Một thế giới ngầm kỳ bí, đáng sợ

Một phần của tài liệu (Trang 41)

5. Cấu trúc khóa luận

2.2.1.Một thế giới ngầm kỳ bí, đáng sợ

Táo bạo và bản lĩnh, Hồ Anh Thái đã có những cách tân mới mẻ trong hành trình sáng tác của mình. SBC là săn bắt chuột – cuốn tiểu thuyết xuất bản gần đây của ông đã thể hiện rõ điều đó. Không chỉ xây dựng bức tranh về thế giới loài người lố lăng, kệch cỡm nghịch dị, ông còn mang đến một thế giới loài chuột đầy kỳ bí, huyền ảo.

Chuột là một loài động vật không quá xa lạ với tất cả chúng ta và nhiều khi nó tạo cho con người cảm giác căm ghét và ghê tởm. Chuột thường hay phá phách, gặm nhấm và làm xáo trộn những gì mà con người mất công chuẩn bị, sắp đặt. Chuột thường được mang ra để ví với những tên quan tham, với sự đục khoét ẩn mặt trong xã hội. Con người luôn tìm cách tiêu diệt chuột ở mọi lúc, mọi nơi. Tưởng chừng bản chất loài Chuột không còn gì khác để tranh cãi nhưng qua ngòi bút Hồ Anh Thái, tất cả đã không còn đơn giản, xuôi chiều nữa.

Lúc mới xuất hiện ở đầu tác phẩm, chuột chứng tỏ cũng là một tổ chức rất lớn, rất nguy hiểm, một thế giới ngầm kỳ bí và đáng sợ. Xã hội chuột được xây dựng một cách có hệ thống dưới sự điều khiển của Chuột Trùm. Chuột Trùm được miêu tả “nặng phải đến mười lăm cân, cường tráng và oai vệ, chỉ vừa thoáng thấy bóng nó là chó mèo ôm đầu chạy vãi hơi thối” [36,tr.90]. Toàn bộ câu chuyện, những bi kịch, những tình huống xảy ra đều có nguyên nhân từ loài chuột. Chuột đã tạo nên một sức ảnh hưởng rộng lớn. Chuột là nỗi ám ảnh đối với Chàng và là câu chuyện hấp dẫn để mọi người bàn tán, trao đổi.

Chàng vốn nhạy cảm với mùi chuột và toàn bộ những bức xúc của mình về nó Chàng để nguyên vào một Folder có tên “ chuot” : “Bọn phá hoại. Phá quá. Không còn cái gì mà nó không gặm” [ 36,tr.46]. Tìm đủ mọi cách, mọi phương thức để hạn chế mức độ gặm phá của lũ chuột kia, Chàng “ đặt bẫy” “đánh bã” nhưng hiệu quả không được như mong muốn. Ở đâu trong nhà cũng thấy bóng dáng, dẫu vết của chuột “Đến mức chỉ vương trong bếp một chút mắm

tôm cũng nghi là chuột chết ở đâu đấy” [36,tr.46]. Cửa hàng bán thuốc diệt chuột, công ty tiêu diệt chuột ở khắp nơi. Nhiều người đã cảm nhận được sự kỳ bí của loài chuột, những lời mình nói sẽ bị chúng nghe, hiểu được và sẽ phòng tránh mình. Câu chuyện về anh bạn dỗ ngon, dỗ ngọt loài chuột và chung sống hòa bình với chúng là một minh chứng.

Loài chuột cũng giống như những nhà thám tử, cũng cử nhân viên điều tra, cung cấp thông tin về đối thủ để phản kháng. Chuột Quang chính là tai mắt của họ hàng nhà chuột, chính vì thế chàng không những không diệt chuột được mà còn bị chuột “đùa”: Nó leo lên nóc cái bẫy sắt, gạt cho cái chốt bật ra, cửa bẫy sập xuống. Xong đâu đấy, nó kéo lê cái bẫy đặt giữa nhà” [36,tr.48].

