Chính sách cánbộ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt tại huyện đakrong, tỉnh quảng trị (Trang 61 - 64)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.5. Chính sách cánbộ

Theo tinh thần Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 30/6/2015 của Tỉnh ủy Quảng Trị về công tác cán bộ giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2025, huyện ủy Đakrông đã chỉ đạo triển khai cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, theo hướng tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt; tăng cường chất lượng, tinh giản biên chế hành chính, đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2025, bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa các chức danh lãnh đạo, quản lý, các ngạch, bậc công chức; giữa các độ tuổi, giới tính, chuyên ngành, lĩnh vực công tác; khắc phục tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ; phân công cán bộ, công chức, đúng người, đúng việc nhằm phát huy được chuyên môn, sở trường của cán bộ, công chức; đặc biệt là các cán bộ, công chức chủ chốt, trong diện quy hoạch.

Việc thực hiện chế độ chính sách cán bộ đối với cán bộ công chức nói chung và với cán bộ, công chức chủ chốt nói riêng được huyện ủy, UBND huyện đặc biệt quan tâm. Quá trình thực hiện luôn bám sát các văn bản quy định của tỉnh, đồng thời chủ động ban hành các chính sách trong phạm vi thẩm quyền của huyện. Đặc biệt, Đakrông là một huyện biên giới, miền núi vùng cao, nên các chính sách cán bộ đối với người DTTS, cán bộ trẻ và cán bộ nữ càng được các cấp ủy, lãnh đạo quan tâm, và thực hiện triển khai có hiệu quả,cụ thể như: Đề án đã được chính phủ ban hành (Quyết định số

402/QĐTTg ngày 14/3/2016) về phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trong thời kỳ mới; chính sách về thu hút, trọng dụng, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ, cán bộ nữ người DTTS; chính sách sử dụng số sinh viên đã được đào tạo từ các trường là con em đồng bào DTTS làm nguồn cán bộ bổ sung cho cơ sở.

Cán bộ, công chức chủ chốt người DTTS sẽ là những người góp phần xây dựng và trực tiếp tổ chức cho nhân dân, nhất là đồng bào DTTS thực hiện chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thấu hiểu đặc điểm tình hình vùng miền, phong tục tập quán, tâm tư nguyện vọng của nhân dân trên địa bàn. Vì vậy, họ có thể đóng góp nhiều ý kiến vào cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và của cấp trên trong xây dựng chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Ðây cũng là lực lượng nòng cốt trong tuyên truyền, giáo dục, vận động đồng bào DTTS đoàn kết, đồng lòng thực hiện chủ trương, chính sách. Nhất là nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống, việc bố trí cán bộ, công chức chủ chốt người DTTS với những chức danh phù hợp với thế mạnh, họ sẽ đóng góp quan trọng trong việc xây dựng hệ thống chính trị hoạt động hiệu lực và hiệu quả. Với những ưu thế rõ rệt ấy, huyện Đakrông đã chủ động bố trí đội ngũ cán bộ, công chức chủ chốt người DTTS ở những vị trí công tác phù hợp, đảm bảo phát huy tối đa những mặt mạnh của cán bộ, công chức người DTTS.

Bên cạnh đó, huyện Đakrông cũng đã thực hiện tốt các chính sách về hỗ trợ chế độ đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, công chức từ huyện đến cơ sở tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo Quyết định số 37/2016/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị về cơ chế chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Quảng Trị; chính sách thu hút theo Quyết định số 2398/QĐ-UBND ngày 28/7/2015 của Ủy ban nhân

dân tỉnh Quảng Trị ban hành Đề án tuyển chọn, đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt xã, thị trấn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2020, thực hiện tốt công tác nâng lương, nâng lương trước thời hạn, giải quyết nghỉ hưu, thôi việc kịp thời, chính sách tang lễ, ốm đau, chính sách người có công cách mạng. Trước khi có đề án 500 của UBND tỉnh Quảng Trị, huyện ủy Đakrông đã ban hành và triển khai đề án Phó Bí thư đoàn xã, thị trấn, là những người có trình độ đại học, nhằm tạo nguồn cho các địa phương; thu hút những người có trình độ thạc sĩ, tốt nghiệp đại học loại giỏi về công tác tại các cơ quan, đơn vị, trường học.

Bên cạnh đó, Huyện ủy tiếp tục hoàn thiện và triển khai đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách và các yếu tố đảmbảo nâng cao chất lượng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực; thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến cán bộ, công chức bằng những chính sách khác như: tổ chức cho vay vốn ngắn hạn với lãi suất thấp để thoát nghèo, có chính sách ưu đãi đối với những gia đình có công, gia đình là con, em của thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ; có chính sách ưu tiên trong tuyển dụng, đào tạo, nhất là tạo nguồn cho địa phương, đơn vị; xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách đủ mạnh tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xã hội hóa công tác này.

Nhìn chung các chế độ chính sách được thực hiện, triển khai tại tỉnh Quảng Trị nói chung và đối với cán bộ, công chức tại huyện Đakrông nói riêng thực sự là bước đột phá mạnh mẽ trong công tác chính sách cán bộ, đã thu hút nguồn nhân lực lớn, có chất lượng, bổ sung, tạo nguồn cho cán bộ, công chức chủ chốt của huyện.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt tại huyện đakrong, tỉnh quảng trị (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)