Cụ thể hoá tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn cánbộ, công chức

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt tại huyện đakrong, tỉnh quảng trị (Trang 79 - 83)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2.Cụ thể hoá tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn cánbộ, công chức

Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức là một nội dung quan trọng của công tác cán bộ. Đây chính là cơ sở để thực hiện tốt việc tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt cũng như quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng, luân chuyển, thực hiện chế độ, chính sách cán bộ. Có tiêu chuẩn chức danh đúng, rõ ràng, phù hợp với từng vị trí công tác và yêu cầu

nhiệm vụ của từng thời kỳ, mới có thể đánh giá, quy hoạch và đào tạo, bố trí, sử dụng đúng cán bộ. Việc xây dựng, cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức là căn cứ để tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt. Có xác định đúng tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức mới có thể đánh giá, lựa chọn cán bộ có chất lượng đưa vào quy hoạch; có định hướng đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ đã quy hoạch. Nếu không xây dựng được tiêu chuẩn cụ thể từng chức danh cán bộ, công chức sẽ không có cơ sở vững chắc để tiến hành tốt các khâu trong tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt nói riêng và công tác cán bộ nói chung.

Căn cứ vào tiêu chuẩn chung về cán bộ lãnh đạo, quản lý của Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Quảng Trị, Huyện ủy Đakrông cần xây dựng các tiêu chuẩn chung cho cán bộ, công chức chủ chốt, cụ thể như sau:

Một là, về phẩm chất chính trị, có tinh thần yêu nước sâu sắc, bản lĩnh

chính trị vững vàng, kiên định lý tưởng cách mạng, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Luôn tận tụy phục vụ nhân dân, phấn đấu thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Quyết tâm và nỗ lực không mệt mỏi thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Đakrông. Bên cạnh đó, phải biết bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kiên quyết đấu tranh chống lại các quan điểm phản động, chiến lược “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc.

Hai là, về phẩm chất đạo đức, phải cần kiệm, liêm, chính, chí, công, vô

tư, gương mẫu thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội, biết đặt lợi ích chung lên trên lợi ích của cá nhân và lợi ích cục bộ của đơn vị, địa phương mình. Có ý thức kỷ luật, trung thực, thẳng thắn, dám làm, dám chịu trách nhiệm đúng với chức năng,

nhiệm vụ được giao. Lối sống giản dị, gần gũi, hòa đồng với đồng nghiệp, nhân dân, được đồng nghiệp và nhân dân tín nhiệm.

Ba là, về năng lực, trình độ, nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng,

chính sách, pháp luật của Nhà nước, có năng lực cụ thể hóa nghị quyết của Trung ương và tỉnh; phương hướng, nhiệm vụ của ngành, địa phương mình, đồng thời có khả năng truyền đạt và tổ chức, quản lý, điều hành thực hiện có hiệu quả phương hướng, nhiệm vụ của đơn vị của đơn vị mình. Có năng lực kiểm tra, đánh giá tổ chức sơ kết, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Có khả năng xây dựng, tổ chức bộ máy tinh gọn, có hiệu lực và có năng lực đoàn kết quy tụ cán bộ, phát huy dân chủ, phát huy sức mạnh tâp thể, triển khai, thực hiện hiệu quả công việc.

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, với xu thế toàn cầu hóa, mở cửa hợp tác và Việt Nam gia nhập WTO, cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức cần phải có trình độ về tin học, ngoại ngữ, nhạy bén nắm bắt thực tiễn mới đảm đương được trọng trách.

Bốn là,về phong cách lãnh đạo, quản lý.Phong cách lãnh đạo là kiểu

hoạt động đặc thù của người lãnh đạo được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo và yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý. Phong cách lãnh đạo, quản lý có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến uy tín của cán bộ và tác động đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức, phong cách của cán bộ cấp dưới và lợi ích của quần chúng.

