Tìm sáng bằng cái thiện

Một phần của tài liệu Đặc sắc tiểu thuyết Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh 10600976 (Trang 35 - 39)

Làm thế nào để hướng con người đến với ánh sáng, đến với cái thiện, cái thanh cao trong cuộc đời. Có lẽ những trăn trở của Tạ Duy Anh cũng là vấn đề nhức nhối đang tồn tại trong xã hội. Chính vì lẽ đó là Tạ Duy Anh hướng con người đến những gì giá trị nhất của cuộc sống. Đó là tìm về cái thiện, tìm về ánh sáng. Trong quan niệm của Tạ Duy Anh, con người có cả phần thánh thiện và ác quỷ. Khi nhấn mạnh cái ác, cái xấu, cái lẻ loi, cô đơn, tội lỗi và thù hận của con người, Tạ Duy Anh đã thể hiện cái nhìn trung thực dũng cảm về cái ác tiềm ẩn nhằm lay thức con người tìm về với cái thiện, cái nhân văn của cuộc đời.

Trong những ngày dài ảm đạm, tăm tối như hũ nút, thống có chút ánh sáng leo lét mà ấm cúng hiện ra trong tâm hồn con người. Đấy là mỗi khi thằng Thượng nghĩ về người bà của nó, thường là trong những giấc mơ. Khi thằng thượng biết được mình là nguyên nhân gián tiếp gây ra những cái chết kì lạ ở trong làng Thổ Ơ thằng bé quyết định chống lại bóng tối bằng cách khơng nguyền rủa anh Bính, mặc cho anh ta “Quát mắng, bạt tai, bắt bưng bê cả nước cho anh

ta rửa chân” [5, tr.208]. Nó chập nhận tất cả “một mực câm lặng” [5, tr.208],

mặc cho lão già trong bóng tối đe dọa “nó sẽ khơng thể nào câm lặng mãi” [5,

tr.208], mặc gã Bính hành hạ cậu, bắt “phải nhận đã ăn cắp tiền của anh ta vì th ế

mà anh ta phải dừng việc xây nhà” [5, tr.210]. Sợ hãi bóng tối quay trở lại cùng

cái ác nên thắng bé đã kháng cự lại chúng. Sức chịu đứng của thằng bé là quá lớn, nó biết nó chỉ cần bng một câu nói thơi là anh ta có thể biến ngay khỏi cõi trần này nhưng lương tâm trong sáng của nó khơng cho phép nó phủ nhận những gì mà mình đang cố gắng để vươn tới. Sự im lặng chịu đựng của thằng Thượng là cách để nó về với ánh sáng nhưng cũng là cánh nó bảo vệ gã Bính khỏi phủ trùm của cái ác.

Việc chống lại bóng tối của thằng Thượng diễn ra như một cuộc chơi của cái ác nhưng nó thực sự là là một cuộc chiến quyết liệt, đầy cam go của con người với cái ác. Khát vọng, ý chí quyết tâm chống cái ác của Thượng chính là sức mạnh to lớn để nó chống trả bóng tối hướng đến ánh sáng. Cuộc chiến kết thúc thằng bé đã chạm tay vào linh hồn của ánh “hình như tơi đang ở rất gần ranh giới giữa ánh sáng và bóng tối” [5, tr.255]. Lịng nó “nhẹ tênh tênh như vừa thoát khỏi một tai họa” [5, tr.254]. Nhưng nó cũng cảm thấy tủi thân “tơi đành khóc thương cho tơi, cho anh ta, cốt để vơi bớt đi nổi đau đớn của một cậu bé bị hành hạ” [5, tr.212]. Cuối cùng ánh sáng đã chiến thắng bóng tối. Thằng Thượng thấy

mình đã chiến thắng bằng lòng tha thứ và đức khoan dung “đã nhẹ nhàng nằm

xuống trong cái ý thức bóng tối đang tàn lụi. Tôi biết chắc như vậy không phải tiếng con gà nào đó sẽ cất tiếng gáy như mọi hơm mà nhờ vào bước chân xa d ần của kẻ dấu mặt. Ơng ta và dàn đồng ca của ơng ta chằng có việc gì để làm khi cuộc sống chỉ cịn lại lại lịng tha thứ, khi mỗi chúng tơi biết chắc chúng tôi là ai, trước mặt chúng tơi là gì và khi ánh sáng tràn đến” [5, tr.257], ánh sáng, cái thiện

đã bao phủ hoàn toàn khơng gian cuộc đời của nó.“Tơi đã chờ cái ngày này, tơi

chụm tay, hướng về phía mặt trời và hét lên một tiếng thay cho lời giã biệt bóng tối” [5, tr.258].

Trong cuộc chiến đấu thầm lặng mà căng thẳng, quyết liệt với thế lực bóng tối, với cái ác mênh mơng, khơng cùng, thằng bé lạc lồi, đơn côi và mong manh ấy đã chiến thắng. Nó đã kiên quyết không về hùa với đội quân của bóng tối, khơng đồng lõa với bóng tối. Nó chiến thắng bằng lịng kiên trì nhẫn nhục, bằng sự câm lặng chịu đựng, ln nhìn cuộc đời bằng ánh mắt tha thứ và khuôn mặt hồn tồn khơng thấy biểu hiện của nỗi đau đớn thù hận.

