Loại hình trang trại của huyện giai đoạn 2011 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo mô hình trang trại trên địa bàn huyện thanh trì thành phố hà nội (Trang 62 - 73)

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

4.3. Ðánh giá tình hình phát triển sản xuất theo mô hình trang trại trên địa bàn huyện

4.3.2. Loại hình trang trại của huyện giai đoạn 2011 2015

Giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn huyện Thanh Trì đã hình thành một số loại hình trang trại với các loại hình sử dụng đất cụ thể như sau:

Bảng 4.6. Loại hình các trang trại giai đoạn 2011 - 2015 TT trung chủ Vùng tập TT trung chủ Vùng tập yếu Loại hình trang trại Năm 2011 Năm 2015 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1

Tiểu vùng 1 Chăn nuôi tập trung 17 18,48 18 14,75 2 NTTS – Lúa 5 5,43 8 6,56 3

Tiểu vùng 2

NTTS - Chăn nuôi 7 7,61 9 7,38 4 Cây ăn quả - NTTS –

Chăn nuôi 37 40,22 54 44,55 5 Tiểu vùng 3 Cây ăn quả - Chăn nuôi 26 28,26 33 27,05

Tổng 92 100 122 100

4.3.2.1. Loại hình trang trại tập trung chủ yếu tại Tiểu vùng 1 * Loại hình chăn nuôi tập trung:

Năm 2011, số lượng trang trại loại hình sản xuất này có 17 trang trại, năm 2015 số lượng tăng lên là 18 trang trại. Các trang trại này tập trung nuôi một số loại gia súc, gia cầm như: lợn, gà, trâu, bò, ngan, vịt... để lấy thịt thương phẩm. Quy mô chăn nuôi của trang trại khoảng 300 - 500 con lợn thịt/lứa và 2000 - 5.000 con gà thịt/lứa. Bình quân hàng năm mỗi trang trại nuôi từ 2 - 2,5 lứa lợn thịt/năm hoặc 2 - 2,5 lứa gà thịt/năm.

Loại hình này tập trung chủ yếu ở các xã như: Vạn Phúc, Tả Thanh Oai, Hữu Hòa ... Tổng vốn đầu tư cho các trang trại này trung bình từ 750 - 850 triệu đồng/trang trại tùy theo quy mô, số lượng của trang trại, giá trị lãi suất bình quân của trang trại trên 200 triệu đồng/ha/năm. Bình quân mỗi trang trại giải quyết việc khoảng 4 lao động thường xuyên.

Kết quả điều tra thực tế tại 10 hộ điều tra như sau:

ST T Tên chủ trang trại Diện tích (ha) Vật nuôi Lao động Xủ chất thải Thường Xuyên Thời vụ 1 Nguyễn Xuân Trường – xã Tả Thanh Oai 1,3 - Lợn nái: 40 con/ lứa; 2 lứa/ năm - Lợn thịt 260 con/ lứa, 2 lứa /năm

4 2 Có

2 Nguyễn Xuân

Bách – xã Tả 1,1

- Lợn nái: 40 con/

ST T Tên chủ trang trại Diện tích (ha) Vật nuôi Lao động Xủ chất thải Thường Xuyên Thời vụ Thanh Oai - Lợn thịt 200 con/

lứa, 2 lứa /năm

3 Nguyễn Văn Bằng – xã Tứ Hiệp 1,5 - Lợn nái: 50 con/ lứa; 2 lứa/ năm - Lợn thịt 250 con/ lứa, 2 lứa /năm

5 4 Có

4 Quách Văn Thuận – xã Tứ Hiệp 0,9

- Gà đẻ: 2000 con, 2 lứa/năm; mỗi ngày cho ra 1500 quả trứng - Gà thịt: 500 con 4 2 Có 5 Quách Văn Hướng – xã Tứ Hiệp 1,4 - Lợn nái: 50 con/ lứa; 2 lứa/ năm - Lợn thịt 250 con/ lứa, 2 lứa /năm

