư thương mại xuất nhập khẩu thái hưng (Trang 46 - 48)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.4.2 Nhưng điểm hạn chế

Ngoài những thành công mà công ty đạt được ra thì trong công tác hoạch định của Thái Hưng vẫn tồn tại một số hạn chế sau:

Hạn chế trong quy trình hoạch định

Trong quá trình hoạch định các nhà quản trị chưa bám sát vào tình hình công ty, còn đi theo lối mòn tư duy do chưa có công cụ hỗ trợ đắc lực nên họ chỉ dự báo theo kinh nghiệm và năng lựa bản thân, xử lý một số thông tin số liệu và tài liệu theo phương pháp thủ công, dẫn đến hoạch định thừa, nhiều khía cạnh không cần thiết khiến quá trình thực hiện kế hoạch chưa áp dụng tất cả các nội dung mà công tác hoạch định đã đề ra, còn khá rập khuôn máy móc. Họ coi công tác hoạch định là hình thức và chỉ tập trung vào các hoạt động tác nghiệp, chưa đưa công tác hoạch định vào đúng vai trò và vị trí của nó. Do đó, quá trình thực hiện không đi theo đúng quy trình như đã hoạch định mà lại đi theo các mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hạn chế trong công tác dự báo

Trong quá trình hoạch định, công ty chưa coi trọng phương pháp SOWT mà chỉ tập trung vào phương pháp dự báo. Tính chất của dự báo là dự báo diễn biến trong tương lai, dĩ nhiên nó sẽ tồn tại rất nhiều rủi ro bởi thị trường biến động từng ngày, không thể dự báo được chính xác tuyệt đối. Công ty vẫn đi theo con đường là căn cứ vào quá khứ để dự báo tương lai mà chưa thật sự mạo hiểm kéo tương lai về hiện tại để đưa ra phân tích và dự báo.

Công cụ hỗ trợ công tác hoạch định còn lạc hậu, đơn thuần chỉ dựa vào kinh nghiệm và trình độ của các nhà quản trị để đưa ra phương án dự báo phục vụ công tác hoạch định mà chưa áp dụng các kỹ thuật khoa học tiên tiến vào công tác hoạch định. Các nhà quản trị đưa ra các kế hoạch thực thi mà chưa xây dựng các kế hoạch dự phòng và kế hoạch hỗ trợ các kế hoạch chính.

Một số hạn chế khác

Thứ nhất, công tác hoạch định của Thái Hưng có sự đóng góp và tham mưu của tất cả các nhà quản trị cấp cao nhưng ít khi quan tâm tới ý kiến của nhân viên. Điều này dẫn đến tình trạng công tác hoạch định diễn ra chậm chạp do phải mất thời gian phổ biến với cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên, các vị trí nhà quản trị cấp cao như Tổng giám đốc chỉ có tính chất nhiệm kỳ nên tất cả các phương án hoạch định chỉ nhằm thích ứng với môi trường kinh doanh trong ngắn hạn nên phát huy tác động không quá sâu.

Thứ hai, công ty đã xác định mục tiêu rõ ràng nhưng một số phòng ban chưa vận dụng hết khả năng của mình để thực hiện mục tiêu đó. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số mục tiêu thiếu sáng tạo, thiếu tính thách thức và đột phá.

Thứ ba, trong quá trình phân tích môi trường bên trong để phục vụ công tác hoạch định, công ty đã chú trọng đẩy mạnh và phát huy những điểm mạnh về nguồn nhân lực, nhưng thực tế công ty mới chú trọng đến cán bộ, nhân viên tại các phòng ban mà chưa quan tâm đầy đủ đến các công nhân nhà máy. Tuy công nhân của nhà

máy không tham gia trực tiếp vào công tác hoạch định nhưng họ có sự đóng góp gián tiếp vào việc thực hiện các kế hoạch.

Thứ tư, về hoạch định chính sách sản phẩm, công ty tập trung nhiều nguồn lực cho vấn đề chất lượng sản phẩm nhưng vấn đề mẫu mã sản phẩm và quảng bá thương hiệu chưa thực sự được quan tâm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hoạch định của công ty cổ phần đầu tư thương mại xuất nhập khẩu thái hưng (Trang 46 - 48)