Xã hội thị dân hiện đại – khi tồn tại là hỗn độn

Một phần của tài liệu (Trang 26 - 38)

5. Cấu trúc khóa luận

2.1.1.Xã hội thị dân hiện đại – khi tồn tại là hỗn độn

Karl Marx từng nói : “con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Con người cần phải có các mối quan hệ xã hội để tồn tại và phát triển. Quan hệ xã hội giữa con người với con người có khi xuất phát từ tình yêu, sự cảm mến nhau, nhưng có khi đó chỉ là quan hệ để hoàn thành công việc, để tồn tại. Đó là cơ hội để trong xã hội loài người hiện đại nảy nở ra những mối quan hệ “cộng sinh”, “ ký sinh” hay “ cạnh tranh”. Tư duy hậu hiện đại cho rằng cuộc sống vốn hỗn độn không có trật tự. Hỗn độn là bản chất của sự tồn tại vậy nên mọi can thiệp đều không đưa đến lối thoát, người nghệ sĩ không thể và không nên can dự. Vì thế nhà văn không cố gắng sắp xếp lại thế giới đó theo một trật tự, họ miêu tả sự hỗn loạn như là bản chất của thế giới.

Đến với xã hội thị dân trong SBC là săn bắt chuột, chúng ta thấy được những mối dây quan hệ người – người chằng chịt. Đó là những hạng người, kiểu người, họ kết giao, qua lại với nhau, nhưng đó là mối quan hệ giả tạo, không thật, bởi tình cảm chỉ được xây dựng trên cơ sở tiền bạc và lợi danh. Xã hội, về cơ bản, đã tan rã từ bên trong, chỉ còn lại những kết nối hờ hững, lỏng lẽo bên ngoài.

Ngay từ chương thứ hai: “Ai quá lứa lỡ thì đừng đọc chương này” đã thể hiện rõ bản chất giả tạo của những mối quan hệ người – người đó. Câu lạc bộ Nữ quyền là một câu lạc bộ của những người phụ nữ độc thân. Tổ chức cuộc họp, họ mời Nàng đến tham dự, lý do chỉ đơn giản vì chủ nhiệm câu lạc bộ “đánh hơi thấy ở nữ doanh nhân thành đạt một cái mỏ. Đào mỏ là chuyên môn của cô chủ nhiệm” [36,tr.12]. Hễ thấy ở đâu có tiềm năng đào mỏ là cô chủ nhiệm tìm tới, không vì tình cảm thực sự mà chỉ vì tiền. Cả xã hội thực dụng chạy theo đồng tiền, gợi cho chúng ta một cảm nhận về cuộc sống đầy sự trống rỗng, vô nghĩa,

hỗn loạn, thiếu chuẩn mực của một thế giới đứt gãy.

Đại Gia là một người nổi lên nhờ buôn lậu, nghe tiếng ông Cốp – một quan chức cấp cao tìm đến để giao lưu, thiết lập mối quan hệ. Khi con người ta càng ở địa vị cao càng cần có những mối quan hệ như thế. Quen Đại Gia, ông Cốp cũng được nhiều lợi lộc và Đại Gia cũng không phải ngẫu nhiên “săn sóc” ông Cốp chu đáo như vậy. Đại Gia đã cất công xây dựng, tu sửa lại ngôi chùa để sức khỏe ông Cốp khá hơn như lời thầy Pháp. Nhờ vậy mà giờ đây Đại Gia đã có vị thế hơn trong xã hội, được ông Cốp ưu ái: “Những chuyến đi ra nước ngoài thăm hữu nghị của ông Cốp, Đại Gia đều có mặt, bao thêm mấy doanh nhân của công ty mình cùng đi, mỗi người đóng góp phí tổn chuyến đi cả chục nghìn đô. Bù lại tìm kiếm được đối tác ngoại quốc. Không bù lại thì giải quyết được cái oai, cái thế lực”.[36,tr.124] Đó mới chính là mục đích, là nguyên nhân để dẫn đến những thứ tình cảm quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau kia. Trong thời buổi kinh tế thị trường này, không còn “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ” ( Đồng chí – Chính Hữu) nữa. Những tình cảm tốt đẹp, những chia sẻ giản đơn giữa những người bạn với nhau đã lùi vào dĩ vãng, chỉ còn lại lọc lừa, dối trá, lợi dụng nhau để tồn tại. Cuộc sống là vậy, nó luôn xoay vòng theo sự luân chuyển của thời gian, con người dần biến nó thành những thứ vô hồn, vô cảm để rồi có thể thỏa sức vẽ lên đó những gam màu tối.

