Sự tràn ngập của ngôn ngữ đời thường

Một phần của tài liệu (Trang 65 - 67)

5. Cấu trúc khóa luận

3.3.1.Sự tràn ngập của ngôn ngữ đời thường

M. Gorki đã từng nói “Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học”, bởi văn học là nghệ thuật của ngôn từ, lấy ngôn ngữ làm chất liệu, làm phương tiện biểu đạt. Ngôn ngữ thể hiện con người. Ngôn ngữ là cái vỏ của tư duy. Qua ngôn ngữ có thể nhận thấy trình độ nhận thức, văn hóa, tâm hồn và nhân cách con người.

Trong toàn bộ quá trình sáng tác của Hồ Anh Thái, giai đoạn đầu chủ yếu là kiểu ngôn ngữ giản dị trong sáng (Chàng trai ở bến đợi xe, Cánh võng không người, Sao anh không đến…). Nhưng về sau này ngôn ngữ trong sáng tác của ông đã có sự đổi khác, sắc từ trở nên đa dạng hơn. Đến Mười lẻ một đêmCõi người rung chuông tận thế đã không còn những chiêm nghiệm nhẹ nhàng về cuộc đời nữa, mà ngôn ngữ của ông trở nên góc cạnh, thô nhám hơn cùng với cảm quan bất tín trước hiện thực cuộc sống. Và quả thực, trong SBC là săn bắt chuột, trước hết chúng ta bắt gặp một thứ ngôn ngữ đường phố thị dân tràn ngập.

Ngôn ngữ đậm chất khẩu ngữ đời thường đi vào tác phẩm của Hồ Anh Thái rất tự nhiên, thoải mái. Ngay ở chương hai, ông đã dùng những ngôn ngữ thẳng tuột, có phần sỗ sàng để nói về sự việc cô chủ nhiệm câu lạc bộ Nữ quyền lấy chồng ở cái tuổi năm mươi mốt: “Biết thế, cô chủ nhiệm vẫn thèm đẻ. Hỏi thầy thuốc. Lương y cho đến lang vườn. Suốt đời bình thản khoan thai. Giờ thì nóng máy cả lên sùng sục cả lên. Ông tự lái xe riêng đưa cô đi. Ông đã có cả đàn con ba đứa lộc ngộc, thằng con lớn nóng máy sớm, mười tám tuổi nó đã cho ông

lên ông nội”[36,tr.14]. Và kiểu ngôn ngữ đời thường “thẳng” và “thật” đó tiếp tục phát huy ở nhiều chương sau. Tác giả đã miêu tả rất chân thật cảnh lão chồng vũ phu gặp lại cô chủ nhiệm trên đường: “Chèn được xe máy của bà vào sát lề đường, nhảy ra khỏi xe té tát, con cá rô đực kia, con đu đủ đực kia, không có việc đứng đắn nữa để làm hay sao mà đi đàn đúm với bọn nạ dòng” [36,tr.16]. Ngôn ngữ huỵch toẹt không một chút trau chuốt. Qua rồi cái thời của Nguyễn Tuân với sự nhào lộn ngôn từ tạo ra những sản phẩm đẹp như tranh vẽ. Hồ Anh Thái không đi theo con đường đó. Cuộc sống hiện đại không còn bình ổn như trước mà ngập ngụa bởi sự thô tục, kệch cỡm, vì vậy ngôn ngữ văn học cũng phải thay đổi, phải cá tính và góc cạnh hơn để phản ánh cái hiện thực xô bồ ấy.

Khi miêu tả về cô Mắm, tác giả cũng ngần ngại nói thẳng: “Cô phó chủ nhiệm tuổi bốn bảy, không có hơi hướm đàn ông, người cứ đét ra như con mắm, thỉnh thoảng cũng vô cớ gắt lên như mắm tôm, cho nên chị em gọi là cô Mắm”[36, tr.18]. Có khi nhân vật trò chuyện, xưng hô một cách tự nhiên như đang ngồi đối diện nhau: “Mày ơi, cha ấy mang hoa quả đến cúng mày. Mày ơi, nó cho mày lên buôn hoa quả trên bàn thờ rồi”[36,tr.33]. Ngôn ngữ thị dân là một đặc trưng rất riêng trong văn chương Hồ Anh Thái. Những lời ăn tiếng nói của lớp người này đi vào sáng tác của ông tạo ra những đặc sắc riêng không thể lẫn với các giọng văn khác. Không ngần ngại, không đắn đo, ngôn ngữ trở nên trần trụi trước mắt người đọc, những lời ăn tiếng nói kiểu này giới trẻ và lớp người hiện nay sử dụng rất nhiều, nhiều khi còn hơn thế.

Trở lại với tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột, chúng ta càng đọc lại càng chứng kiến một bữa đại tiệc ngôn từ đời thường. Kể chuyện về một khu chung cư có bể bơi trên tầng thượng, mọi người thường tập trung lên đó, người kể chuyện, người đi bơi nhưng tất cả họ đều thể hiện ý thức thiếu văn hóa đến tột độ; Hồ Anh Thái viết: “Anh nào anh nấy mắt vằn lên nhổ bọt toèn toẹt trong thang máy xịn, gãi chim gãi mông công khai trên bể bơi, tiểu tiện ngấm ngầm dưới bể bơi”[36,tr.134]. Hay ở một đoạn khác, ông trưởng đoàn văn công nói về

anh của ông Cốp: “Thằng anh mày chỉ gái. Lúc nào cũng nhắng lên như con cho dái. Múa ngày càng cứng hát ngày càng phô” [36,tr.184]. Ngôn ngữ trần trụi không tô vẽ như một hình thức bóc mẽ bộ mặt giả tạo màu mè của xã hội hiện đại. Với việc đưa ngôn ngữ đời thường đậm chất vỉa hè vào tác phẩm, cùng với việc cập nhật thường xuyên hệ thống ngôn từ ấy từ đời sống xã hội, từ ngôn ngữ của nhiều hạng người, nhiều kiểu người, SBC là săn bắt chuột biến thành tác phẩm hoạt kê, viết để giễu nhại, châm biếm sâu cay đời sống thị dân hiện đại.

Bên cạnh đó, ông còn sử dụng nhưng từ ngữ tiếng nước ngoài, phiên âm nước ngoài, từ ngữ chuyên dùng công nghệ thông tin:…Problem (Vấn đề) , Mouse Hunt (Chuột Hunt), Phone, fax( Điện thoại, fax), double agent (Điệp viên) , dinner agent (Đại lý bữa tối) , ca ve (gái gọi) , nouveau riche , mauvais , chat – room (trò chuyện - phòng), Buzz , ôkê (oke) , Sending (gửi). Tuy nhiên những từ ngữ này được sử dụng không nhiều, đó chỉ như là một thứ phụ gia để tăng thêm sức hấp dẫn cho tiểu thuyết.

Việc đưa ngôn ngữ đời thường đậm chất vỉa hè vào trong tác phẩm không chỉ thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn mà còn mang đến cho người đọc cảm giác gần gũi, thân quen. Bằng lối viết hài hước nhưng châm biếm đả kích sâu cay như vậy, người đọc có thể nhận thấy những chuẩn mực đạo đức đang dần xuống cấp, những giá trị văn hóa truyền thống đang dần lung lay trong xã hội

Một phần của tài liệu (Trang 65 - 67)