5. Cấu trúc khóa luận
3.4.3. Giọng chiêm nghiệm, triết lý
Là một nhà chính trị, một người đam mê triết học, những triết lý sắc sảo đã để lại dấu ấn trong văn Hồ Anh Thái ngay từ buổi ban đầu. Lại thêm những năm tháng sống và học tập trên đất nước của nền văn minh sông Hằng, đã giúp nhà văn có được cái nhìn chiêm nghiệm sâu lắng hơn về cuộc sống. Bởi vậy, đọc tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột, người ta không khỏi ấn tượng với giọng chiêm nghiêm, triết lý của một con người từng trải.
Nếu trong Cõi người rung chuông tận thế, Hồ Anh Thái nhiều lúc tự thể hiện những triết lý về cuộc đấu tranh thiện – ác, thì đến Mười lẻ một đêm, nhà văn bắt đầu giấu đi những triết lý sống của mình sau phát ngôn của nhân vật. Chất chiêm nghiệm, triết lý không hiển hiện trên bề mặt ngôn từ mà ẩn chứa bên
trong để người đọc tự suy ngẫm. Đến SBC là săn bắt chuột một lần nữa người đọc lại được thỏa sức tiếp cận với những chiêm nghiệm, triết lý mới mẻ và sâu sắc.
Lấy cá để nói người, Hồ Anh Thái đã rất thông minh khi mượn tập tính của loài cá để mà nói về con người, để rút ra quy luật muôn đời của con người. Giọng kể đấy mà cũng là giọng chiêm nghiệm đấy: “Púp một cái. Lại ực một cái. Cá nuốt trứng. Cá lớn nuốt cá bé. Như người. Như xã hội người. Đứa nào yếu đứa ấy chết. Đứa nào ngu đứa ấy chết” [36,tr.137], chiêm nghiệm về một chân lí muôn đời “cá lớn nuốt cá bé”, giờ hiển hiện lại trong xã hội ngày nay. Kẻ nào mạnh kẻ ấy thắng, kẻ có tiền, kẻ thủ đoạn sẽ trở thành kẻ mạnh. Nếu chỉ biết đứng im không vận động thì sớm hay muộn cũng chỉ là kẻ yếu.
Giọng triết lý về cuộc sống còn được gửi gắm qua suy ngẫm của nhân vật ông Cốp, một viên chức cấp cao: “Người nào trong đời cũng phải song hành ít nhất với một kẻ căm gét mình. Người có quyền có tiền có danh càng phải chịu khổ nạn này. Không cần ta phải gây hấn khiêu khích gì. Bản thân sự tồn tại của ta đã là mối căm hờn khôn nguôi đối với họ. Tự trong lòng họ chỉ mong muốn ta lụn bại đi, chết đi, xóa sạch đi, tiêu biến đi” [36,tr.192]. Nhân vật đắc ý tự ngẫm về chiến thắng trước nhân vật mẹ của Nàng trong cuộc chiến lên chức cơ quan, là do ông đã nắm được tình hình và rút ra được một chiến thuật hoàn hảo mà bà không biết. Giọng triết lí này, vừa là của nhân vật, mà cũng là của nhà văn về muôn nẻo thế sự nhân tình: “Chim khôn chim hót. Người khôn người không để lộ mình bằng câu nói. Tuyệt đối không để lại văn bản” [36,tr.194]. Ở đời, ghen ghét nhau là chuyện không thể tránh khỏi. Càng giàu có thì tình người càng trở nên khan hiếm. Nhiều khi công danh quyền lực cũng là cái cớ để người thù gét người, hãm hại người. Ông Cốp nhận ra sự im lặng sẽ mang đến cho mình chiến thắng, lời nói gió bay, không bằng chứng sẽ không thể khiến ông gục ngã.
Theo như Đạo Phật thì “thân cát bụi trở về cát bụi”. Hồ Anh Thái cũng có quan niệm về cái chết tương tự. Bằng giọng chiêm nghiệm, triết lí, Hồ Anh Thái
đã bày tỏ quan niệm về cái chết: “Con người khi sống phấn đấu đến cấp cao như thế nào thì khi chết vẫn trở về cán sự sáu. Sáu tấm. Thay đổi bao nhiêu mốt thời trang thì khi chết vẫn trở về comlê đỏ comlê đen. Quan tài đỏ quan tài đen. Thích ăn nhậu bao nhiêu của ngon vật lạ thì cuối cùng cũng chán cơm thèm đất” [36,tr.241]. Chết là hết, khi con người chết thì không còn sự phân biệt nữa, tất cả đều ngang hàng, công bằng như nhau, cũng vào quan tài, cũng mang đồ như nhau, cũng kèn trống như nhau. Con người dù ở vị trí nào trong xã hội cuối cùng rồi cũng phải đi đến một cái kết đó là chết. Sinh, lão, bệnh, tử đó là điều không một ai có thể tránh được.