Trước đây, trong tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng, hình ảnh nhân vật Khuynh đã từng được nhà văn vẽ lên như một con người giàu tham vọng và bất chấp tất cả. Nhận được sự tin cẩn của cấp trên, Khuynh đã bộc lộ bản chất “ trống rỗng tình người” của mình. Hắn tha hồ tác oai, tác quái, dùng mưu mô của mình để ngăn cản Toàn đi học nước ngoài. Khuynh bất chấp tất cả, kể cả việc sống với người vợ hắn khinh bỉ, ghê tởm để bảo vệ chức vụ của mình. Xã hội chuyển mình, con người cũng rượt đuổi theo. Hồ Anh Thái đã ngày một chứng tỏ được khả năng nắm bắt nhạy bén nhịp sống thời đại. Ông đã đi qua, đã dừng lại, đã suy ngẫm và đưa ra được cảm nhận của mình về thế sự, nhân sinh.

Trở lại với tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột, cuộc trao đổi mua bán xong cũng là lúc tình cảm con người chấm dứt. Trước cái chết của Đại Gia, ông Cốp cũng đắn đo suy nghĩ thiệt hơn có nên đi viếng hay không. Đi thì sợ tai tiếng, nhưng rồi cũng đi để oan hồn người chết không trách mình, phù hộ cho mình. Ở đời đều có cái giá phải trả, bốn người đến thăm Đại Gia trên giường bệnh đều mắc chung một căn bệnh “mất trọng lượng: “Trước khi Đại Gia chết, có bốn người đã tụ tập ở bên giường bệnh, nhìn vào mặt Đại Gia. Chẳng yêu thương xót xa gì đâu. Chẳng qua họ hy vọng có thể moi lấy chút thông tin gì”[36,tr.149]. Trước cái chết cận kề, nằm thoi thóp trên giường bệnh thế nhưng những con người vô tâm kia vẫn cố gắng vớt vát được ít nhiều gì lợi lộc cho mình. Một cái chết, một kết cục bi thảm, không ai thương tiếc, không ai nhớ nhung, tất cả chỉ là vì chính bản thân họ.

Nhìn lại hành trình tiểu thuyết Hồ Anh Thái, ta chợt nhận ra không biết từ bao giờ ông đã mất niềm tin vào cuộc sống hiện đại. Có thể thấy giờ đây cuộc sống của con người đã có nhiều đổi khác, họ sống sung sướng, hưởng thụ nhưng đồng hành với nó là giá trị con người, chuẩn mực đạo đức cũng tụt dốc không phanh. Đồng tiền ngày càng lũng đoạn, con người thì đánh đổi, bất chấp tất cả để có được những gì mình mong muốn. Tiền bạc và thủ đoạn, “đó mới chính là cuộc sống” (cest lavie).

Chạy theo xu thế chung, nhân vật Luật Sư đã chứng tỏ trước người đời “đạo làm người” và “đạo làm con” đặc biệt của mình. Ông ta đã xử phần đúng cho gã lái xe đâm chết một sinh viên chỉ vì mê tốc độ. Gã tàn tác này nhiều khi đường đông “Gã chỉ muốn xúc một cái dăm bảy cái xe máy. Dấn ga một cái là xong. Sẵn sàng đền. Một mạng người thời nay đền đúng giá chỉ có một nghìn đô, nhiều thì nghìn rưởi” [ 36,tr.221]. Trong xã hội này không thiếu những người như vậy, bởi tiền có thể mua được tất cả, mạng sống của con người chỉ là một thứ để mua vui cho những kẻ giàu có. Thế mới hiểu được tại sao gã này lại cố tình lùi xe, rồi tiến xe để nạn nhân chết hẳn. Thà rằng đền một lần chứ không

giây dưa nhiều lần, tất cả giải quyết bằng tiền. Đồng tiền đó theo chân gã vô nhân đạo đến tìm Luật Sư – cán cân công lý của xã hội, yêu cầu giúp được tự do: “ Gã gặp được Luật Sư. Ông thấy cái vụ này li kỳ. Hấp dẫn. Ông cố vấn cho gã hợp lý hóa chuyện đánh tráo người. Luật pháp làm ra để cho người ta tận dụng kẽ hở. Luật Sư là người giúp cho người ta tận dụng kẽ hở”.[36,tr.223 – 224]. Ở đời thật lắm những thứ bất công, tàn nhẫn, mạng người trở nên thật rẻ rúng, không có giá trị, cán cân công lý đã bị bẻ cong, bị đánh đổi trong bàn tay của Luật Sư. Nếu như ngày xưa, đứa con của chị Dậu đứt ruột sinh ra bị bán cho nhà Nghị Quế với cái giá không bằng một con chó thì giờ đây sinh mạng, tâm hồn con người cũng là cái có thể mua, đánh đổi được bằng những đồng tiền rẻ mạt.