Thế giới loài chuột hiện lên thật kỳ bí, ở chúng có sự tinh ranh đến “thành tinh”. Chúng có địa bàn sinh sống, có đường hầm, ngõ ngách được xây dựng kỳ công để khi xảy ra sự cố thì có đường lánh nạn. Thế giới chuột song hành cùng với cuộc sống của thế giới người. Chuột có những đặc điểm tính cách, hành động như con người. Chuột hiểu tiếng người nói, đọc được ngôn ngữ của loài người và biết cách khiến cho con người tức giận. Yếu tố kỳ ảo, huyễn hoặc được tác giả sử dụng rất thành công khiến ranh giới giữa người và chuột mờ nhòe. Trên chất liệu của hiện thực, (loài chuột là một loài có thực), Hồ Anh Thái đã xen vào một số những tình tiết kỳ ảo, như một thứ phụ gia làm cho câu chuyện thêm phần sinh động, hấp dẫn: nhờ đó tác phẩm có thể đi sâu khai thác được những ngõ ngách sâu tận của vấn đề.

Thế giới của chuột không chỉ kỳ bí mà còn rất đáng sợ. Mảnh đất mà Đại Gia cho san lấp là địa bàn sinh sống, hoạt động béo bở của lũ chuột. Món ăn chính của chúng là thịt động vật và thịt người, nhiều khi “ tử thi đặt tạm trên những bàn gạch men hay mặt granite, chưa kịp kéo lồng bàn sắt đậy lại thì đã bị mất miếng má miếng vai bàn chân ngón chân” [36,tr.89]. Đối với chúng thì đây là những món ăn cao cấp, giàu chất dinh dưỡng nên dù bằng bất cứ cách thức nào, chúng cũng quyết tâm giật, nhất là Chuột Trùm: “Ngay cả khi tử thi đã

được đậy lồng bàn sắt, cái lồng bàn nặng dăm ba cân chứ chẳng ít, thì Chuột Trùm cũng xuống tấn dùng một tay nhấc lồng bàn ra, chui vào như chui màn, hú hí” [36,tr.90].

Không chỉ tấn công nhà xác, ăn thịt người, Chuột Trùm còn là một “sát thủ” tầm cỡ, máu lạnh. Minh chứng cho điều này cho điều này là việc nó đã giết chết cặp cá La Hán của Đại Gia “Trên mặt bàn là xác hai con cá La Hán vừa đẻ vừa phối giống. Chàng bị chặt làm ba khúc, nhưng là ba khúc vẫn sắp ráp nối cạnh nhau đúng hình hài. Nàng thì cái đầu sưng u bị đập bẹp. Hai con mắt bị móc ra lầy nhầy vứt bên cạnh. Nhoe nhoét máu” [36,tr.144]. Một cái chết tàn khốc, qua đó cho thấy Chuột Trùm đã không một chút động lòng, thương tiếc đối với hai sinh linh này. Ngoài cá, Chuột Trùm còn giết mèo và vứt xác cho người ta thấy như một hành động dằn mặt. Đối với nó, việc làm một sát thủ đã trở nên quá đỗi bình thường và quen tay. Chứng kiến những cảnh tượng đó chúng ta không khỏi cảm thấy bàng hoàng, ghê rợn.

