“Điểm nhìn nghệ thuật là khái niệm mang tính ẩn dụ, bao gồm mọi nhận thức đánh giá, cảm thụ của chủ thể đối với thế giới. Nó là cái vị trí dùng để quan sát, cảm nhận, đánh giá, bao gồm cả khoảng cách giữa chủ thể và khách th ể, cả phương diện vật lý, tâm lý, văn hóa” [12, tr.55].
Theo lí thuyết tự sự học, có ba kiểu nhìn (gắn với ba kiểu điểm nhìn) phổ biến ở người kể chuyện. Nhìn “từ đằng sau” (gắn với điểm nhìn tồn tri) khi người kể chuyện có vai trị tồn năng với cái nhìn thơng suốt tất cả. Nhìn “từ bên trong” (gắn với điểm nhìn bên trong) khi người kể chuyện là nhân vật. Điểm nhìn bên trong thường thể hiện qua độc thoại nội tâm của nhân vật. Nhìn “từ bên ngồi” (gắn với điểm nhìn bên ngồi). Người kể chuyện đứng ngoài, chỉ kể “chuyện” chứ không hiểu rõ tâm lí nhân vật. Đây cũng là điểm nhìn từ các nhân vật khác.
Soi chiếu vào tác phẩm chúng tơi tạm phân chia điểm nhìn trong Giã biệt bóng tối thành hai loại: điểm nhìn từ bên ngồi người dẫn chuyện, người biên tập, tác giả, người kể chuyện và điểm nhìn bên trong của người kể chuyện trực tiếp
tham gia vào biến cố của câu chuyện.
Ở loại điểm nhìn thứ nhất người kể chuyện đứng ở ngồi thế giới nhân vật, kể theo điểm nhìn của mình, một cách khách quan và khơng đi sâu phân tích tính cách, tâm lí nhân vật. Trong Giã biệt bóng tối, lời người dẫn chuyện chiếm dung
lượng lớn. Đây chính là người kể chuyện xưng tôi ở ngôi thứ nhất với các câu chuyện như vụ hủ hóa bị bắt quả tang ở làng Thổ Ơ, chuyện trong làng có con chuột thành tinh, chuyện về cuốn sách ước trong ngôi mộ cổ. Mặc dù không trực tiếp tham gia vào biến cố của câu chuyện, nhưng có thể xem người kể là cầu nối cho những mảnh vỡ, gấp khúc không liền mạch này. Anh ta, với tư cách là người được ký thác sự thật, điều tra, sắp xếp các sự kiện trong làng Thổ Ơ thơng qua số giấy tờ mà cha mình để lại. Trong cách trình bày của anh ta, người đọc có thể thấy anh ta là người kể lại câu chuyện “Câu chuyện mà quý vị sắp được nghe kể lại
thuộc số những vụ việc như vậy. Nó nhanh chóng trở thành câu chuyên truyền khẩu và mỗi người đều có quyền thêm mắm thêm muối. Vì thế tơi khơng giám chắc về tính ngun bản của nó cũng như thời gian xảy ra. Có vẻ nó là một câu chuyện hoang đường và khơng dành cho người yếu bóng vía” [5, tr.11-12]. Sau
những tường thuật mang tính chất khách quan về một số sự kiện xảy ra trong làng Thổ Ơ, tiếp đó là những mánh khóe như gợi mở về những vụ án kì bí xung quanh những cái chết kỳ lạ ở trong làng, người kể chuyện nhanh chóng lùi về phía sau để nhường lại ngôi kể cho các nhân vật tự kể về những gì mình đã trải nghiệm. Tuy nhiên, dường như anh ta có trách nhiệm, anh ta không hề bỏ mặc các nhân vật của mình. Khi cần anh ta lại xuất hiện để thực hiện nhiệm vụ của mình. Mỗi khi xuất hiện, anh ta luôn kể bằng giọng điệu khách quan, không đi sâu khai thác tâm lý, cảm xúc của nhân vật mà chỉ trình bày các sự kiện xảy ra xung quanh những cái chết “bất đắc kỳ tử” ở làng Thổ Ô. Người kể chuyện kể các sự kiện theo điểm nhìn của chính mình. Và cuối cùng thay lời kết của truyện Người dẫn
chuyện lại xuất hiện với nội dung của tờ biên bản “về ngôi miếu hoang của làng bị tụt xuống đất và biến mất” [5, tr.259]. Qua đó ta thấy những câu chuyện mà
cơng của tác giả khi xây dựng điểm nhìn nghệ thuật trong tác phẩm. Trong Giã
biệt bóng tối cịn có sự xuất hiện của Người biên tập thông qua các chú thích
trong dấu ngoặc đơn. Số lần người biên tập xuất hiện trong truyện là hai lần khi chú thích về nhân vật thằng bé xưng tôi và giải thích cái tên làng Thổ Ơ nhằm cung cấp thơng tin thêm cho người đọc.