Không chỉ với người ngoài mà ngay cả với mẹ của mình Luật Sư cũng vô tâm và vô tình như vậy. Trong gia đình, Luật Sư luôn tự làm theo ý mình. Ông ta cho thuê căn nhà làm địa điểm bán cà phê. Nhạc mở lên ồn ào, khiến cha mẹ không thể nào an hưởng tuổi già một cách bình yên. Người mẹ vì quá tức giận nên đã gây chuyện ở quán, biết vậy Luật Sư đã không ngần ngại nói với chủ quán: “các cậu cứ đi báo công an, phạt vi cảnh cho một lần, bà chừa ngay”. [36,tr.247] Mẹ bị tai nạn nằm viện chỉ vì những lời nói của y, thế nhưng khi mọi người đến đi thăm y lại lấy hết tiền thăm bệnh một cách không do dự. Luật Sư ngửi thấy mùi tiền nếu đem bán cái biệt thự gia đình cho Đại Gia. Bàn bạc với mẹ mãi không được y đã giở ra thủ đoạn. Nhân lúc mẹ nằm viện, y lừa bà ký vào giấy bán nhà. Đến khi mẹ ra viện, y đưa mẹ vào trại dường lão để tránh phân tranh. Là một người con, Luật Sư không nghĩ gì tới tình mẫu tử thiêng liêng mà luôn làm theo ý mình, chỉ biết có lợi cho mình mà không quan tâm gì đến mẹ già. Mẹ chết thì làm đám ma rõ to, sau này còn vẽ chân dung về mẹ, làm thơ về mẹ nhưng tất cả chỉ là sự giả tạo, là vỏ bọc bên ngoài nhằm che đậy lòng dạ xấu xa, đen tối của y.

Trong cái xã hội thị dân hậu hiện đại quả thực đã sản sinh ra đầy rẫy những con người vô tâm, vô đạo. Chúng tạo dựng những mối dây quan hệ chằng

chịt, chỉ để phục vụ cho lợi ích bản thân, không bao giờ tồn tại một chữ “ tình” ở trong những mối quan hệ đó. Chứng tỏ khi đồng tiền có sức mạnh, có sức ảnh hưởng quá lớn, con người dần chạy theo đuổi bắt nó và đánh rơi đi bản chất của mình. Mỗi một con người luôn tồn tại hai phần : phần con và phần người, thế nhưng trong cái xã hội này phần con đã lên ngôi, con người trở nên thú tính hơn bao giờ hết. Đây cũng chính là hiện thực mà nhà văn Hồ Anh Thái tái hiện từ bức tranh cuộc sống thị dân, đồng thời là tiếng chuông cảnh tỉnh cho sự tha hóa về đạo đức của con người.

2.1.2.Con người – méo mó thành những biếm họa chân dung

Hồ Anh Thái là người rất hay viết về thói hư, tật xấu. Nó tồn tại cùng với cái đẹp, gây cho người ta cảm giác lo lắng. Trước sự biến đổi của môi trường xã hội, sự du nhập từ bên ngoài vào không có chọn lọc, con người đã và đang dần đánh mất đi những giá trị đích thực vốn có của nó. Trong hành trình sáng tác của Hồ Anh Thái, hay nói đúng hơn đến với tiểu thuyết Hồ Anh Thái hình ảnh những con người lố lăng, kệch cỡm, những con người đại diện cho cái xấu, đã không còn xa lạ.

Tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột đã xây dựng thành công những bức chân dung biếm họa về đủ các hạng người, kiểu người trong xã hội đô thị hiện đại. Các nhân vật này không có tên tuổi cụ thể, tác giả gọi họ là Giáo Sư, cô Báo, Chàng, Nàng…Dựng lên những chân dung biếm họa trong tiểu thuyết, nhà văn Hồ Anh Thái đã cho thấy ở ông một sự nhạy cảm, một nhãn quan sắc bén, một năng lực nhìn thấu cái xấu, cái giả, cái buồn cười trong các kiểu người thị dân hiện đại. Qua đó cái xấu, cái giả, cái buồn cười của hầu hết phạm vi trong đời sống trong lòng xã hội đô thị: giới quan chức, giới báo chí, giới kinh doanh thương mại…được bộc lộ rõ. Hơn thế nữa ông không ngần ngại tô vẽ cái xấu, cái giả, cái buồn cười ấy đến mức cực hạn khiến các chân dung người ngoài nét biếm họa, còn có thêm nét quái đản, lố bịch.

