Vai trò của công tác tạo nguồn trong công tác cánbộ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt tại huyện đakrong, tỉnh quảng trị (Trang 28 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Vai trò của công tác tạo nguồn trong công tác cánbộ

Trong công tác cán bộ, tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt có vai trò rất quan trọng, thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, đây là công tác chuẩn bị cán bộ lãnh đạo, quản lý một cách

chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cả trước mắt và lâu dài. Bởi vì, nếu không chủ động tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt thì khi cần thay thế, bố trí, sử dụng cán bộ sẽ gặp khó khăn, bị động, lúng túng, đội ngũ cán bộ sẽ bị hụt hẫng, chắp vá, không đảm bảo được tính liên tục, tính kế thừa và phát triển, cơ cấu cũng bị thiếu đồng bộ. Thực tế những năm qua, không ít địa phương khi cần thay thế cán bộ hay mỗi khi chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng, đoàn thể, thì không có cán bộ hoặc không thể lựa chọn được những người có đủ tiêu chuẩn theo quy định, dẫn đến đội ngũ cán bộ, công chức có sẵn như thế nào thì sử dụng như thế đó, bố trí gượng ép, nguyên nhân là do công tác tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt chưa tốt.

Thứ hai, tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt là nội dung trọng yếu

của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, theo quy trình chặt chẽ, có tính khoa học chất lượng ngày càng nâng cao. Làm tốt công tác tạo nguồn cán bộ, phát triển cán bộ sẽ tạo điều kiện, tiền đề để làm tốt các khâu khác trong công tác cán bộ như: đào tạo bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử và thực hiện chính sách cán bộ. Khắc phục tình trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tràn lan, không có trọng tâm, trọng điểm; đề bạt, bổ nhiệm, phân công, bố trí cán bộ tùy tiện, không đúng người, đúng việc…

Thứ ba, tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt còn là một động lực

cho các chức danh lãnh đạo, quản lý nói riêng, tích cực tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, giữ gìn, lối sống lành mạnh, giản dị, hăng hái học tập, công tác, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đề từng bước đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh.

Thứ tư, đội ngũ cán bộ, công chức chủ chốt giữ vai trò quyết định trong

việc triển khai tổ chức thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Đây là những người giữ vai trò trụ cột, có tác dụng chi phối mọi hoạt động tại cơ sở, cán bộ, công chức chủ chốt không những phải nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của các tổ chức Đảng, nhà nước, đoàn thể cấp trên để tuyên truyền, phổ biến, dẫn dắt, tổ chức cho quần chúng thực hiện mà còn phải am hiểu sâu sắc đặc điểm, tình hình của đơn vị đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách ấy cho phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương.

1.2.3.Nội dung công tác tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt cấp huyện

Thứ nhất, tuyển chọn cán bộ:

Tuyển chọn cán bộ là khâu đầu tiên của công tác tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt, quyết định trực tiếp đến sự thành bại của sự nghiệp cách mạng. Lựa chọn cán bộ không đúng, sẽ tạo điều kiện cho kẻ hủ bại, thoái hóa “chen chân” vào trong bộ máy của Đảng, của nhà nước để trục lợi cá nhân, làm sụp đổ tiền đồ, sự nghiệp của nhân dân mà trực tiếp nhất là làm hỏng đội ngũ cán bộ, công chức. Lựa chọn cán bộ, công chức chủ chốt giữ một vị trí quan trọng và cần kíp, quyết định trực tiếp đến sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. Lựa chọn cán bộ, công chức là nhằm sàng lọc, tìm kiếm, phát hiện để bố trí, sử dụng những cán bộ, công chức có đức, có tài, có tâm huyết cống hiến cho Tổ quốc. Nếu bố trí, sử dụng cán bộ, công chức giữ vai trò quyết định sự thành bại của quá trình thực hiện

chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước thì lựa chọn cán bộ là tiền đề trực tiếp góp phần vào sự thành, bại đó. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Chọn người và thay người cũng là một vấn đề quan trọng trong việc lãnh đạo”.

Thứ hai, tổ chức thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, công chức chủ chốt:

Quy hoạch cán bộ, công chức chủ chốt là nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm chocông tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.Quy hoạch cán bộ, công chức là việc lập dự án thiết kế xây dựng tổng hợp độingũ cán bộ; dự kiến bố trí, sắp xếp tổng thể đội ngũ cán bộ, công chức theo một ý đồ rõ rệt, với một trình tự hợp lý, trong một thời gian nhất định, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chủ chốt.

Như vậy, quy hoạch cán bộ, công chức chủ chốt ở giữa chiến lược và kế hoạch cán bộ. Chiến lược cán bộ đề cập đến những quan điểm, phương châm và phương hướng có tính toàn cục; xác định mục tiêu chủ yếu và sắp xếp lực lượng trong suốt một thời kỳ. Đặc điểm của chiến lược cán bộ là đề cập đến vấn đề rộng lớn, những vấn đề có tính bao quát, định hướng trong một thời gian dài. Trên cơ sở chiến lược cán bộ mà xây dựng quy hoạch cán bộ.

Sau khi có quy hoạch cán bộ, công chức mới xây dựng kế hoạch cán bộ. Kế hoạch cán bộ là toàn bộ những điều vạch ra một cách hệ thống về nội dung những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định với cách thức, trình tự và thời hạn tiến hành cụ thể.

