Sự tàn độc của cái ác đối với cuộc sống con ngườ

Một phần của tài liệu Đặc sắc tiểu thuyết Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh 10600976 (Trang 25 - 28)

“Hiện thực đa dạng và phức tạp của cuộc sống luôn là đối tượng phản ánh của văn học nhưng mỗi nhà văn lại có những quan niệm riêng về hiện thực. Cái nhìn hiện thực do vậy không đơn giản xuôi chiều mà đa dạng, phong phú soi chiếu từ kinh nghiệm cá nhân” [11, tr.161]. Có lẽ vậy mà nhà văn Tạ Duy Anh luôn trăn trở đi tìm cái bản thể, cái nhân bản trong quá trình miêu tả hiện thực cuộc sống. Cái nhìn nhân bản về hiện thực cuộc sống là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ các tiểu thuyết của ông. Với thái độ tỉnh táo, lạnh lùng, ông sẵn sàng xát muối vào lịng bạn đọc chứ khơng vuốt ve, ca tụng, ru họ ngủ. Dùng giọng văn gây hấn chủ ý của Tạ Duy Anh là đánh thức cái thiện trong mỗi con người, giúp họ sống thật hơn với lịng mình, với cuộc đời. Và đây cũng chính là thơng điệp mà nhà văn muốn hướng đến cho người đọc.

Bằng ngòi bút sắc sảo Tạ Duy Anh đã vẽ nên một bức tranh hiện thực xã hội thật trần trụi. Với sự len thấm của cái xấu, cái ác vào đời sống thường nhật. “Hiện thực hiện lên dưới ngịi bút ơng nhập nhằng như chính cuộc sống của thời hiện tại mà chúng ta đang sống” [6, tr.31]. Đó là cái hiện thực đã góp phần làm nên thành cơng trong nghệ thuật tiểu thuyết của Tạ Duy Anh. Có thể nói điều làm nên thành công cũng như điểm khác biệt của cuốn tiểu thuyết Giã biệt bóng tối so

với các cuốn tiểu thuyết khác của Tạ Duy Anh, đó là nhà văn đã phản ánh được sự khắc nghiệt về hiện thực cuộc sống và làm rõ được cuộc hành trình Giã biệt bóng tối của con người.

Khơng nhìn hiện thực cuộc sống xi chiều, dễ dãi, lạc quan, Tạ Duy Anh đã nhìn thẳng vào bản chất của con người, đi sâu vào khám phá những vùng mờ tâm linh, những nét khuất sâu thẳm trong tâm hồn họ. Ơng khơng ngần ngại phơi bày cái nghiệt ngã của thế giới thực tại “vẫn còn quỷ sứ, độc ác, lạnh lùng, và tàn khốc” [11, tr.165]. Có lẽ chính vì vậy mà tác phẩm Giã biệt bóng tối là niềm hy vọng vào những gì tốt lành, những gì thánh thiện, những gì có thể được tìm lại dưới ánh sáng của mặt trời.

Để có một Giã biệt bóng tối, Tạ Duy Anh đã phải “chuẩn bị từ chính cuộc đời để khai thác hiện thực từ những gì mọi người cho là gai góc” [11, tr.164]. Đúng vậy! “Hiện thực trong cảm nhận của Tạ Duy Anh đã khơng cịn khả năng đem lại niềm tin cho con người, bởi nó bây giờ tối đen như một bức tranh thiên nhiên vạn trạng của cái ác, hiện thực với sự thắng thế phi lý của cái ác. Nó xé vụn đời sống con người thành những mảnh rời rạc, chắp vá đầy thương tích” [12, tr.12]. Ơng đã phơi bày hiện thực hết sức khắc nghiệt ấy với tất cả sự tàn độc của cái ác đối với cuộc sống con người. Trong tác phẩm cái ác nhan nhãn khắp mọi nơi, phủ bóng xuống đời sống con người, hợp lực với nhau tạo nên một sức mạnh ghê gớm có thể cướp đi nhân phẩm, tàn sát lương tâm của con người.