là một nhà thơ với những vần thơ cháy bỏng, ấm nóng như lửa mà là một nhà thơ sẵn sàng thù hằn với bất cứ ai chê thơ của hắn hoặc khen thơ của người khác. Hắn sẽ liên tục nhắn tin vào điện thoại: “ Ông ngủ với thằng ấy hay sao mà khen cứt nó thơm, tôi sẽ vạch mặt ông ra cho thiên hạ cùng biết. Cái tin ấy chú nhắn đồng thời cho đòng nghiệp trong Nam ngoài Bắc để ai cũng biết chú chửi Chàng. Gửi thư điện tử. Thằng ấy chỉ là một thằng giẻ rách không hơn không kém, ở xứ này không có nhà thơ nào đích thực ngoài tôi” [ 36,tr.99]. Là một người hoạt động nghệ thuật, là người sáng tạo ra cái đẹp thế nhưng Nhà Thơ Lửa lại toàn đốt cháy người khác bằng những lời lẽ ích kỷ và thô thiển. Không chỉ có vậy, Nhà Thơ Lửa này còn quyết tâm tìm được nhà thơ trẻ kia, trả lại tập thơ bằng cách đốt ngay trên vỉa hè. Bản thân chuyên sáng tác những vần thơ lăng nhăng, nhạt nhẽo, không có hồn, nhưng lại hoang tưởng nặng về tài năng của mình, Nhà Thơ Lửa đi đâu cũng quảng bá thơ mình như những vần thơ bất hủ với thời gian. Ngoài thói ích kỷ, ganh tị với người khác, hắn còn có tật xấu “vạn người ghét” đó là tật “táy máy”: “ Đoàn nhà báo, nhà văn trẻ sang hợp chủng quốc tham quan được mời đến ăn tối ở nhà một ông phê bình sách. Cô thư viện bạn ông phê bình đến chơi, xắn tay áo vào bếp giúp một tay. Cái đồng hồ cô tháo ra bỏ trên kệ sách. Lúc ấy mọi người đều thấy Nhà Thơ Lửa lảng vảng xem kệ sách. Tiệc tùng xong thì cô thư viện không tìm thấy đồng hồ” [ 36,tr.100].

Khó ai có thể tin được trong hiện thực cuộc sống bộn bề bây giờ, giá trị con người lại trở nên thấp kém như vậy. Nhà Thơ Lửa kia là một con người trẻ tuổi nhưng đã sớm bị tha hóa. Kể cả trong việc chọn cho mình một người “bạn” tâm đầu ý hợp, hắn cũng đã chọn rất đúng, rất hợp với bản thân mình, đó là cô Báo. Có thể xem đây là một cặp bài trùng khi mức độ “tài năng”, “suy nghĩ” dường như quá tâm đầu ý hợp. Đó là một người phụ nữ đã luống tuổi, kền kền, cô đã để lại dấu ấn trong làng báo ngay từ những ngày đầu bởi hai thành tích quá vang dội của mình đó là : “ Phát hiện ra hai truyện ngắn giống nhau mà lại do hai nhà văn khác nhau viết” [36,tr.101] và “Cô đưa lên báo việc có ba người đàn ông

cùng lúc đòi thử AND của con trai của một cô ca sĩ độc thân” [ 36,tr.101 – 102]. Từ thời sinh viên cô đã biết chạy mánh, đến khi đi làm thì không lo làm báo mà chỉ chăm chú kinh doanh những hàng hóa phục vụ vệ sinh cho đồng nghiệp. Cô quảng cáo từ A đến Z cho Chàng về những sản phẩm mà mình mang theo để bán. Gặp nhau như một cơ duyên, hai con người kia có dịp “ kẻ tung, người hứng” cho nhau, khi Nhà Thơ Lửa khoe mình có đề tài độc : “ Chú ta nhắc lại rằng chú ta đang có đề tài độc. Cô Báo sồn sồn bảo chỉ một đề tài này thôi cũng đủ gây sóng gió, gây khuynh đảo, làm sụp đổ thần tượng cho hàng triệu người và gieo hy vọng công bằng cho hàng triệu người khác”[36,tr.102 – 103]

Với bản lĩnh và tự tin có thừa của mình cô Báo tiết lộ với Chàng những thông tin quan trọng khiến Chàng không khỏi ngạc nhiên và thất vọng: “Tối nay cô và Nhà Thơ Lửa sẽ tiếp cận được Đại Gia. Nếu ông ta thích đàn bà thì đã có cô. Nếu ông ta thích đàn ông thì đã có Nhà Thơ Lửa. Không chạy đâu cho thoát bộ đôi này” [ 36,tr.104]. Có thể thấy là một người phụ nữ cũng đã có tuổi, có nghề nghiệp, địa vị xã hội nhưng bản thân cô lại biến mình thành trò cười, thành thứ quái gở. Cách ăn nói, suy nghĩ của cô toát lên vẻ vô học, dâm đãng: “Tay đại

Một phần của tài liệu (Trang 26 - 38)