Hành trình Giã biệt bóng tối của con người 1 Vẫy vùng trong phủ trùm của cái xấu, cái ác

Một phần của tài liệu Đặc sắc tiểu thuyết Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh 10600976 (Trang 31 - 35)

2.2.1. Vẫy vùng trong phủ trùm của cái xấu, cái ác

Một trong những chức năng của văn học là nâng đỡ cuộc sống, thanh lọc tâm hồn con người, hướng con người đến những điều tốt đẹp. Nếu như văn học

trước 1975 thiên về ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước, sự anh dũng, bất khuất của con người Việt Nam, thì văn học đương đại lại tập trung tiếp cận những mảng khuất tối của cuộc sống, những dòng chảy tâm lý bên trong, những nổi đau nhân thế âm ỉ dai dẵng đang diễn ra trong đời sống thường nhật của con người. Trước hiện thực gai góc của xã hội, với bản năng sinh tồn, con người phải tự mình quẫy đạp trong phủ trùm của bóng tối, của cái ác, cái xấu, phải thường xuyên đối diện và đấu tranh với hiện thực cay nghiệt của cuộc sống để được sống là cuộc đời mình.

Thằng Thượng đại diện cho những gì thanh cao nhất của tâm hồn con người cịn sót lại khi bị cái ác vây bủa chà đạp. Hằng ngày nó phải đối diện và sống chung với những cạm bẫy, với cuộc sống xô bồ, với sự ghẻ lạnh của lòng người. Sau cái chết của bà, nó phải tự lực cánh sinh kiếm sống. Nó “len lỏi đến

khắp các ngõ ngách, quán xá, mắt cứ chăm chăm nhìn xuống dưới, bắt chước những đứa bạn, hể ai có giầy là gạ gẫm bất kể giầy của họ có cần đánh hay không” [5, tr.27], bị lừa đi bán ma túy, bị rơi vào cạm bẫy của “lần này là của đám dắt gái cho người nước ngoài” [5, tr.35].

Thằng bé đã hứng chịu bao nỗi cay đắng của cuộc đời, nó đã cố “vẫy vùng” trong phủ trùm cạm bẫy trong “loang loáng giữa sáng và tối. Tôi cố gắng để xác

định một hướng đi. Phía nào cũng lạ lẫm đối với tơi. Cuối cùng tôi đành đi về một hướng mặc dù khơng biết phía trước là nơi nào” [5, tr.46]. Vốn an phận muốn

được yên thân nên thằng bé chỉ biết câm lặng. Trong ý thức của mình nó hiểu“chẳng có ai bênh vực cho tôi”. Bởi thế, thằng bé, cơ đơn, lạc lồi giữa dịng người đơng đúc vơ tình, vơ cảm đến tột cùng. Cho đến một ngày cậu gặp được cơ gái cave. Có lẽ, cậu đã tìm thấy được điểm chung ở trong con người của cơ. Cơ làm nghề “bán trơn ni miệng” vơ tình cậu ngủ ngay nơi cô làm ăn. Cậu tận mắt

chứng kiến cái cảnh cô gái phải đưa hết sức lực và khả năng của mình ra để chiều lịng khách. Qua những tiếng chào hàng, sự mặc cả,…Tất cả chỉ mong muốn là kiếm được tiền. Nhưng thật trớ trêu ông khách mà cơ gái khó khăn lắm mới kiếm được lại bỏ đi với lý do đơn giản là thấy thằng bé ngủ bên lề đường. Thế là cậu làm mất khách của cô. Mặc dù rất giận cậu nhưng cô cũng bắt gặp trong con người cậu bé một sự đồng cảm. Chính điều này đã làm lương tâm trong sáng trong con người cô bị đánh mất bấy lâu nay giờ đã trỗi dậy. Và có lẽ cơ sẽ quyết đi tìm lại chính nó. Hiện thực cay nghiệt bóp nghẹt sự sống và con người đành phải tự thích ứng để sinh tồn.