Ngồi ra Giã biệt bóng tối cịn có sự xuất hiện điểm nhìn của người kể
chuyện dưới cái tên rõ ràng là tác giả. Theo chúng tôi, Lời tác giả và Lời người dẫn chuyện là của một người, bởi “Chuyện này cũng nằm trong chuỗi những chuyện nửa hư nửa thật xảy ra ở làng Thổ Ô mà anh ta đã kể ở phần đầu cuốn sách” [5, tr.207]. Đồng thời có thể thấy rằng trong hệ thống điểm nhìn của người
kể chuyện không trực tiếp tham gia vào biến cố câu chuyện chỉ có Người dẫn chuyện là người đóng yếu tố quan trọng trong nghệ thuật kể chuyện. Bởi nên ta bỏ
hết những lời dẫn, lời ghi chú thì mạch truyện vẫn có thể phát triển một cách tự nhiên. Trong tác phẩm cịn có sự xuất hiện của Người kể chuyện trong phần Trích
tự truyện của một Cave. Bên cạnh những lời tự thuật của người đàn bà ấy, người
đọc lại thấy sự xuất hiện của Người kể chuyện với những lời giải thích vì việc
lược bỏ về thân thế, quá trình bị biến thành gái làm tiền chuyên nghiệp của ả cave. Tác giả để thể hiện rõ ý đồ nghệ thuật là tăng thêm điểm nhìn của người kể chuyện. Cách xây dựng các điểm nhìn người dẫn chuyện, người biên tập, tác giả,
người kể chuyện chính là cơng cụ “mách nước” của tác giả và thể hiện dấu ấn
riêng của Tạ Duy Anh.
Loại điểm nhìn thứ hai được thể hiện ở nhân vật xưng “tơi” có tính chất tự truyện: thằng bé lang thang tên Thượng, nhân vật xưng Tao - kẻ ấn mình trong bóng tối, nữ cave, nhà thiết kế, gã đào mỏ tên Bính. Mỗi nhân vật đều có những câu chuyện riêng và tự kể dưới điểm nhìn của chính mình. Các nhân vật đứng từ
điểm nhìn bên trong với ngơi kể thứ nhất xưng tôi, thường kể rất tỉ mỉ về bản thân kiểu “Mọi người gọi tôi là thằng lang thang, do thói quen nhiều hơn là ác ý. Đến tận lúc lớn lên tôi cũng vẫn không biết mặt cha. Mẹ tôi mang thai tôi trong sự nguyền rủa của cả làng chính vì bà đã nhất định một mực từ chối cho mọi người biết bố tôi là ai” [5, tr.25], (thằng Thượng) hay “Tao là xác chết đội mồ sống lại, từ ngôi mộ chôn lão ăn mày đấy” (Lão già trong bóng tối) [5, tr.68], hoặc“Tơi sinh ra là đàn bà, điều đó ngang bằng với việc tạo hóa lại ngũ giật giữa giờ thủ công đúng vào hôm nặn tôi” (cô gái cave) [5, tr.223],…Người đọc nhớ thế có thể