Tạ Duy Anh lột tả được tâm trạng nhẹ nhàng, thanh cao của thằng bé Thượng khi khát vọng tìm về ánh sáng, tìm về cái thiện khiến con người trong tận cùng tăm tối vẫn không nguôi trăn trở và suy nghĩ. Ả cave trong bóng tối nghĩ cuộc sống này khơng cịn chỗ cho cái thiện, cho những ước mơ và khát vọng. Nhưng khi bắt gặp được ánh mắt ngây thơ, trong trắng của thằng Thượng thì cuộc đời đầy u tối, buồn đau của ả đã được hắt sáng“chính nó sẽ gột rửa cho tơi những

vết nhơ trong quá khứ. Nó là đoạn đường cuối cùng tôi phải vượt qua trước khi từ giã cõi đời này” [5, tr.232]. Chính vì vậy mà trong cơ gái ấy luôn ánh lên niềm hy

vọng sẽ tìm được cậu bé và nó sẽ là động lực để cơ tiếp tục sống và làm những việc có ích nhất.

Có thể nói, cái thiện đang sống đang tiềm ẩn trong cô “lo cho thắng bé, chỉ

sợ nó chết trên vỉa hè khi khơng có bất cứ ai trên cõi đời này thương xót nó” [5,

tr.231]. Khi thiên lương còn sống lại, người ta bỗng muốn nghĩ về tương lai, về ý nghĩa của sự sống. Cơ ước mình là mẹ thắng bé, ước sẽ tìm kiếm một cơng việc gì đó để ni dưỡng nó dù là bới rác, bưng bê bơ chậu ở bệnh viện, lau dọn nhà vệ sinh,…Cô chấp nhận làm tất cả chỉ với một hy vọng đem lại hạnh phúc cho cậu bé ấy. Bởi cơ nghĩ rằng “tương lai của nó cũng là tương lai của tơi” [5, tr.231]. Chính vì những khát vọng hướng thiện ấy đã thúc đẩy cô đi đến quyết định vào trại giáo dưỡng, ở đó cơ sẽ “gột rửa” hết những vết nhơ của quá khứ. Để chuẩn bị cho hành trình “gột rửa” ấy cơ đã làm cho mình “trở nên sạch tinh tươm và cịn

phảng phất một thứ hương thơm nhè nhẹ” [5, tr.219]. Cơ quyết tâm tìm về ánh

sáng. Mặc kệ những cám dỗ, cô chấp nhận bị nghi oan, bị sĩ nhục cô vẫn một mực im lặng “mọi người trong trại gọi tôi là mụ câm” [5, tr.233]. Lặng im, câm nín

mà hướng thiện người phụ nữ ấy đã từ giã bóng tối, từ giã những hành vi dơ bẩn của mình trong quá khứ. Để hướng đến ánh sáng, hướng về cái thiện, cái chân lý

đích thực của cuộc sống. Chính tính thiện trong con người ấy đã cất lên một thanh âm khác, thánh thiện và đầy khả năng cứu rỗi. Thiên âm trong tâm hồn người phụ nữ từng một thời quảng quật bán thân nuôi miệng đã đến được đích đồng cảm. Một nữ tù đã thức tỉnh lương tâm mình để quay về cuộc đời lương thiện.

Khơng chỉ có vậy, chính những lời nói của ả cave ấy trước khi bước vào trại phục hồi nhân phẩm đã trở thành vầng sáng hướng thiện cho gã Bính. Khi biết được thắng bé mà ả cave nhờ mình đi tìm chính là kẻ mình từng đánh đập, làm gã giấy lên sự hối hận, cắn rứt lương tâm. “tôi chỉ muốn chết trước khi trời sáng” [5, tr.256]. Gã tự dằn vặt bằng sự sám hối thật thà “tơi chỉ nên ở lại trong bóng tối

mới mong thốt được chính cái bóng tối ấy” [5, tr.256]. Và bản năng hướng thiện

đã giúp gã bắt gặp được vùng sáng lương thiện “chính là khn mặt của ả gái làm

tiền” [5, tr.256]. Điều ấy, đã khiến gã Bính bừng tỉnh với quyết tâm làm lại cuộc

đời và quyết định “sẽ đưa thằng Thượng đi tìm người đàn bà ấy” [5, tr.267]. Cuộc hành trình hướng thiện, tìm sáng bằng chính cái thiện của con người đã được Tạ Duy Anh thể hiện một cách thật sâu sắc và độc đáo.

Những con người trong bóng tối, bằng bản năng hướng thiện, quyết tâm hướng thiện sau những năm tháng ngập chìm trong bóng tối, cái ác đã làm đột phá khước từ bóng tối, tiễn biệt bóng tối của cuộc đời và bóng tối trong chính bản thân mình. “Gột rửa” những vết nhơ của quá khứ để tìm về với ánh sáng của tương lai, cuộc thanh tẩy tâm hồn và thể xác quyết tâm tìm về cái thiện của con người trong Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh là âm hưởng nhân bản chính trong

tác phẩm. Tạ Duy Anh đã thể hiện rất thành công quan điểm này, bằng kỹ thuật xây dựng tâm lý nhân vật độc đáo và khả năng chiến thằng trong mỗi con người.

Chương 3

Một phần của tài liệu Đặc sắc tiểu thuyết Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh 10600976 (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)