4 2 Có

6

Hoàng Tuấn Anh –

xã Tứ Hiệp

1,3

- Gà đẻ: 2500 con, 2 lứa/năm; mỗi ngày cho ra 2000 quả trứng - Gà thịt: 1000 con 4 3 Có 7 Quán Hồng Hải – xã Tứ Hiệp 0,9 - Gà đẻ: 2000 con, 2 lứa/năm; mỗi ngày cho ra 1500 quả trứng - Gà thịt: 500 con 4 2 Có 8 Nguyễn Xuân Cương – xã Tam Hiệp 1,1 - Lợn nái: 50 con/ lứa; 2 lứa/ năm - Lợn thịt 220 con/ lứa, 2 lứa /năm

4 2 Có

9

Nguyễn Văn Hải –

xã Tam Hiệp

0,9

- Lợn nái: 30 con/ lứa; 2 lứa/ năm - Lợn thịt 200 con/ lứa, 2 lứa /năm

4 2 Có

10 Lê Ngọc Lĩnh –

xã Đại Áng 1,0

- Gà đẻ: 2000 con, 2 lứa/năm; mỗi ngày cho ra 1500 quả trứng

- Gà thịt: 500 con

Điển hình cho mô hình này là hộ ông Nguyễn Xuân Trường ở thôn Siêu Quần, xã Tả Thanh Oai với diện tích 1,3 ha nuôi lợn thịt với 300 con lợn, trong đó có 40 con lợn nái và 260 con lợn thịt, mỗi năm trừ tất cả các chi phí trang trại của ông Trường thu lãi trên 250 triệu đồng.

Hình 4.3. Mô hình trang trại chăn nuôi của gia đình ông Nguyễn Xuân Trường, xã Tả Thanh Oai - huyện Thanh Trì

* Loại hình nuôi trồng thủy sản - lúa

Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, xây dựng một hệ thống sản xuất nông nghiệp mới nhằm phá thế độc canh cây lúa ở những nơi như: vùng trũng, vùng thường xuyên ngập nước, vùng cấy lúa mùa 1 - 2 vụ, vùng trồng lúa bấp bênh không ăn chắc… là điều rất cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh tế nông hộ và cải thiện môi trường sinh thái.

Mô hình thả cá kết hợp với trồng lúa là một trong những loại hình sản xuất mới. Ưu điểm của mô hình là sử dụng hiệu quả mặt nước và ruộng lúa thường xuyên ngập nước. Với mô hình này, cá và lúa hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một hệ sinh thái khép kín, hạn chế được việc sử dụng hóa chất, phân bón nên an toàn cho con người và cho môi trường. Bên cạnh đó, còn tăng thu nhập, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Qua điều tra khảo sát, nắm tình hình tại 6 trạng trại của các ông Nguyễn Ngọc Cường – xã Hữu Hòa, Nguyễn Xuân Việt – xã Đông Mỹ; Nguyễn Đình Tuấn, Nguyễn Đình Tem- xã Vĩnh Quỳnh, Lục Văn Dương, Quán Văn An xã Tứ Hiệp, có những nhận xét sau:

- Ở những diện tích đất nông nghiệp thường xuyên ngập úng ở các xã trên địa bàn huyện Thanh Trì, đến nay, nhờ có chính sách dồn điền đổi thửa mà các diện tích này của người dân đã được tập trung lại, người dân đã chuyển từ trồng lúa 1 vụ/năm sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản.

- Quy mô bình quân của mỗi mô hình trang trại này khoảng 2 - 3 ha/trang trại, chi phí vốn đầu tư của mỗi trang trại thấp nhưng vẫn mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với trồng lúa 1 vụ/năm. Đa phần các trang trại nuôi 1 lứa/năm với một số giống cá như: cá rô phi, cá trắm, cá trôi, cá chép... Trong thời gian trồng lúa chủ trang trại sẽ nuôi thả cả con, cá giống ở những rãnh nước được đào sâu.

