Huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt tại huyện đakrong, tỉnh quảng trị (Trang 36 - 37)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.3. Huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận

Là huyện miền núi, có 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm gần đây, Tuy Phong có nhiều chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng; tinh thần, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nhiệt tình, năng động. Có được kết quả trên, huyện đặc biệt quan tâm về công tác cán bộ, luôn nhận thức “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Trong suốt những năm qua, huyện luôn cụ thể hoá các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn đời sống, đặc

biệt là những quy định liên quan đến luân chuyển cán bộ. Là một trong những địa phương tiên phong chủ động thực hiện, từ đầu năm 2003, huyện đã đưa 3 cán bộ về cơ sở nhận nhiệm vụ. Qua đánh giá từng thời kỳ cho thấy, công tác luân chuyển cán bộ đã phát huy vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế- xã hội ở từng địa phương, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Do vậy, từ đó cho đến nay, công tác điều động, luân chuyển được huyện tập trung triển khai quyết liệt.

Trên cơ sở rà soát đánh giá đội ngũ cán bộ và xin ý kiến của Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ, Ban Thường vụ Huyện ủy Tuy Phong đã ban hành Kế hoạch cụ thể trong việc luân chuyển cán bộ tăng cường cho cơ sở để đạt được mục đích, yêu cầu đề ra, đồng thời đảm bảo phương châm, nguyên tắc trong luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý. Kế hoạch luân chuyển cán bộ đã được tiến hành thận trọng, có trọng tâm, trọng điểm, không làm tràn lan; giải quyết tốt mối quan hệ giữa luân chuyển với yêu cầu đảm bảo ổn định của cơ quan, đơn vị có cán bộ luân chuyển đi và đến; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ và nguồn cán bộ kế cận... Trước khi luân chuyển, Ban Thường vụ Huyện ủy luôn coi trọng công tác tư tưởng, tuyên truyền để cán bộ, đảng viên thông suốt, tự giác quyết tâm thực hiện quyết định điều động, luân chuyển của tổ chức; tránh tư tưởng luân chuyển vì mục đích cá nhân để được đề bạt lên chức vụ cao hơn hoặc tránh tình trạng “chạy luân chuyển” do ngại khó, ngại khổ. Cùng với đó, Ban Thường vụ Huyện ủy thường xuyên theo dõi, giúp đỡ cán bộ được luân chuyển để nắm bắt những khó khăn, vướng mắc nhằm giải quyết, tháo gỡ kịp thời.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt tại huyện đakrong, tỉnh quảng trị (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)