Thứ ba, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chủ chốt:

Căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý; tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức được quy hoạch, cơ quan tham mưu về công tác cán bộ xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch. Việc

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chủ chốt ở những cơ sở đào tạo cán bộ còn được thực hiện với những cán bộ đương chức để cập nhật kiến thức phục vụ công việc hiện tại.

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chủ chốt phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu đối với cán bộ, công chức chủ chốt cấp huyện; chú trọng cả phẩm chất đạo đức và kiến thức, cả lý luận và thực tiễn; bồi dưỡng kiến thức cơ bản và hướng dẫn kỹ năng thực hành. Lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo, bồidưỡng. Bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế, khoa học, công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ, phong cách lãnh đạo.

Phương thức đào tạo bồi dưỡng cần đa dạng, phong phú, kết hợp đào tạo chính quy với các hình thức khác, phù hợp với từng loại cán bộ. Kết hợp việc đào tạo tại trường lớp với việc rèn luyện qua thực tiễn công tác trong lao động sản xuất, trong phong trào quần chúng. Đặc biệt, cần có quy chế kiểmsoát việc sử dụng cán bộ, công chức sau đào tạo, đảm bảo đúng ngành nghề và chấp hành sự phân công.

Thứ tư về luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức:

Việc bố trí, sử dụng cán bộ, công chức chủ chốt phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, phù hợp với năng lực. Đề bạt cán bộ, công chức chủ chốt phải đúng người, đúng việc, đúng chỗ, đúng sở trường. Đây là công việc hệ trọng nên cần được thực hiện bài bản, công phu, khách quan, chống các biểu hiện tiêu cực; trọng dụng những người có đức, có tài.

Thực hiện chủ trương cán bộ “có vào có ra, có lên có xuống” tức là cán bộ được bổ nhiệm khi hết nhiệm kỳ thì thôi không giữ chức vụ lãnh đạo đó nữa. Chỉ khi được cấp có thẩm quyền xem xét quyết định tiếp tục bổ nhiệm lại thì cán bộ mới được tiếp tục đảm nhiệm chức vụ trong thời gian nhất định. Việc bố trí, sử dụng cán bộ, công chức chủ chốt về cơ bản được thể hiện cụ

thể qua những hoạt động: bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức hay điều động, luân chuyển cán bộ phải được thực hiện đúng theo quy định.

Thứ năm, chính sách cán bộ:

Chính sách cán bộ là hệ thống những quan điểm, chủ trương, mục tiêu, quy định, chế độ, nguồn lực vật chất, tinh thần của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ chủ chốt, kèm theo các giải pháp thực hiện các mục tiêu đó nhằm tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt đồng bộ, có chất lượng đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị trong mỗi thời kỳ.

Chính sách cán bộ được xem là tập hợp những chủ trương, biện pháp về lợi ích vật chất và tinh thần trực tiếp tác động đến cán bộ, công chức chủ chốt bao gồm: chính sách tuyển dụng, bổ nhiệm và miễn nhiệm cán bộ; chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; chính sách tiền lương; chính sách khen thưởng, kỷ luật cán bộ; chính sách bảo vệ cán bộ và các chính sách đãi ngộ khác đối với cán bộ…

Kinh nghiệm thực tiễn chỉ ra rằng, thành công hay thất bại của công tác tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt một phần quan trọng phụ thuộc vào chính sách cán bộ. Chính sách cán bộ có mối quan hệ hữu cơ với chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, chỉ khi có hệ thống chính sách hợp lý, được thực hiện một cách đầy đủ và thườngxuyên mới có thể tạo ra được đội ngũ cán bộ, công chức chủ chốt có chất lượng, tâm huyết với công việc và ngày càng cố gắng vươn lên. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi cơ chế thị trường được phát huy đầy đủ, nhiều doanh nghiệp, nhiều tổ chức kinh tế có những chính sách thu hút nhân tài, đãi ngộ người có tài, có trình độ khoa học kỹ thuật cao.

Trên cơ sở thực hiện tốt tất cả các chính sách đối với cán bộ, công chức chủ chốt nói chung, mỗi đối tượng cán bộ cần lựa chọn ưu tiên thực hiện một số chính sách phù hợp, cán bộ chủ chốt trẻ có nhu cầu khẳng định mình, nên ưu tiên chính sách bố trí sử dụng sao cho họ có cơ hội thử sức công việc, có

chính sách đào tạo, bồi dưỡng để họ vươn lên, có cơ hội học tập, rèn luyện; đối với cán bộ, công chức cơ sở ưu tiên sử dụng chính sách hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần, tham quan học tập kinh nghiệm; đối với cán bộ, công chức chủ chốt có kinh nghiệm thì lại cần quan tâm chăn sóc sức khỏe. Chính sách cán bộ phải được đặt trong mối quan hệ với các khâu khác của tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt nhằm tạo thành hệ thống đồng bộ, có tác động tương tác, hỗ trợ lẫn nhau nhằm đạt được hiệu quả cao nhất của công tác tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt nói chung và cấp huyện nói riêng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt tại huyện đakrong, tỉnh quảng trị (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)