Chuột Trùm, sau cái chết của thê tử, đã lên kế hoạch trả thù Đại Gia một cách ác liệt. Chuột Trùm là nỗi sợ hãi của tất cả mọi người, không chỉ vì vẻ to con của nó mà còn vì nó có khả năng siêu phàm khiến người ta rơi vào bi kịch. Mọi người kể chuyện về Chuột trùm “ với một vẻ khác “Như là rất gờm. Như là cung kính. Như kể về thần linh”[36,tr.85]. Chuột Trùm và họ hàng nhà chuột có một khả năng phi thường. Chuột hóa người, hóa thành hai mẹ con “ Người đàn bà có vẻ quyền uy, như một bà chủ hãng nước mắm hoặc chủ đầu mối đánh hàng từ biên giới về” [36,tr.87], còn người con gái tuổi hai mươi “ xinh đẹp lộng lẫy” [ 36,tr.88]. Ngày hôm sau khi san bãi đất Đại Gia giật mình vì có hai con chuột chết có nhiều đặc điểm giống hai mẹ con lúc tối tới cầu xin, người con gái xinh đẹp nhưng có “cái bớt màu hồng bên má”, người mẹ có “ tóc xoăn bụt ốc”. Những tiếng nói, những âm thanh oán thán vang vọng lên, ông lái máy thì ngã nhào từ trên xe xuống, tựa như có một thế lực siêu hình nào hỗ trợ vậy. Trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế, nhân vật Mai Trừng cũng có năng lực

siêu nhiên đó. Lời nguyền của người mẹ trước lúc ra đi rằng sau này con sẽ trừng trị cái ác, vì vậy tất cả những người tới gần Mai Trừng với ý nghĩ hoặc hành động làm hại cô sẽ bị quá báo “gậy ông đập lưng ông”. Vì đây là địa bàn hoạt động, là một thế giới riêng giành cho loài chuột nên khi bị con người phá hoại rồi giết hại họ hàng của chúng nên đối với loài chuột đây là một mối thù lớn. Nhà xây lên là sụp đổ, Đại gia phải vời đến thầy cúng “ Cả bãi rác bỗng ré lên như nghe được chuyện gì ngô nghê lắm. Trời tối sầm. từ sau bãi rác những con mắt xanh lè nhìn ra, từng cặp một. Xanh lè. Cười ré lên” [ 36,tr.92].

Hồ Anh Thái từng đánh giá cao vai trò của yếu tố kỳ ảo trong việc phản ánh hiện thực. Ông vẫn thèm được đọc những tác phẩm của sức tưởng tượng phi thường, tạo dựng được những tình huống khác lạ. Vì vậy nhà văn biến câu chuyện trong SBC là săn bắt chuột trở nên li kỳ, hấp dẫn hơn nhờ sự đan xen nhập nhằng mờ ảo giữa thế giới người và thế giới chuột. Chuột chỉ là một loài động vật bình thường nhưng lại có những sức mạnh hơn cả con người, khiến con người phải ghê sợ. Chuột Trùm đã khiến hai cô gái phải hóa điên, một cô “không bao giờ ăn cơm nữa, cứ tay cầm rá thóc, gặm gặm nhấm nhấm”[36,tr.93], cô kia “ nói một câu lại chin chít một câu” [ 36,tr.93]. Dưới đòn thù của Chuột Trùm, Đại Gia chết, bảy người mất trọng lượng, lơ lửng trên không. Vì Chuột Trùm, Nhà Thơ Lửa và cô Báo sồn sồn bị mọi người nhìn thấy trong tình huống “giở khóc giở cười”: “ hai người một nam, một nữ đang quấn lấy nhau. Hai thân người trần trụi chết cứng. Như đôi sam. Phải bóc tách mãi mới lôi được thân thể này ra khỏi thân thể kia”[36,tr.108].

Có thể nói, trong SBC là săn bắt chuột, Hồ Anh Thái đã vẽ nên một bức tranh thế giới loài chuột đầy kỳ bí với sức mạnh siêu nhiên và khả năng tàn phá ác liệt. Đó quả là một thế giới đáng sợ đối với người đọc.

2.2.2. …Nhưng tràn đầy nghĩa khí và tình yêu

Nếu như thế giới con người hiện lên với lối sống xảo trá, giảo hoạt, vô tình, vô nghĩa thì bức tranh về thế giới loài chuột đã cho ta thấy những hình ảnh

hoàn toàn ngược lại, đó là sự đoàn kết, nghĩa tình đồng loại sắt son, một thế giới tràn đầy nghĩa khí và tình yêu.