Trong tình hình hiện nay, để góp phần nâng cao chất lượng công tác cán bộ; triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 7 về công tác cán bộ gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các cấp ủy, tổ chức đảng tại huyện Đakrông cần nghiên cứu, xem xét

để trau dồi, rèn luyện, bồi dưỡng phương pháp, phong cách công tác của cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt theo hướng:

- Thống nhất lý luận với thực tiễn, nói đi đôi với làm. Điều này cho thấy, cán bộ, công chức chủ chốt tại huyện Đakrông phải có một hệ thống kiến thức lý luận cần thiết, có năng lực tư duy khoa học, làm chủ tri thức, khoa học hiện đại, nhất là kiến thức về lý luận cơ bản, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức liên ngành, kiến thức về khoa học xã hội, nhân văn, pháp luật, ngoại ngữ, tin học… Đồng thời, phải có kỹ năng hoạt động thực tiễn, năng lực vận dụng những tri thức khoa học vào lãnh đạo, tổ chức thực hiện; phân tích, soi sáng thực tiễn, xây dựng các giải pháp để cải tạo thực tiễn.

- Khoa học, chuyên nghiệp, hiện đại. Người cán bộ, công chức chủ chốt phải làm việc có kế hoạch theo tiến trình công việc được sắp xếp ngăn nắp, hợp lý, chặt chẽ, cụ thể, rõ ràng; coi trọng tính thiết thực và hiệu quả; có kỹ năng và phương pháp lãnh đạo, quản lý; có khả năng dự liệu được tiến trình phát triển và kết quả của công việc.

- Phải đề cao ý thức tổ chức kỷ luật, tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật; luôn ghép mình vào tổ chức, kỷ luật, chấp hành tốt đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, kỷ cương, nội quy của cơ quan, đơn vị; xây dựng và thực hiện nếp sống, làm việc chính quy, văn minh; làm chủ các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong việc ứng dụng vào hoạt động lãnh đạo, quản lý.

- Dân chủ, tôn trọng tập thể. Cán bộ, công chức chủ chốt phải coi trọng dân chủ, tôn trọng các quyết định của tập thể; ý kiến của tập thể, số đông phải là ý kiến quyết định chứ không phải là ý kiến tham khảo; biết lắng nghe, tiếp thu những ý kiến, sáng kiến của đồng nghiệp, của tập thể cơ quan, đơn vị. Giải quyết tốt mối quan hệ hữu cơ giữa cấp ủy với tập thể lãnh đạo; giữa tập thể lãnh đạo với đề cao và phát huy vai trò của cá nhân người chủ trì.

- Tự chủ, năng động, sáng tạo, có tính quyết đoán và tinh thần trách nhiệm cao. Cán bộ, công chức chủ chốt tại huyện Đakrông phải có năng lực ra quyết định đúng đắn, kịp thời trong việc đề ra chủ trương, chính sách và lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn. Có khả năng làm việc độc lập, tự chủ, năng động, sáng tạo, nhạy bén, dám nghĩ, dám đề xuất chủ trương, sáng kiến, dám quyết đoán, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước tập thể về các quyết định và việc làm của mình, nhất là trong những tình huống khó khăn, phức tạp.

- Sâu sát công việc, có kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Người cán bộ, công chức chủ chốt khi giao và nhận nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng từng loại việc, đến từng tổ chức, từng người theo đúng chức năng, nhiệm vụ của cá nhân và tổ chức; phải sâu sát công việc, sâu sát cơ quan, đơn vị. Kiểm tra, giám sát, đánh giá đúng, nắm chắc đặc điểm tình hình, yêu cầu nhiệm vụ, tâm tư, nguyện vọng, phẩm chất, năng lực của cấp dưới thuộc quyền; tiến độ, kế hoạch chất lượng, hiệu quả công việc.

- Giản dị, khiêm tốn, gắn bó mật thiết với đồng nghiệp, với quần chúng. Cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt phải gắn bó, tin yêu, tôn trọng, quan tâm đến đồng nghiệp, quần chúng; thông qua hoạt động thực tiễn trong phong trào quần chúng để rèn luyện và trưởng thành.

3.2.3. Đẩy mạnh công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức chủ chốt

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt tại huyện đakrong, tỉnh quảng trị (Trang 79 - 83)