- Khi thu hoạch thu xong đến mùa nước lên số cá này sẽ tiếp tục được nuôi trong toàn bộ diện tích của trang trại. Bình quân mỗi trang trại giải quyết việc làm cho từ 2 lao động thường xuyên.

Hình 4.4. Mô hình trang trại trồng lúa kết hợp với thả cá của ông Nguyễn Xuân Việt, xã Đông Mỹ - huyện Thanh Trì

4.3.2.2. Loại hình trang trại tập trung chủ yếu tại Tiểu vùng 2

*Loại hình nuôi trồng thủy sản kết hợp với chăn nuôi:

Đây là loại hình phát triển chủ yếu tại các xã có các vùng địa hình thấp trũng, không thuận lợi cho canh tác cây trồng như Tứ Hiệp, Vạn Phúc, Tả Thanh Oai, Đông Mỹ ... Cùng với sự quan tâm của các cấp chính quyền, người dân đã đầu tư, cải tạo đào ao nuôi trồng thủy sản kết hợp với chăn nuôi, hiệu quả kinh tế rõ rệt vừa tận dụng được nguồn chất thải chăn nuôi để cung cấp thức ăn cho nuôi trồng thủy sản, vừa giúp giảm chi phí sản xuất.

Tổng số vốn đầu tư của loại hình trang trại nuôi trồng thủy sản kết hợp với chăn nuôi trung bình từ 200 triệu đồng/ha chuyển đổi, giá trị lãi suất bình quân là 120 triệu đồng/ha/năm. Bình quân mỗi trang trại giải quyết việc làm cho từ 3 - 5 lao động thường xuyên. Quy mô bình quân của loại hình trang trại này từ 1,5 - 3 ha/trang trại, trong đó diện tích dành cho nuôi trồng thủy sản chiếm 70%, diện tích dành cho chăn nuôi và sử dụng vào mục đích khác chiếm 30%.

Kết quả điều tra của 09 hộ ngoài thực tế điển hình là trang trại của ông Chử Bá Tùng xã Vạn Phúc với tổng diện tích 2,1 ha, trong đó diện tích nuôi trồng thủy sản là 1,5 ha, diện tích chuồng trại là 0,6 ha còn lại là phần diện tích xây dựng nhà trông coi, nhà kho, đường đi... Trang trại của ông Tùng nuôi lợn, gà, cá trắm, cá trôi, rô phi, cá chép... Năm 2015, trừ tất cả các chi phí, trang trại của ông Tùng đã thu lãi trên 200 triệu đồng, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 5 lao động.

Hình 4.5. Mô hình trang trại NTTS kết hợp chăn nuôi ông Chử Bá Tùng xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì

* Loại hình trang trại tổng hợp

Đây là loại hình đa dạng nhất về các loại sản phẩm và được mở rộng phát triển nhiều nhất ở các địa phương. Loại hình trang trại này đòi hỏi sự áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vốn đầu tư cao, thời gian lâu dài nhưng nó lại mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Loại hình sản xuất này là sự kết hợp của Vườn - Ao - Chuồng, sự tận dụng tối đa và tạo vòng khép kín trong sản xuất đồng thời đảm bảo môi trường sinh thái bền vững. Diện tích bình quân của loại hình trang trại này là 4- 5 ha. Trong đó, diện tích nuôi trồng thủy sản chiếm 30%, diện tích trồng trọt chiếm 40% và diện tích chăn nuôi chiếm 30%. Lãi suất bình quân đạt 170 triệu đồng/ha/năm với số lao động thường xuyên từ 5 - 7 người. Loại hình trang trại này tập trung ở các xã: Đông Mỹ, Tân Triều, Ngũ Hiệp, Yên Mỹ, Vạn Phúc...

Tiêu biểu cho mô hình kinh tế hiệu quả này là trang trại mang tên Vạn An của gia đình bà Nguyễn Thị Hẳng ở xã Yên Mỹ với tổng diện tích là 20ha, trong đó: 13 ha diện tích bà dành cho nuôi trồng thuỷ sản, 5 ha diện tích bà dùng để chăn nuôi với 2.000 con gà đẻ và 3.000 con vịt đẻ và phần còn lại bà dùng để trồng cây ăn quả: vải, nhãn, ổi, bưởi…. Sau 3 năm đầu tư cơ bản, hiện tại mỗi năm thu nhập của gia đình là trên 3 tỷ đồng, với 12 lao động thường xuyên.