Có thể nói, giọng triết lý, chiêm nghiệm trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột là một kiểu triết lý đặc chất “thị dân”, triết lý sắc sảo mà trên bề mặt như bông đùa, nhẹ tênh, tưng tửng; chiêm nghiệm sâu xa mà gửi gắm qua phát ngôn của những nhân vật người chẳng ra người. Đó là kiểu giọng triết lý đã có nhiều đổi mới khác so với thời kỳ đầu viết văn của Hồ Anh Thái. Triết lý kết hợp giễu nhại để giấu đi sự nghiêm túc trước bất cứ vấn đề nào của cõi nhân sinh, như cách thể hiện kiểu tư duy trò chơi của văn chương hậu hiện đại.
KẾT LUẬN
Khi khởi nghiệp viết văn, Hồ Anh Thái nổi lên như một hiện tượng với cách viết trẻ trung, tươi mới nhưng cũng không kém phần suy tư triết lý. Càng về sau, cái hài hước, hoạt kê, bông đùa nhưng ẩn chứa nhiều sâu cay đã trở nên phổ biến trong sáng tác của ông. Từ cách viết đến lối tư duy của nhà văn đều ngày càng gần gũi hơn với văn học hậu hiện đại, thể hiện rõ trong tác phẩm mới xuất bản năm 2011 của ông, cuốn tiểu tuyết có cái tên khá dài và khá ấn tượng - SBC là săn bắt chuột.
Đến với tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột của Hồ Anh Thái, ta bắt gặp những nét đặc sắc từ nội dung cho đến nghệ thuật. Về nội dung, tiểu thuyết miêu tả một cuộc đấu tranh đầy kịch tính giữa người và chuột, qua đó bức tranh toàn cảnh về xã hội thị dân lố lăng, kệch cỡm, suy thoái hiện lên. Tiểu thuyết là tiếng chuông báo hiệu sự xuống cấp trầm trọng về tâm hồn và nhân cách con người, khi họ để phần con vượt lên lấn át.
SBC là săn bắt chuột không chỉ mới mẻ về nội dung mà còn rất đặc sắc về nghệ thuật. Từ kết cấu, nhân vật đến ngôn ngữ giọng điệu đều cho thấy được lối tư duy hậu hiện đại đã ảnh hưởng khá nhiều đến sáng tác của Hồ Anh Thái. Cốt truyện được tạo thành từ sự lắp ghép nhiều mảnh vỡ, mỗi mảnh vỡ là những câu chuyện, nhân vật khác nhau. Kết hợp cùng với thủ pháp mờ hóa, phi trung tâm hóa nhân vật khi miêu tả về thế giới người, thủ pháp đan xen thực - ảo khi nói đến thế giới chuột; khiến hai thế giới người – chuột tồn tại song song trở nên thật sinh động, hấp dẫn và gần gũi. Cùng với sự ngập ngụa của ngôn ngữ đời thường đậm chất thị dân, Hồ Anh Thái cũng đã táo bạo khi sử dụng lối nhại rất nhiều phong cách chức năng ngôn ngữ khác nhau trong tiểu thuyết. Giống như các tiểu thuyết hiện đại khác, SBC là săn bắt chuột là sự đan xen của nhiều giọng điệu, trong đó chủ đạo là giọng giễu nhại đã khiến Hồ Anh Thái thành danh.
nỗ lực không ngừng của Hồ Anh Thái trên con đường cách tân, đổi mới tiểu thuyết. Đi qua một hành trình sáng tác, Hồ Anh Thái đã lao động nghiêm túc không ngừng nghỉ và cho ra đời những sản phẩm mang giá trị nhân văn và nghệ thuật cao. Bằng tài năng và tâm huyết của mình, ông đã góp phần không nhỏ đưa tiểu thuyết Việt Nam từng bước vươn lên những tầm cao mới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Phan Vàng Anh ( 2009), Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn hậu hiện đại, http://www.tonvinhvanhoadoc.vn.
2. An Chi (2009), Hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái, http://www.giaitri.vnexpress.net. 3. Lê Huy Bắc (1988), Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại, Tạp chí
văn học số 6.
4. Lê Huy Bắc ( 2011), Văn chương hậu hiện đại, http://www.nhavantphcm.com.vn. 5. Nguyễn Văn Dân ( 2003), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB
Khoa học xã hội Hà Nội.
