Giọng điệu đậm chất trào lộng

Một phần của tài liệu Đặc sắc tiểu thuyết Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh 10600976 (Trang 54 - 59)

Giọng điệu nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên thành cơng cho tác phẩm cũng như khẳng định được tài năng sáng tạo của nhà văn. Nó giúp cho người đọc thấy được quan điểm, thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng…của nhà văn đối với hiện thực cuộc sống. Với giọng điệu sắc lạnh, nhìn thẳng vào hiện thực đời sống nhằm phơi bày những cái xấu, cái ác. Tạ Duy Anh đã tạo cho mình một con đường sáng tạo nghệ thuật riêng. Khác với các chất giọng của các nhà văn đương đại như giọng ồn ào chua chát của Đổ Hoàng Diệu, giọng đơn hậu, ấm áp, chân tình như Nguyễn Ngọc Tư, giọng điệu của Tạ Duy Anh mang đậm chất trào lộng. Với giọng điệu khá riêng này, ông đã phản ánh được chiều sâu nhân bản của hiện thực đời sống. PGS.TS Bích Thu đã nhận

xét “Giọng điệu trong Giã biệt bóng tối tạo dấu ấn riêng của phong cách Tạ Duy Anh. Một chất giọng hội tụ được các sắc thái: Giễu nhại, tự trào, tự vấn” [6, tr.13]. Tìm hiểu giọng điệu trong tiểu thuyết Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh,

chúng tôi nhận thấy nhà văn khái quát các vấn đề xã hội xung quanh một giọng chủ đạo là trào lộng. Thông qua chất giọng này, tác giả một mặt hạ bệ, làm đảo lộn những cái được coi là nghiêm túc nhằm lột trần cái vỏ hào nhoáng, để trơ ra cái giả dối, cái lố bịch trong xã hội, một mặt để cười, để châm biếm bỡn cợt và một mặt để đả kích vào tất cả sự xấu xa tồi tệ được ẩn chứa dưới một cái vỏ bề ngoài sạch sẽ, trang nghiêm của xã hội.

Có thể thấy trải dài trong tác phẩm là giọng điệu trào lộng chủ yếu là giọng châm chích, tạo nên tiếng cười mỉa mai nhằm đã kích sâu cay xã hội. Từ việc giới thiệu về vụ hủ hóa bắt quả tang rất nực cười đến chuyện vụ việc gây chú ý về chồng của cô giáo trẻ muốn dựng tượng cho vợ đến những trò hề của lão Tung, rồi chuyện của thằng San lấy tiền từ “bướm” vợ,... Tạ Duy Anh đã gây sự chú ý mạnh mẽ của người đọc bằng chuỗi sự kiện đậm tính chất đời thường này lại bằng một giọng văn trào lộng rất riêng. Ông để cho nhân vật của mình tự do thoải mái phát ngơn bằng giọng điệu rất đặc trưng tính cách của mỗi nhân vật.

Qua cái nhìn của Tạ Duy Anh, một bức tranh xã hội Việt Nam đương đại được phác họa rõ nét với đầy đủ sự nhộn nhạo, nhiễu nhương trong những năm đầu của nền kinh tế thị trường. Ngay từ những khái quát đầu tiên về đời sống với giọng văn đậm chất tự trào, giễu nhại, bỡn cợt Tạ Duy Anh đã làm hiện lên sự lố lăng của một thời buổi mà cái xấu, cái ác ngày càng lên ngôi. Qua cảm quan đời sống đặc thù cách miêu tả đặc biệt của Tạ Duy Anh cuộc sống hiện đã ra rõ nét đến từng chi tiết, và ngồn ngộn những điệu xấu xa. Xã hội qua cái nhìn của nhà văn dường như chỉ là hợp thể của những điều nhố nhăng, đồi bại. Đâu đâu cũng

chỉ thấy người ta chạy chọt để được cái mác danh giá, con người sống để lừa bịp, lợi dụng lẫn nhau. Đặc biệt qua giọng giễu nhại của lão già trong bóng tối. Ơng đặc biệt có cái nhìn đầy trào lộng của đối với “đám” tri thức “rởm”: “Đám trí thức

ln tưởng mình là tầng lớp tinh hoa của xã hội chỉ cần nhìn cũng biết và tao thì tao đi guốc trong bụng từng thằng(…)Nó vênh váo như cái bánh đa cũng kệ mẹ nó cịn nếu mày muốn biết thì nghe đây, đó là những kẻ vừa kiêu ngạo vừa hèn mạt” [5, tr.40].

