Tạ Duy Anh là một trong những nhà văn đã tạo cho mình một phong cách rất riêng. Bởi “Ngôn ngữ tiểu thuyết Tạ Duy Anh là minh chứng cho một thứ ngôn
ngữ văn xuôi bề bộn và thơ nhám của đời sống hiện tại. Nó khơng phải là một thứ ngơn ngữ đơn điệu sạch bóng, nó tạp nham như một vỉa quặng. Nó khơng tuyệt giao với ngơn ngữ thơ ca nhưng nó kiêu hãnh đứng tách ra như b ộ mặt của văn xi đích thực” [11, tr.88]. “Cái chất nông dân trong Tạ Duy Anh vẫn có, nhưng đang chuyển mình trong một nổ lực vươn tới thứ ngơn ngữ của trí thức hơn, tinh lọc hơn” [11, tr.89]. Chính điều này đã tạo nên một thứ ngôn ngữ cá biệt hóa
mang đậm phong cách Tạ Duy Anh.
Trong Giã biệt bóng tối có sự pha trộn nhiều ngôn ngữ, từ ngôn ngữ sinh
hoạt đời thường đậm chất “dung tục”, ngơn ngữ thơ, ngơn ngữ iếc hóa, đánh vần con chữ, tiếng lóng, đến cả thành ngữ, tục ngữ,… Đó là thứ ngơn ngữ mang tính chất “trần trụi”, ngôn ngữ “suồng sả” đời thường đến cực độ. Khác với Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương,… ngơn ngữ của Tạ Duy Anh không hề trau chuốt, gọt dũa mà mang nhiều hơi thở của hiện thực gắn với ngôn ngữ của đời thường.
Trong Giã biệt bóng tối, xuất hiện nhiều khẩu ngữ, ngôn ngữ vỉa hè, những thứ
ngơn ngữ “thiếu văn hóa”, “cống rãnh”, “chợ búa” đậm chất phố phường của thời hiện đại. Điều đặc biệt là thứ ngôn ngữ ấy được lặp đi lặp lại trong tác phẩm tạo nên một phong cách ngôn ngữ rất cá biệt.
Từ ngữ dung tục là một cách thức tạo nên vị trí quan trọng của tác phẩm hậu hiện đại nói chung, của Tạ Duy Anh nói riêng. Trong Giã biệt bóng tối, nó được Tạ Duy Anh thể hiện bằng những tiếng chửi tục tỉu “vỉa hè”, những thứ ngôn ngữ dung tục, vơ văn hóa. Đó là phát ngôn của một cán bộ an ninh “Mẹ kiếp, hôm nay chả có lộc lá gì nhỉ? Bọn trộm cướp, nghiện hút, cò mồi, bảo kê, chạy hộ khẩu, làm sổ đỏ, đăng kí khai sinh, khai tử, khai thuế, giấy xin phép… chết hết rồi hay sao mà chả thấy có vụ việc gì bõ bén cả. Độc một con đĩ thì bướm cũng rách tươm cịn ăn nhằm mẹ gì. Về đi đánh con đề vậy” [5, tr.181]; là tiếng
chửi của lão già đối với bọn trí thức “rởm”:“Chúng nó ngồi đâu cũng vãi ra những lời sặc mùi ái quốc, thực chất còn thối hơn cả mắm tao nhưng lại tự cho mình cái quyền kinh người khác như mẽ. Đám này ngồi đâu là bàn chuyện quốc sự, chuyện tình dục,(….) chỉ có trở về thời ngun thủy thì mới dùng hết kết quả của các nhà nghiên cứu ấy” [5, tr.40]; là tiếng chửi sau lưng của ông chủ quán
bar đối với một phụ nữ quyền quý “Mẹ kiếp, tưởng trong nó mỹ miều, mỏng manh
mệnh phụ phu nhân thế mình mới mạnh mồm” [5, tr.45]; là tiếng chửi của đám khách “ơng đái vào cóc bây giờ” [5, tr.41]; tiếng chửi của gã lái xe đối với thằng Thượng “Cơm không muốn ăn lại muốn ăn cứt chắc! ông cho mày nát bét bây
giờ” [5, tr. 46].... Tất cả đều được Tạ Duy Anh phơi bày “trần trụi” lên trang sách.
Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng khá nhiều “tiếng lóng” phần lớn là phát ngôn của cô gái cave và những con người vơ văn hóa. Chúng tơi tạm liệt kê ra những từ ngữ tiêu biểu như sau: đan rổ, khét lẹt, thiệt đơn thiệt kép, chộp đúng
con ba ba của mụ ta, càng nói càng tức dái, ngứa buồi, cho em tờ cụ xanh. “hàng bãi mà đòi cao thế, ba que, ưng thì bập ln” [5, tr.49], cịn em nuốt lắm, nét như sony,... Những thứ ngôn ngữ “thiếu văn hóa” đã ấy xuất hiện khá nhiều trong văn
xuôi Việt Nam đương đại, tiêu biểu như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn ngọc Tư, Hồ Anh Thái nhưng ở Tạ Duy Anh, nó được đẩy đến cực độ, đến tận cùng, phá vỡ đi ranh giới giữa ngôn ngữ văn chương và ngôn ngữ đời thường, khiến người đọc khá “sốc” bắt gặp nó. Nhưng có lẽ, chính cái mật độ xuất hiện ngơn ngữ ấy đã tạo nên nét độc đáo cho sáng tác của nhà văn. Lựa chọn điểm nhìn từ góc độ hiện thực nhằm phản ánh được mặt trái của xã hội, sử dụng ngôn ngữ trần trụi, dung tục là một dụng ý nghệ thuật của Tạ Duy Anh trong Giã biệt bóng tối.
Trong Giã biệt bóng tối, ngơn ngữ “iếc hóa” được sử dụng khá nhiều. Đây là thứ ngôn ngữ khẩu ngữ xuất phát từ “cửa miệng” của nhân vật. Qua khảo sát chúng tơi có thể liêt kê ra những từ ngữ tiêu biểu như sau: văn sĩ văn siệc, triết học triết hiệc, ăn iếc, ngủ nghiếc, làm tình làm tiệc, hạnh phúc hạnh phiệc, chết chiệc ra sao, đại gia đại điệc, chủ tịch chủ tiệc, ngài nghiệc rách việc, trí thức trí thiệc, tiến sĩ tiến tiến siệc, thằng đội thằng điệc, lãnh đạo lãnh điệc, đội ngũ đội nghiệc, nam nhi nam nhiếc, đĩ điếc, lí luận lí liệc, triết lí triết liệc, nguyên tắc nguyên tiệc, liên kết liên kiệc, ngụ ngôn ngụ nghiệc, thuốc phiện thuốc phiệt, tiết canh tiết kiệc, mơ miếc, lợn liệc, gium giệc, mèo miệc, rủa riệc, khẩu hiệu khẩu hiệc,… đánh vần con chữ: “Nờ ơ nơ hỏi nở rờ a ra, Nờ ơ nơ hỏi nở rờ a ra, Nờ ơ nơ hỏi nở rờ a ra,…” [5, tr.72]. “Hờ ay hay ngã hãy lờ ên lên đờ ương đương huyền đường…” [5, tr.73]. Lớp từ ngữ này được kết hợp với kiểu và lớp từ láy
mang nhiều sắc thái tượng hình, tượng thanh tiêu biểu như: đỏ lòe đỏ loẹt, thối nòng nặc, trống huếch trống hoác, lạnh tênh lạnh ngắt, biết tổng tồng tông,…[5, tr.209], đã tạo nên một sắc điệu ngôn ngữ rất đặc biệt trong Giã biệt bóng tối.
Tiểu thuyết Giã biệt bóng tối cịn là một tập hợp nhại nhiều phong cách
ngơn ngữ: Nhại ngơn ngữ hành chính, “Biên bản về vụ hủ hóa bắt quả tang” [5, tr.6], nhại phong cách ngôn ngữ thời sự “tường thuật trên một bản tin thời sự” [5, tr.15], đặc biệt là ông nhại phong cách sân khấu chèo dân gian, mang đậm ngôn ngữ thơ.“Nào nổi trống lên anh em ơi, diễn tiếp, khơng thì đời buồn chết đi được.
Hậu cảnh, nhắc nhở, phụ trách phông màn, ánh sáng ai vào chổ của người ấy, cấm có được sơ suất. Bè thứ nhất(…), bè thứ hai(…), bé thứ ba(…), bè thứ tư(…), bè thứ năm(…). Cùng nhau xông pha điệp khúc” [5, tr.190 - 193]. Ngoài ra trong tác phẩm ơng cịn sử dụng khá nhiều câu thành ngữ khác nhau. Chính sự pha trộn nhại nhiều phong cách ngơn ngữ này đã làm tăng tính hiện đại cho tác phẩm.
Sự kết hợp này không chỉ xố bỏ khoảng cách giữa cao cấp và bình dân, giữa văn chương và đời thường trong sáng quan niệm nghệ thuật của Tạ Duy Anh mà còn thể hiện sự tài hoa trong cách sử dụng ngôn ngữ đặc biệt để phản ánh những vấn đề sống căn bản của con người.