Hiện thực trong tiểu thuyết Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh là cả một thế
giới của tội ác, của sự trừng phạt ghê gớm. Dường như con người sống bế tắc trong việc hoàn lương, trở về với cái vong bản, cái nhân văn cao cả nhất của con người. Con người là quý phẩm của cuộc sống, nhưng nhiều khi con người bị coi thường, và bị tước mất nhân phẩm của mình.
Trong suốt 262 trang sách, người đọc có thể nhận diện sự băng hoại đạo đức, tàn sát về nhân phẩm con người. Không phải ngẫu nhiên mà đa số nhân vật trong Giã biệt bóng tối đều có chung một đặc điểm là tham lam, ích kỉ và tàn nhẫn. Và khơng phải khơng có lý khi Phạm Thị Thu Hương nhận xét: “Con người trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh thiếu chất người khủng khiếp. Họ hòa hợp tuyệt đối với cái phong cảnh hiện thực đen tối xung quanh. Họ mất hết nhân tính, điên cuồng chạy theo dục vọng bản năng, mờ mắt vì những cám dỗ tiền bạc, tình dục và danh vọng” [12, tr.19].
Nếu trong Thiên thần sám hối, Tạ Duy Anh mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra sự vong bản của con người vì lịng vị kỉ, vì dục vọng tàn ác với chính thế hệ tương lai, thì đến Giã biệt bóng tối, ông đã thực hiện một bức tranh toàn cảnh
phơi bày mọi khía cạnh gai góc của đời sống thường nhật. Đó chính là tình trạng con người đang tự tàn sát nhân phẩm của chính mình. Tạ Duy Anh đã đi sâu vào khắc họa những bi kịch tha hóa vì dục vọng, bi kịch băng hoại về phẩm chất đạo đức của con người “là phương tiện để tác giả trình bày những suy tư, khắc khoải về hai chữ “con người””[11, tr.166].
Hình ảnh của lão Tung bán phân tham lam, thích bóc lột sức lao động của người khác, “hất cả một muỗng phân vào người” thằng Thượng, hay một thằng San chó, suốt ngày chỉ biết rượu chè, chuyên lấy vợ mình ra làm cần câu để kiếm tiền uống rượu. Xem đồng loại như chó ni trong nhà để mình sai bảo đã gây ám ảnh lớn cho người đọc. Chỉ vì quyền lợi cá nhân, vì lịng họ ích kỉ mà họ quên đi cái phẩm giá cao quý nhất của một con người, sẳn sàng đối xử tàn nhẫn chà đạp lên thân phận đồng loại. Hiện thực cuộc sống sao phủ phàng và trớ trêu đến thế. Đáng lẽ cậu bé đó phải được bảo bệ, được chăm sóc, được u thương nhưng chính vì lịng ham mê dục vọng, ham mê của cải tiền bạc đã khiến họ đánh mất bản năng nhân đạo của con người. Họ đã tự hủy hoại nhân phẩm của chính mình.
Khơng chỉ có lão Tung, thằng San mà còn rất nhiều nhân vật khác cũng tự tàn sát nhân phẩm của chính bản thân. Đó là ơng Thìn người làm phụ trách an ninh của làng “có tật nhỏ là thích chim chuột gái có chồng, thỉnh thoảng hóng hớt rồi đặt điều nói xấu người khác trong khi trước mặt thì lại lên giọng tử tế” [5, tr.21]. Sẵn sàng, trắng trợn đuổi thằng Thượng đi ngay trong đêm tối để thỏa mãn dục vọng của mình. Mụ Hường béo làm nghề trộm vặt ở chợ, mụ đã từng ăn nằm với quản giáo, mụ gây gỗ với các nữ viên trong trại cải tạo. Lúc nào mụ cũng ở
trong tư thế “ngựa quen đường cũ”, “hại được bất cứ ai mụ cũng lấy làm sung sướng bất hạnh của của người khác là niền vui khôn cùng của mụ” [5, tr.111]. Người dân xung quanh họ nhịn mụ như nhịn ăn cơm sống. Thậm chí khi trời nóng
“mụ gần như cởi truồng đi nồng nỗng họ cũng coi như khơng nhìn thấy” [5,
tr.111]. Có lẽ trong bản thân mụ Hường phần “con” đã chiếm gần hết phần
“người”. Mụ chà đạp lên dự luận xã hội, cướp “bát cơm” trên miệng của một đứa bé rất đáng thương, ném vào mặt nó những lời tục tĩu nhất. Mụ là hình ảnh tiêu biểu của sự băng hoại nhân tính. Có thể thấy, “Bằng việc quan tâm đến những vấn đề hiện thực gai góc và số phận con người bên miệng vực của cái ác, với bao thăng trầm xô đẩy của lịch sử, tác phẩm Tạ Duy Anh mở ra những chiều sâu mới mẽ về bản thể về con người và nhân thế” [11, tr.170].
