“Văn học khơng thể thiếu nhân vật, vì đó chính là phương tiện cơ bản để
nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thực hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực” [9, tr.126]. Tạ Duy Anh đã xây dựng được
một thế giới nhân vật đa dạng, sinh động nhưng đồng thời cũng khá phức tạp, nhiều ám ảnh. Các nhân vật của ông, với đủ mọi hạng người, mọi tầng lớp, đã
bước vào tác phẩm với vẻ trần trụi, nhơ nhuốc, để lại trong lòng người đọc nỗi ám ảnh khó phai. Với cảm quan hậu hiện đại, của các nhân vật trong tiểu thuyết Giã
biệt bóng tối là biểu hiện của sự đổ vỡ những trật tự đời sống, tính áp đặt của cái
chính thống, của các phát ngôn lớn, sự đảo lộn trong các thang bảng giá trị đời sống, sự mất niềm tin, bơ vơ, lạc loài, vong thân, tâm trạng hồ nghi tồn tại và tình trạng bất an của con người. Tạ Duy Anh đã hướng người đọc vào một thế giới nhân vật đa chiều với nhiều nét mới. Ơng lồng ghép vào nhân vật của mình nhiều yếu tố hiện thực và kì ảo, vận dụng thủ pháp đối lập khi miêu tả ánh sáng và bóng tối, để mỗi nhân vật hiện như một mảnh ghép của cuộc sống.
Có thế nói, văn chương Tạ Duy Anh là nỗi khắc khoải đi tìm bản ngã, tìm một giá trị thật sự nhân bản trên cái đời sống đổ nát, điêu tàn, là sự loay hoay lý giải, hoá giải những nỗi đoạ đầy con người từ tiền kiếp. Nhìn đời sống như những mảnh vỡ, Tạ Duy Anh cũng dùng thủ pháp lắp ghép và phân mảnh để xây dựng nhân vật.
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Giã biệt bóng tối của ơng, vì thế, là tập hợp của những mảnh vụn hiện thực - mỗi mảnh vụn nằm ở một chỗ riêng của nó - mỗi mạnh vụn tự nó là một tâm điểm và nó mang giá trị tự thân. “Dựa vào các chỉ dẫn được tác giả phân tán trong văn bản, người đọc có thể tái dựng được những thông tin cần thiết về nhân vật chính, tuy nhiên, thay vì triển khai tự sự bám vào “cuộc phiêu lưu của nhân vật”, nhà văn lại biến tự sự trở thành một cuộc phiêu lưu của cái viết, nghĩa là sự chắp ghép ngẫu nhiên những mảnh vỡ - những sự kiện phân tán và rời rạc” [11, tr.374].
Nhân vật trong tiểu thuyết Giã biệt bóng tối được phân mảnh gắn với hiện tượng phân rã cốt truyện. Các chuỗi sự kiện gắn với hành động của nhân vật chính, tự tan vỡ thành một chuỗi lắp ghép các phân đoạn, các “mảnh vỡ” của cuộc đời các nhân vật trung tâm là thằng bé Thượng, lão già trong bóng tối. Xuyên suốt
từ quá khứ đến hiện tại, tác giả đã lần lượt để cho nhân vật Thượng tự bộc lộ mình qua những mảnh vỡ nhỏ để thêu dệt nên một cuộc đời của câu bé trên hành trình từ giã bóng tối hướng đến ánh sáng. Đó là hàng loạt câu chuyện của nó từ tuổi thơ đến lúc nó thốt được đến ngơi miếu và gặp lão già trong bóng tối rồi phát hiện ra những nguyên nhân của các cái chết kì lạ ở làng Thổ Ô. Cuộc gặp gã đào mỏ, sự hung bạo của kì lạ của gã Bính đối với nó và mảnh vỡ cuối cùng là nó kiên quyết từ giã bóng tối và nó đã chiến thắng. Nhưng cuối cùng cuộc sống dưới cái nhìn của Thượng vẫn là cái nhìn của cặp mắt trẻ thơ hồn nhiên trong sáng.
