Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của huyện ủy về công tác

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt tại huyện đakrong, tỉnh quảng trị (Trang 77 - 79)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1.Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của huyện ủy về công tác

chức chủ chốt tại huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị

3.2.1. Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của huyện ủy về công tác tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt công tác tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt

Thực tế cho thấy, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của huyện ủy về công tác tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt có vai trò rất quan trọng và là một nhiệm vụ then chốt trong công tác cán bộ của huyện Đakrông. Đây là một công việc lớn và rất khó, với yêu cầu, nội dung, quy trình, phương pháp tiến hành, trách nhiệm thực hiện phải thật sự khoa học

và phải có sự thống nhất cao trong nhận thức và trách nhiệm của huyện ủy và cả hệ thống chính trị.

Thứ nhất, huyện ủy Đakrông phải xác định việc tạo nguồn cán bộ trẻ,

cán bộ nữ, cán bộ là người DTTS là yêu cầu có tính tất yếu khách quan nhằm bảo đảm sức sống và sự phát triển của Đảng, của hệ thống chính trị; là nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt đối với một huyện miền núi, biên giới, có nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số như huyện Đakrông. Chính vì vậy, đây phải là nhiệm vụ của toàn Đảng bộ và hệ thống chính trị huyện Đakrông, trước hết là trách nhiệm của cấp ủy, ban thường vụ và người đứng đầu cấp ủy. Một mặt, phải tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những nhân tố tích cực trong số cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người DTTS để họ thực sự trở thành những người tiêu biểu toàn diện; mặt khác, không dễ dãi, chỉ phấn đấu đạt các chỉ tiêu theo cơ cấu một cách cứng nhắc, mà phải coi trọng hơn việc đáp ứng các tiêu chuẩn của người cán bộ; đặt ra yêu cầu nghiêm khắc và tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người DTTS tự giác học tập, rèn luyện, phấn đấu vươn lên đạt tiêu chuẩn chung và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Các cấp ủy đảng cần xây dựng quy chế, ban hành quy định về thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu, người giữ chức vụ chủ chốt. Bởi những người giữ chức vụ này chính là người giới thiệu lực lượng kế thừa, thay thế chức danh của họ khi họ hết tuổi công tác hay được luân chuyển đi nơi khác.

Người làm công tác cán bộ phải có “tâm”, có “tầm”, để nhìn thấy rõ tài năng thật sự của cán bộ, thấy được cái “tâm” của cán bộ. Có “tâm” khi giải quyếtcông việc sẽ không vụ lợi cá nhân, không dao động trước cám dỗ, không bị khuất phục bởi uy vũ, từ đó sử dụng cán bộ có chất lượng.

Thứ hai, cấp ủy đảng phải thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất, trình độ kiến thức và năng lực của đội

ngũ làm công tác cán bộ. Có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn những người công tâm, trung thực, trong sáng, có kinh nghiệm làm công tác cán bộ. Đổi mới phong cách và phương pháp làm công tác cán bộ. Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, chú trọng tổng kết thực tiễn, từng bước xây dựng khoa học về công tác tổ chức cán bộ. Trang bị các phương tiện làm việc hiện đại cho công tác tổ chức cán bộ

Thứ ba, tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục. Tập trung vào

các nội dung chủ yếu sau: nâng cao nhận thức về vị trí; vai trò của công tác tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt; các quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác cán bộ; nội dung, yêu cầu, phương châm, nguyên tắc của công tác tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt; chương trình, kế hoạch tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt. Bên cạnh đó, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến, tuyên truyền cho đông đảo cán bộ, đảng viên, đặc biệt là các tầng lớp nhân dân nắm vững chủ trương, quan điểm của Đảng và của cấp ủy địa phươngvề công tác tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt.

Thứ tư, đổi mới nhận thức và sự vận dụng chưa phù hợp về một số vấn

đề liên quan đến cách thức, quy trình bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý. Cần dựa vào chức danh quy hoạch, lựa chọn ứng viên ưu tú nhất trong danh sách quy hoạch để đưa vào đề cử, bầu cử, bổ nhiệm. Khắc phục lối tư duy khép kín, cục bộ, chỉ giới thiệu người của ngành, địa phương, cơ quan mình vào quy hoạch và bầu cử, bổ nhiệm sau quy hoạch.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt tại huyện đakrong, tỉnh quảng trị (Trang 77 - 79)