Văn học Việt Nam hậu hiện đại đã có những cách tân trong đề tài và trong nghệ thuật. Quay về những nét đẹp trong văn học xưa, những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, Hồ Anh Thái đã kế thừa, biến đổi và phát triển trở thành một câu chuyện hấp dẫn. Trong truyện Cóc kiện trời, hình tượng nhân vật Cóc được đề cao với khả năng siêu phàm, huy động các động vật khác tham gia kiện trời – một biểu tượng của uy quyền và sức mạnh. Nhưng nhờ khả năng chỉ huy của mình Cóc đã chiến thắng. Trong SBC là săn bắt chuột, Hồ Anh Thái cũng xây dựng lên một tập đoàn chuột với tinh thần đoàn kết cao độ khiến con người phải kinh hãi.

Dưới sự điều khiển của Chuột Trùm, họ nhà chuột sống thành một bầy đàn liên kết lại với nhau, không chỉ có chuột thật mà còn có cả Chuột Quang máy tính. Tinh thần đoàn kết này được đẩy lên đến cao độ khi bị Nàng và tiểu đội SBC săn bắt. Đối phó với những phương án tối tân của đội SBC như đào xới, ném thuốc, cả đoàn chuột mở đường máu để quyết tâm bảo vệ thủ lĩnh, bảo vệ căn cứ dù có phải “hy sinh”. Đỉnh điểm là hành động “ Lê Lai cứu chúa” của chuột Phó Tướng, bằng toàn bộ sức lực và khả năng của mình: “ nó tức khắc xông đến bên bức tường giả vừa bị phá, hở hoác một mảng to. Nó dùng toàn bộ thân hình đồ sộ tram vào đấy. Đứng chắn ngang ở đấy. Lấy thân mình lấp lỗ. Che kín toàn bộ lỗ hổng, không cho khói độc tràn vào đường hầm” [36,tr.214 – 215]. Một sự hy sinh cao cả vì thủ lĩnh, vì chồng, vì đồng loại.

Chuột là một loài động vật đáng ghét và đáng sợ nhưng cách mà nó sinh sống, hành động lại đáng để cho con người nể phục. Không chỉ dừng lại ở cảnh thuộc cấp hi sinh vì tướng lĩnh, Hồ Anh Thái còn thể hiện cách xử lí “rắn tay” hơn ở chỗ cho thủ lĩnh liều mình lại vì kẻ đã chịu chết thế thân cho mình. Vì Nàng bắt nhầm chuột Phó Tướng mà chúng ta lại một lần nữa được chứng kiến cái gọi là nghĩa khí và tình yêu ở loài chuột. Chuột Trùm cùng một đoàn quân

đuổi theo Nàng đến tận Hà Nội để cứu chuột Phó Tướng. Nó sẵn sàng chấp nhận cuộc trao đổi Nàng đòi hỏi, đó là Chuột Trùm phải dùng chính mình để đổi lấy chuột Phó Tướng. Giữa hai nhân vật Chuột này là một thứ tình cảm thắm thiết, chân thành, không chỉ là tình đồng loại mà còn là tình yêu: “ Hai con chuột đồ sộ cầm tay, cầm chân nhau. Nàng nước mắt chứa chan. Chàng run run kiềm chế” [36,tr.324]. Là độc giả, chúng ta cảm nhận được rõ ràng sự đau khổ, không muốn rời xa của hai con chuột. Cái chết của Chuột Trùm đã làm cho toàn bộ đoàn chuột đi theo không thể cầm được nỗi xót thương. Khiêng xác chuột trên vai, cả đoàn quân chạy, không ngừng than khóc trước sự ra đi của vị tướng. Một đám tang chuột lớn, có trật tự, đứng sắp theo hàng con cháu, chắt, đoàn kết bên nhau dù có cả đám cùng cha khác mẹ. Chúng nghe theo hiệu lệnh của chuột Phó Tướng, cử hành một đám tang long trọng, tràn đầy tình cảm và sự tiếc nuối. Sau khi cử hành tang lễ xong, “ Phó Tướng nhìn vĩnh biệt. Nó hét lên một tiếng xé họng rồi bay mình khỏi mỏm dốc, lao mình xuống dòng sông” [36,tr.338] rồi “mấy trăm con chuột cùng hét lên một tiếng (…). Một tiếng thét vang mặt sông

