Tạo nguồn cánbộ, công chức chủ chốt cấp huyện

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt tại huyện đakrong, tỉnh quảng trị (Trang 26 - 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.Tạo nguồn cánbộ, công chức chủ chốt cấp huyện

1.2.1. Các khái niệm

Theo Đại từ điển Tiếng Việt “nguồn”: có nghĩa là “nơi phát sinh, tạo ra hoặc cung cấp cái gì”.[33].

Trong công tác cán bộ, khi bố trí, bổ nhiệm một người vào chức danh lãnh đạo, quản lý, cơ quan quản lý cán bộ, công chức phải tìm kiếm, phát hiện, lựa chọn từ một nhóm người nhất định có những điểm phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn. Nhóm người đó thường được gọi với các tên khác nhau, như “cán bộ, công chức dự bị”, hay “nguồn cán bộ, công chức” [6].

Cán bộ, công chức chủ chốt cấp huyện được bầu cử và tuyển dụng vào các chức danh theo quy định (của Điều lệ Đảng, pháp luật Nhà nước cũng như những quy định cụ thể của cấp huyện, từng loại tổ chức trong hệ thống chính trị), nên nguồn cán bộ, công chức chủ chốt là một đội ngũ những người đáp ứng những yêu cầu cho việc sẵn sàng bổ sung vào đội ngũ cán bộ, công chức chủ chốt của hệ thống chính trịcấp huyện. Vì vậy, nguồn cán bộ, công chức chủ chốt cấp huyện là những người được phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng, bảo đảm sẵn sàng cho việc bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp huyện.

Theo Đại từ điển Tiếng Việt “tạo” có nghĩa là “làm ra”, từ chỗ không có trở thành có. Trong lịch sử Đảng ta, thuật ngữ “tạo nguồn cán bộ” lần đầu tiên xuất hiện trong Văn kiện Hội nghị Trung ương 6 (khóa IV) của Đảng: “Về công tác cán bộ, phải đổi mới việc lựa chọn, sắp xếp, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý kinh tế, cán bộ khoa học, kỹ thuật và nghiệp vụ. Không quá câu nệ vào tuổi tác, lương bậc hay chức vụ trong quá khứ, mà căn cứ chủ yếu vào phẩm chất và năng lực thực tế hiện hành, để tạo nguồn cán bộ mới mau chóng kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý chủ chốt của các ngành, các địa phương, các cơ sở, theo một cơ cấu đồng bộ, gồm những người đáp ứng được các tiêu chuẩn cụ thể của từng vị trí, phải tạo ra một nền nếp bình thường là cán bộ có lên, có xuống, làm được thì để, không làm được thì thay ngay. [7].

Như vậy, tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt cấp huyện là một nhiệm vụ trong công tác cán bộ của các cấp uỷ đảng địa phương, là quá trình gồm hệ thống các công việc, từ xây dựng tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn, đến phát hiện, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, luân chuyển, bố trí và sử dụng nguồn cho hệ thống chính trị nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ, công chức có

đủ tiêu chuẩn, điều kiện để bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm làm cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý cấp huyện.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt tại huyện đakrong, tỉnh quảng trị (Trang 26 - 28)