Con người trong Giã biệt bóng tối họ tự hủy hoại chính bản thân mình bằng liều thuốc phi nhân tính, phi đạo đức. Sự băng hoại đạo đức, băng hoại lương tâm của con người đã được Tạ Duy Anh hình tượng hóa bằng việc sử dụng những con người mang lốt quỷ, ham mê dục vọng, khơng có lịng nhân từ, khơng có liêm sỉ, khơng có tâm linh, khơng có văn hóa, khơng có những gì cần thiết để cấu tạo nên mối quan hệ người với người.
Với những con người ấy quá khứ là một chuỗi dài tội lỗi, sống cuộc đời bất tuân phép tắc.“Từng đặt điều vu cáo chính chú ruột của mình trong cải cách
ruộng đất, khiến ông này uất quá hộc máu mồn chết tươi ngay trên bàn đ ấu tố”
[5, tr.117]. Sẵn sàng lên giọng đạo đức dạy dỗ người khác, sẵn sàng dồn con trai mình đến chân tường. Khiến nó phải “lao vào chuồng trâu chặt đứt phăng một
chân con nghé sau đó bỏ nhà đi biệt tích” [5, tr.118] (Lão Phụng). Với cách thể
hiện một hiện thực gai góc, được soi xét nghiền ngẫm ở nhiều tầng quan hệ. Thể hiện sự chiếm lĩnh được ở bề sâu và bề rộng của hiện thực đời sống. Trong sự
băng hoại của đạo đức, nhân cách của con người, có một sự thức đau đớn mà Tạ Duy Anh đã chỉ ra đó là những “nhân cách chết” ấy khơng chỉ là “ung nhọt” cá thể mà nó đang trở thành một hiện trạng xã hội phổ biến “Mà đâu phải chỉ có tao, thiên hạ đầy người đã từng làm như vậy” [5, tr.117] chẳng hạn như lão Định, lão
Phụng, mụ Hường,…Khai thác những tăm tối, xấu xa của con người Tạ Duy Anh khơng chỉ coi đó là bi kịch của cá nhân mà cịn coi đó là bi kịch của cộng đồng, bi kịch “tự sát” đi nhân phẩm của chính mình. Trong quan niện của Tạ Duy Anh, xét từ gốc độ nhân văn và những chuẩn mực đạo đức thì những kẻ sống trong cái làng Thổ Ô ấy khơng có được mấy “người”. Điều này thể hiện rõ cái nhìn nhân bản trong cảm quan hiện thực của Tạ Duy Anh.
Dưới ngòi bút sắc sảo của mình, Tạ Duy Anh đã phơi bày tất cả những vùng sâu tâm linh ẩn chứa trong đáy sâu tâm hồn con người. Ông phác họa chúng trong một bức tranh hiện thực đa chiều. Có thể nói, ngịi bút Tạ Duy Anh luôn chĩa ra trăm ngàn mũi nhọn thọc sâu vào tận đáy tim của người đọc một nỗi đau cùng tột. Phải chăng đây là dụng ý của tác giả nhằm để lại trong lòng người đọc một nỗi đau khắc khoải, một dư âm khó quên. Chính sự khắc nghiệt của cuộc sống đối với con người đã giúp người đọc nhận ra ý nghĩa đích thực của tác phẩm. Có lẽ, Tạ Duy Anh viết nên những trang văn khắc họa những vấn đề nhức nhối này là để nhằm tạo sự ám ảnh trong lòng người đọc và mong muốn cái ác, cái tàn sát về nhân phẩm con người trong cuộc sống sẽ giảm đi phần nào.