Có lẽ những hành động của các xấu, cái ác sự tàn độc của nó đối với cuộc sống con người, thể hiện rõ nhất qua nhân vật lão vua chuột. Cái cách mà lão già bóng tối tự nói về mình bao giờ cũng đầy tự đắc, bởi lão tin rằng mình có tồn quyền sát sinh và sắp xếp mọi thứ trong cuộc sống nơi này “Tao luôn ln biết ai

“bất đặc kì từ” xẩy ra ở làng Thổ Ô. Bắt đầu là cái chết của lão Tung “đang buổi

trưa nắng chang chang, bỗng lên cơn thèm ruợu bèn sang làng bên mua thì giữa đường bị sét đánh chết cháy thành than, trong tay vẫn cầm chiếc chai không” [5,

tr.15]. Rồi đến thằng San chó “chỉ kịp lăn từ bụng vợ xuống là tắt thở, cơ thể tím

tái, mặt méo xẹo” [5, tr.15]. Hay mụ Hường béo “chết cứng trong tư thế ngồi”

,“nạn nhân chết trong tình trạng rớt rãi ứ đầy miệng cịn hậu mơn phọt ra một ít phân” [5, tr.16]… “Mặc dù câu chuyện có vẻ hoang đường với nhiều tình tiết li

kì, nhưng ai đọc Giã biệt bóng tối cũng thấy đằng sau đó ‘thấp thống’ một hiện thực với bao sự kiện, biến cố cùng với những số phận con người bằng xương bằng thịt ở đời. Qua một làng mà thấy được bức tranh của cả xã hội, cả quá khứ và hiện tại. Nhìn từ góc độ này bức tranh xã hội hiện lên trong Giã biệt bóng tối thật kinh khủng, rùng rợn” [6, tr.83].

Bóng tối tràn ngập và hầu như không thể giải thích, khơng thể thay đổi, không cứu chuộc được. Cái ác luôn tồn tại trong xã hội cùng với sự mông muội và quái gở. Những chuyện mà người đọc tưởng chừng không thể tin nổi ví như chuyện cắt a-mi-dan ở hậu mơn, vụ hủ hóa bắt quả tang đôi trai gái đang trần truồng ngủ với nhau, bố chồng ngủ chung với con dâu, chồng bắt vợ ngoại tình cài bẫy lấy tiền,…Và những mặt trái của xã hôi được phơi bày hết sức cặn kẻ như theo Đỗ Ngọc Thống vừa trực tiếp vừa gián tiếp, Tạ Duy Anh hướng đến châm biếm phê phán hiện trạng suy đồi của xã hội “những cán bộ lãnh đạo ngu dốt, bỉ ổi trẻ cũng như già, các nhà khoa học, trí thức rởm, vơ trách nhiệm, quần chúng tăm tối, đĩ điếm, trộm cắp, những thanh niên nhà giàu, con ông cháu cha, nhà thơ bất tài, phụ họa…Thành như ai đọc cũng thấy một phần của mình trong đó” [6, tr.84]. Tất cả đều góp phần làm dày thêm sự ác độc ở cuộc đời. Qua đó, ta thấy hiện thực xã hội càng hiện ra một cách trần trụi nhất. Đó là “hiện ngun hình là

một cái làng bần hàn, bẩn thỉu, tăm tối xấu xa một cách kinh d ị. Dân làng ph ần lớn bụng ỏng và mắc bệnh vàng da vì đói ăn và sống trong những căn nhà hơi hám, thiếu ánh sáng. Trẻ con cứ lớn lên thành lưu manh. Chỉ những kí ức về quá khứ, tổ tiên hào hùng được tiếp tục tồn tại và ngày càng chật cứng trong mọi cái đầu” [5, tr.11].

Với giọng văn thắng thắn Tạ Duy Anh đã phản ánh đúng những góc cạnh đời thường nhất của đời sống hiện thực. Chính cái hiện thực phủ phàng ấy đã gieo vào lịng bạn đọc một sức hút kì lạ, khiến ai đọc tác phẩm thì khơng thể rời khỏi cuốn sách để truy tìm nguyên căn của những tội lỗi đó. Đây chính là một trong những nét đặc sắc nhất góp nên thành cơng trong tiểu thuyết Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh.

Một phần của tài liệu Đặc sắc tiểu thuyết Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh 10600976 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)