nắm bắt rõ những đặc điểm, tính cách và thân thế và số phận của nhân vật. Điều đặc biệt là các nhân vật được dành một dung lượng nhất định để kể lại câu chuyện của mình. Có thể xem đây là các đoạn tự truyện của nhân vật. Bằng cách này nhân vật có điều kiện phơ bày, diễn tả những gì bên trong sâu thẳm của tâm hồn. Người đọc có thể đi sâu vào đời sống nội tâm phức tạp của nhân vật. Đó là nỗi nhớ nhung khôn nguôi của thằng Thượng mỗi khi nhớ về bà, rồi cả sự sợ hãi, sự cay đắng, tủi phận khi thằng bé bắt đầu đối mặt với cuộc đời. Trên bề mặt văn bản ngỡ như những câu chuyện của các nhân vật “tôi” này không liên quan đến nhau song thật ra chúng có mối liên hệ chặt chẽ từ bên trong. Có thể nói, dưới hình thức kể chuyện mang tính tự bạch, nhân vật đã tự phô diễn cái tơi sâu thẳm của mình. Những dịng tự thuật của nhân vật bị ngưng đọng trong chốc lát để cho nhân vật cũng như người đọc có thể chiêm nghiệm về quá khứ cũng như hiện tại. Hồi ức và tâm sự của cô gái bán trôn cứ nhập nhằng lên nhau. Nhân vật tự cho mình vượt qua hiện tại để mơ ước đến một viễn cảnh hướng tới tương lai, cho dù điều đó là nhỏ bé “uớc gì nó nhận tơi làm mẹ, tơi sẽ kiếm một cơng việc gì đó như
bới rác ở bãi thải, bưng bê bô chậu trong bệnh viện, lau dọn nhà vệ sinh ở bến xe, bến tầu, chăm sóc người bị bệnh hiểm nghèo ở các khu cách ly, vào làm việc
trong trại hủi” [5, tr.231]. Với cách thức trần thuật này người đọc sẽ thấy được quá trình đấu tranh giữa cái “ác” và cái “thiện” sự trỗi dậy của lương tâm con người. Trong cái mạch truyện tưởng chừng như tràn ngập một màu tối tăm ấy vẫn lóe lên ánh sáng của lương tri. Cái ánh sáng ấy thuộc về cậu bé lang thang và nữ cave. Trong cuộc chiến đấu thầm lặng mà căng thẳng, quyết liệt với thế lực bóng tối, với cái ác mênh mông, khơng cùng, thằng bé lạc lồi và đơn côi ấy đã chiến thắng. Nếu người trần thuật ở đây không phải là nhân vật tơi tự nói về mình, thì nhân vật hẳn sẽ khơng có sức sống nội tại như vậy, bởi khi nhà văn để cho nhân vật tự cất lên tiếng nói của mình, nó sẽ giúp người đọc khám phá ra một bình diện mới có tính tồn vẹn giống như một bản ngã đích thực.
Tạ Duy Anh “là người có ý thức trong việc lựa chọn các cách kể, cách trần
thuật và gắn liền với nó là việc lựa chọn điểm nhìn” [6, tr.15]. Có thể nói, dưới hình thức kể chuyện vừa mang tính tự bạch của nhân vật, và hình thức kể chuyện mang tính khách quan, Tạ Duy Anh muốn nói với tất cả mọi người, cái chuyện làng Thổ Ô ấy đâu phải chỉ mình tơi biết, nhiều người, nhiều việc vẫn còn đấy, nhân chứng đây này, có cả người đã chết, có người cịn sống, chính họ lên tiếng, chính họ kể về "câu chuyện xảy ra giữa hai thế kỉ” ấy. Đây chính là một sự cách tân trong nghệ thuật trần thuật của tác giả.