Giọng điệu trào lộng còn được tác giả sử dụng khi kể về hành trình nghiên cứu của đồn các nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành về tìm hiểu nguyên nhân những cái chết ở làng Thổ Ô. Lời kể như tôn vinh công việc của họ nhưng cuối cùng chỉ là những lời “tâng bốc” đầy trào. “Họ đem theo nhiều phương tiện

với một chương trình làm ăn lâu dài. Họ đặt quyết tâm phải có câu trả lời mang tính khoa học trước khi ra đi. Với tinh thần khơng có cái gì khơng thể biết, đồn cán bộ liên ngàng bắt tay ngay vào công việc” [5, tr.61]. “Một bảng liệt kê các loại kẻ thù cũng do hội đồng tiến sỹ hàng đầu, cũng do hội đồng những giáo sư tiến sỹ hàng đầu(…) Ngay việc đọc cho hết, cho thật chuẩn xác cái danh sách dài dằng dặc, đành rằng khó mà khơng sai chính tả cũng đáng là một luận án tiến sỹ” [5, tr.137]. Miêu tả sự vật ở chiều sâu của sự mâu thuẫn mực thước, khuôn mẫu với bản chất bên trong xấu xa, nhem nhuốc, bỉ ổi, Giã biệt bóng tối đã thể hiện sâu sắc thái độ phê phán, chế giễu những điều nhố nhăng, những mặt trái của cuộc sống xã hội.

Giọng điệu tự trào của Tạ Duy Anh cho thấy một cái nhìn bỡn cợt về đời sống, coi cuộc sống hỗn loạn như một trò đùa, mà con người phải an nhiên chung sống với nó. Có thể nói, dù bộc lộ trực tiếp qua lời người trần thuật hay qua điểm nhìn nhân vật, Tạ Duy Anh vẫn luôn sử dụng trào lộng làm giọng chủ âm nhằm

thể hiện tập trung cách nhìn của mình với đời sống từ nhiều góc độ khác nhau. Bằng giọng điệu trào lộng này Tạ Duy Anh không chỉ làm hiện lên những tâm thức đặc thù mà còn lột tả được những trạng thái tinh thần tiêu biểu của con người thời đại, những khuất lấp trái ngang của hiện thực đời sống xã hội.

KẾT LUẬN

Tạ Duy Anh đã đem đến cho chúng ta một cảm nhận khác, một cách tư duy khác về sự sống cùng trách nhiệm của người nghệ sĩ đích thực. Hành trình tiểu thuyết từ Lão Khổ đến Giã biệt bóng tối là q trình vận động khơng ngừng nghỉ của Tạ Duy Anh trên cả phương diện tư duy nghệ thuật và lối viết.

Tiểu thuyết Giã biệt bóng tối đã tạo được tiếng vang lớn trên văn đàn nghệ thuật. Bởi nó có độ sâu về hiện thực và hàm chứa các giá trị nghệ thuật cao. Tạ Duy Anh có xu hướng đẩy con người, sự kiện đến tận cùng giới hạn của nó một cách ráo riết và lạnh lùng. Bởi ngịi bút Tạ Duy Anh khơng minh họa thơ lậu thực tế, càng không vờn vẽ hiện thực một cách hời hợt, nhạt nhẽo. Luôn tỉnh táo trải nghiệm, thể nghiệm các hiện tượng phi lý, dị thường và tàn khốc của cuộc sống, Tạ Duy Anh đã mô tả hiện thực từ một ý thức khai vỡ những góc khuất, góc tối, từ chủ ý vươn tới cái đa dạng, đa chiều, hướng con người vượt qua phủ trùm của cái xấu để vươn tới ánh sáng của chân lý. Cho dù Tạ Duy Anh đã khẳng định những nguyên nhân nào tạo ra cái ác, cái xấu, đã cố gắng phân tích sự phi lý, nghịch lý ra sao thì xét đến cùng, ta thấy, ông chỉ hướng về những yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa sống cịn đối với sự sống của chúng ta.

Nghiên cứu Đặc sắc tiểu thuyết Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh đã cho ta thấy được nhiều khía cạnh để làm nổi bật cái hay, cái đặc sắc trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Đó là qua cái nhìn nhân bản về hiện thực cuộc sống, tác giả đã nêu bật lên được sự khắc nghiệt của cuộc sống và hành trình Giã biệt bóng tối của con người. Qua các phương thức nghệ thuật tiêu biểu như nghệ thuật trần thuật và cách xây dựng nhân vật, không gian- thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu.

Trong quá trình nghiên cứu chúng tơi đã lần lượt làm rõ từng vấn đề để thấy được cái hay, cái đẹp, cái đặc sắc trong tư duy sáng tạo tiểu thuyết của Tạ Duy Anh.

Một phần của tài liệu Đặc sắc tiểu thuyết Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh 10600976 (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)