6. Đặng Anh Đào ( 1995), Đổi mới tiểu thuyết phương Tây hiện đại, NXB Giáo dục Hà Nội.
7. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Hồ Anh Thái – người mê chơi cấu trúc, http ://www.talawas.org.
8. Nguyễn Giang ( 2011), Hồ Anh Thái kể chuyện bắt chuột, http: //www.baomoi.com. 9. Văn Thị Thu Hà (2012), SBC là săn bắt chuột”: Giấu trong tiếng cười,
http://www.vannghequandoi.com.vn.
10. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi ( 1999), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Đỗ Đức Hiểu ( 2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Minh Hoa ( 2010), Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết “Mười lẻ một đêm” của Hồ Anh Thái, Luận văn thạc sĩ, Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
13. Phạm Thị Hoài (1998), Thiên Sứ, NXB Hội nhà văn.
14. Nguyễn Thị Thu Hương (2007), Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Anh Thái qua ba tác phẩm “Người và xe chạy dưới ánh trăng”, “Cõi người rung chuông tận thế”, “Mười lẻ một đêm”, Luận văn thạc sĩ, Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Quy Nhơn.
16. Ngọc Lan (2006), Hồ Anh Thái : Nhà văn đích thực phải tử tế, http://www. evan.vnexpress.net.
17. Đỗ Thị Kim Liên ( 2011), Từ đặc điểm sử dụng câu văn trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột của Hồ Anh Thái, góp phần xác định làn ranh tiểu thuyết trước và sau 1975, http://www.hcmup.edu.vn
18. Vân Long ( 2011), Giữa chuột và người, http://www.baomoi.com.
19. Nguyễn Văn Long, Nhã Lâm Thìn ( 2006), Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu về giảng dạy, NXB Giáo dục Hà Nội.
20. Phương Lựu ( 1998), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
21. Phạm Mi Ly ( 2011), Hồ Anh Thái viết sách hướng đến độc giả thông minh,
http://www.giaitri.vnexpress.net.
22. Hoài Nam (2008), Hồ Anh Thái – Người lúc nào cũng đang viết, http://www. giaitri.vnexpress.net.
23. Hoài Nam ( 2011), Chuyện của người và chuột, Báo văn nghệ số 45.
24. Nguyễn Thị Vân Nga ( 2004), “Về tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái”, Luận văn tốt ngiệp, Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Đà Lạt.
25. Bảo Ninh ( 2009), Nỗi buồn chiến tranh, NXB Văn học Hà Nội.
26. Mai Hải Oanh ( 2009), Sự đa dạng về bút pháp nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, http://www.vietvan.vn.
27. Trần Đình Sử, Lã Nhâm Thìn, Lê Lưu Oanh ( 2005), Văn học so sánh nghiên cứu và triển vọng, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
28. Trần Đình Sử,( 2008), Tự sự học, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
29. Nguyễn Hữu Tâm ( 2006), Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, Luận văn thạc sĩ, Khoa Ngữ Văn, trường Đại học sư phạm Hà Nội. 30. Hồ Anh Thái (2001), Người đàn bà trên đảo, Trong sương hồng hiện ra,
NXB Phụ nữ.
32. Hồ Anh Thái (2005), Họ trở thành nhân vật của tôi, NXB Hội nhà văn Hà Nội.
33. Hồ Anh Thái ( 2005), Người và xe chạy dưới ánh trăng, NXB Hội nhà văn. 34. Hồ Anh Thái (2006), Mười lẻ một đêm, NXB Đà Nẵng.
35. Hồ Anh Thái ( 2007), Đức phật, nàng Savitri và tôi, NXB Thanh niên Hà Nội.
36. Hồ Anh Thái ( 2011), SBC là săn bắt chuột, NXB Trẻ.
37. Nguyễn Thị Minh Thái ( 2011), SBC là săn bắt chuột: Hài hước để thanhlọc,
http ://www.tienphong.vn.
38. Bùi Việt Thắng (2000), Bàn về tiểu thuyết, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 39. Trần Nhã Thụy ( 2011), Chuột lẫn vào người, http://www.tuoitre.vn.
40. Hoàng Ngọc Tuấn (2006), Viết từ hiện đại đến hậu hiện đại, http ://www. vietbao.vn.
41. Nguyễn Văn Tùng (2013), Hài hước, trào tiếu, sân khấu hóa trong tiểu thuyết,
Báo văn nghệ số 1.
42. Việt Trung (2011), Hợp âm phố phường Hồ Anh Thái, http://www. thanhnien.com.vn.
43. Trần Thị Hải Vân (2009), Một chiêm nghiệm cõi người Hồ Anh Thái,