Cuộc tranh đấu giữa Thượng và lão già bóng tối là cuộc đấu tranh giữa thiên - ác, giữa ánh sáng - bóng tối. Và cuối cùng cái ánh sáng tưởng như mong manh từ nhân vật Thượng đã chiến thắng. Đó là chiến thắng của lương tri, “thiên lương”, ở mỗi con người. Khi xây dựng nhân vật lão già trong bóng tối, tác giả đã sử dụng thủ pháp đan xen giữa hai yếu tố hiện thực và kì ảo, để lão vừa tự kể về mình vừa để sau khi chết lão trở thành vua chuột ẩn mình trong bóng tối và len lỏi vào trong giấc mơ của cậu bé lang thang. Tác giả còn để cho nhân vật của mình lúc ẩn, lúc hiện, nhập nhằng giữa thực và ảo bằng các yếu tố hoang đường và phi lý. Lão chen ngang lời của người dẫn truyện chen ngang lời của thằng bé trong cuộc tranh luận giữa hai người về những cái chết kì lạ, xuất hiện trong lời chen ngang của tác giả kể về chuyện kì lạ của gã đào mỏ xây nhà. Để xây dựng nhân vật này, Tạ Duy Anh đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật như lắp ghép các mảnh vỡ, kiểu nhân vật nghịch dị, kết hợp các yếu tố hoang đường, kì ảo. Góp phần tạo nên một thế giới nhân vật sinh động, để lại nhiều ám ảnh trong lòng người đọc.
Trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh, yếu tố phi lí, huyền thoại khơng đậm đặc. Cái phi lí, huyền thoại trong tác phẩm của Tạ Duy Anh chủ yếu nằm ở nhân vật. Yếu tố kì ảo, huyền thoại được coi là những biểu hiện quan trọng của quá trình đổi mới nghệ thuật tự sự. Nó hướng tới việc sáng tạo những hiện tượng nghệ thuật
gián tiếp, có tầm khái quát lớn, hàm chứa những ẩn sức sâu sắc. Đặc biệt nó tăng khả năng khám phá về thế giới nội tâm đầy phức tạp và bí ẩn của con người, mở ra những bình diện mới cho việc chiếm lĩnh cuộc sống. Theo Hồ Anh Thái
“Không khơi dậy được những yếu tố huyền ảo thì nhân vật hiện thực chỉ cịn là một cái xác khô cúng thô sơ mà thôi” [11, tr.220]. Bằng cách, Tạ Duy Anh đã kéo
nhân vật của mình đến với thế giới thực và đưa nhân vật thực vào ranh giới ảo. Với thủ pháp đan xen này tác giả đã tơ đậm trong lịng người đọc một ấn tượng khá sâu sắc về nhân vật.
Bên cạnh việc xây dựng nhân vật theo kiểu lắp ghép phân mảnh. Tạ Duy Anh xây dựng nhân vật theo kiểu nhân vật phản tuyến. Đó là việc tác giả sử dụng bút pháp đối lập giữa nhân vật thiện và ác, giữa bóng tối và ánh sáng,... Trong Giã
biệt bóng tối Tạ Duy Anh đã chia hai nhân vật thành hai tuyến rất rõ ràng. Nhân
vật đại diện cho cái thiện là thằng bé mồ côi và cô gái cave, còn các nhân vật đại diện cho cái ác, cho bóng tối là lão vua Chuột, mụ Hường, thằng San, lão Phụng, ơng Thìn, lão Tung, ông Định. Với việc phân tuyến nhân vật theo kiểu này, Tạ Duy Anh đã làm nên một thành công nghệ thuật trong việc cách tân lối viết tiểu thuyết đương đại. Bởi ơng “có ý thức làm mới bút pháp”, đã tạo ra những nhân vật mà cuộc sống của họ “thể hiện một cách sâu xa và sắc cạnh về cái thiện” [6, tr.13]. Nhà văn cố gắng nói lên sự đấu tranh nội tại âm thầm mà quyết liệt của con người để hướng tới niềm tin vào lẽ sống trong cõi đời, cõi người đầy lo âu và phức tạp. Không chỉ khẳng định cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, sẽ tỏa sáng xua tan mọi thế lực đen tối của bóng đêm, Tạ Duy Anh cịn lên tiếng phê phán cái ác, cái xấu cảnh báo nguy cơ hủy hoại nhân phẩm con người của nó.
Với việc sử dụng thủ pháp phân mảnh, bút pháp đối lập trong việc xây dựng nhân vật, Tạ Duy Anh đã tạo ra một thế giới nhân vật sinh động, nhiều ám ảnh, khẳng định được phong cách sáng tác của mình.