dồn góp từ hàng trăm cổ họng. Một cú lao mình từ trên đỉnh dốc xuống.” [ 36,tr.339] Cả đoàn chuột tuẫn tiết theo tướng lĩnh một cách anh dũng, thể hiện

tinh thần đoàn kết một lòng đáng trân trọng.

Xây dựng bức tranh về thế giới loài chuột là một thành công của Hồ Anh Thái, không chỉ đối với riêng tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột mà còn với hành trình sáng tác của ông. Nếu như trước đây trong tác phẩm của Hồ Anh Thái, sự đan xen giữa ảo và thực chỉ dừng lại ở lời nguyền của người chết (Cõi người rung chuông tận thế), người biến thành một con dê ( Món tái dê), người Việt biến thành người Mỹ ( Vẫn tin chuyện thần tiên) thì giờ đây đã có một thế giới huyền ảo riêng giành cho loài vật (SBC là săn bắt chuột). Bức tranh về thế giới loài chuột ban đầu hiện lên rất đáng sợ và kì bí, đúng kiểu một tổ chức mafia, một loại thế giới ngầm với “bố già” Chuột Trùm cầm đầu và một đoàn quân thiện chiến theo sau. Chúng là một đối thủ đáng gờm của con người, bao phen

trả thù khốc liệt làm con người run sợ. Nhưng càng về cuối tác phẩm, dần dần, sự đáng sợ chuyển thành đáng nể, nhờ những câu chuyện thật đẹp, thật buồn, thật cảm động về tình cảm chân thành mà chúng dành cho nhau. Cũng từ đó, Hồ Anh Thái muốn để người đọc có một cái nhìn đối sánh với thế giới loài người. Tác giả đã không phê phán trực diện vào lối sống tha hóa của con người hiện đại, với việc phần “con” ngày càng lấn át phần “người”, mà thông qua loài chuột để so sánh, từ đó hy vọng con người có thể nhận thức đúng đắn về những điều mà một CON NGƯỜI nên làm.

2.3. Hai thế giới song song – Một ngụ ngôn lớn về cuộc sống

Trong SBC là săn bắt chuột, Hồ Anh Thái đã rất thành công khi xây dựng cùng lúc bức tranh về hai thế giới song song: thế giới người và thế giới chuột. Hai thế giới soi chiếu lẫn nhau, lúc đầu tưởng tách biệt, sau dần dần đan xen vào nhau qua mối hận thù giữa Đại Gia với Chuột Trùm. Đáng suy ngẫm là đằng sau hai thế giới song song đó, chuột hay người đều hướng đến chỉ thẳng vào bộ mặt đô thị hiện đại với không biết bao nhiêu những xô bồ, hỗn loạn.

Là một nhà văn ít nhiều chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại, nhìn cuộc sống ở một hiện thực đa chiều, Hồ Anh Thái – cũng như con người của thời hậu hiện đại - không tin rằng có tồn tại một thứ hiện thực khách quan, mà thế giới là sự tổng hợp đa tầng và đa phương của những hiện thực chủ quan. Con người của ngày hôm nay khó có thể nhìn thấy hiện thực của chính nó, tất cả có khi là sự giả tạo, sắp xếp, không thật. Trong thế giới hậu hiện đại hôm nay, cái liên tục đập vào cảm thức của con người không phải là những hình ảnh của hiện

Một phần của tài liệu (Trang 41)