Con người lao vào cuộc sống mưu sinh, tự vẫy vùng, chấp nhận bị chà đạp lên nhân phẩm và thể xác, bị xa lánh, bị tách rời khỏi cộng đồng, bị hất hủi,…để được sống. Cô cave ý thức được mình “những giấc mơ của tơi đều bị bao phủ bởi

một bóng đêm khổng lồ” [5, tr.225], đau đớn, bẽ bàng “khơng thể nhớ nổi đã có bao nhiêu gã đàn ơng từng tìm thấy cảm giác thiên đường trên bụng tôi” [5,

tr.225]. Mỗi người một cách, thằng bé lang thang, cô gái cave và cả lão già ăn xin những con người trong muôn vàn số phận đều phải tự vẫy vùng trong cay nghiệt của cuộc sống. Bản năng và nghị lực sống của con người trong phủ trùm của bóng tối, tiêu biểu là số phận của thằng bé tên là Thượng và cô ả cave.

Quá khứ của cô quá đen tối, cô sinh ra trong một gia đình chẳng đàng hồng tử tế gì. Suốt ngày cơ ln nhận những lời nguyền rủa cay đọc từ các cô chị

“mày là đồ con hoang”, “mày lớn lên cũng phải đi làm đỉ thơi” [5, tr.224]. Chính

những lời nói đó làm liều thuốc giết chết tâm hồn cơ. Năm cô lên 16 tuổi cô đã bị bố dượng hiếp rồi bị mẹ cô đuổi ra ngoài đường. Và cứ thế “tuổi thơ tôi rách tươm như tấm áo mẹ mặc suốt thời thiếu nữ”[5, tr.224]. Chính vì sư tàn độc ghê

Từng là một cố nông, từng làm chủ tịch xã, nhưng rồi xã hội nên lão thành một kẻ ăn mày, lang thang kiếm sống qua ngày. Chính sự quá khắc nghiệt của hiện thực cuộc sống đã làm lão mất đi bản năng sinh tồn của con người. Lão phải sống chui lủi, phải vất vả đi kiếm “cơm thừa, canh cặn để sống qua ngày” [5,

tr.71]. Khi chết, lão tưởng cuộc đời mình lão sẽ được an nhàn hơn, được đối xử tử tế hơn, nhưng trớ trêu thay, khi đã lão chết lão còn bị đối xử phủ phàng và tàn nhẫn hơn. Người ta không để ý đến cái chết của lão. Họ mai táng lão không một chút thương xót.“chúng bó tao trong một mãnh chăn cáu bẩn, dùng lạt cật tre

buộc túm hai đầu rồi vùi qua loa xuống rìa khu nghĩa địa” [5, tr.68]. Nỗi uất hận

theo lão vào tận cùng tăm tối của hầm mộ và tăm tối trong tâm hồn lão. Lão lão ẩn mình sau bóng đêm để làm những chuyện mà lão cho là đúng. Lão hành động theo bản năng, với mục đích trả thù những người đã đối xử tàn nhẫn với lão. Thôi thúc lão ni trong mình một mối thù sâu đậm với cả dân làng Thổ Ô “nằm ở dưới mộ tao ngày đêm tìm cách trả thù” [5, tr.72].

Về số phận của con người trong phủ trùm của cái xấu, cái ác, Tạ Duy Anh đã khẳng định cái xấu, cái ác là do chính con người tạo ra. Đó “là cái ác tự có trong mỗi con người, trong bản chất con người [6, tr.32]. Chính từ điểm nhìn đó, Tạ Duy Anh “truy tìm đến cái bản thể người, cái ác nãy sinh từ đâu, cái sáng, cái khát vọng sẽ tranh chấp với bóng tối như thế nào” [6, tr.32], hịng phơi bày những khía cạnh phức tạp bề bộn của cuộc sống này. Sự lãnh cảm của cái ác, những tệ nạn, những thói hư tật xấu, khi hoàng hành trong xã hội, vấn đề đặt ra là con người phải tự nhìn lại chính bản thân mình, tự đưa tâm hồn mình trong thanh sạch cao cả để vươn tới ánh sáng, vươn tới cái thiện. Điều này thể hiện sự nhất quán tư tưởng Tạ Duy Anh trong Giã biệt bóng tối “làm thế nào để hướng con người vào

Một phần của tài liệu Đặc sắc tiểu thuyết Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh 10600976 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)