Hình 4.6. Mô hình trang trại trồng lúa kết hợp với thả cá của bà Nguyễn Thị Hằng, xã Yên Mỹ - huyện Thanh Trì

4.3.2.3. Loại hình trang trại tập trung chủ yếu tại Tiểu vùng 3 Loại hình cây ăn quả - chăn nuôi

Đây là loại hình sản xuất cơ bản và truyền thống của trang trại nói chung, vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo môi trường sinh thái, tập trung ở các xã vùng bãi, trồng tốt các loại cây như ổi, nhãn, bưởi, mít... Hầu hết các trang trại đều tập trung sản xuất theo hướng trồng trọt kết hợp với chăn nuôi để tận dụng nguồn phân hữu cơ sẵn có từ chăn nuôi, đồng thời lấy rau, củ, quả của trồng trọt làm thức ăn cho chăn nuôi. Quy mô bình quân của loại hình trang trại này từ 2 - 3 ha/trang trại, trong đó diện tích dành cho trồng trọt chiếm 60 - 70%.

Tổng số vốn đầu tư của loại hình trang trại này bình quân từ 80 - 120 triệu đồng/ha tùy theo quy mô và sự đa dạng về sản phẩm đầu tư của trang trại. Trừ tất cả các chi phí nhập bình quân là 70 triệu đồng/ha/năm. Bình quân mỗi trang trại giải quyết việc làm cho 2 - 4 lao động thường xuyên.

STT Tên chủ trang trại Diện tích (ha) Cây trồng + Vật nuôi Lao động Xủ chất thải Th xuyên Thời vụ 1 Tạ Mạnh Tấn - xã Liên Ninh 1,9

- Trồng cây ăn quả

- Nuôi thủy cẩm: 2000 con, 2 lứa 1 năm 3 2 Có

2 Hoàng Văn Liên

– xã Đông Mỹ 0,9

- Trồng cây ổi, nhãn..

- Nuôi lợn nái, lợn thịt: 2 lứa 1 năm. 4 2 Có

3

Nguyễn Văn Ngâm – xã Đông

Mỹ

2 - Trồng cây ăn quả

- Nuôi gà đẻ, gà thịt: 2 lứa 1 năm. 4 2 Có

4 Phạm Thị Thúy –

xã Duyên Hà 3

- Trồng nhãn, ổi…

- Nuôi lợn nái, lợn thịt: 2 lứa 1 năm. 4 3 Có

5 Võ Hồng Hài –

xã Duyên Hà 3

- Trồng ổi, mít, rau…

- Nuôi lợn nái, lợn thịt: 2 lứa 1 năm. 4 4 Có

6 Trần Văn Chung

– xã Vạn Phúc 2,5

- Trồng cây ăn quả

- Nuôi lợn nái, lợn thịt: 2 lứa 1 năm. 5 3 Có

7 Nguyễn Vĩnh

Phan 12

- Trồng cây ổi, bưởi…

- Nuôi thủy cầm, cá: 2 lứa 1 năm. 3 3 Có

8 Nguyễn Thị Hoan

– xã Vạn Phúc 2,5

- Trồng ổi, nhãn, bưởi

- Nuôi lợn thịt: 2 lứa 1 năm. 4 2 Có

9 Trần Mạnh Hà –

xã Vạn Phúc 2

- Trồng cây ăn quả, rau

- Nuôi lợn thịt: 2 lứa 1 năm. 3 1 Có

10

Nguyễn Văn Khánh - xã Yên Mỹ

2 - Trồng ổi, bưởi, rau

- Nuôi lợn thịt: 2 lứa 1 năm. 3 1 Có

11

Nguyễn Tiến Quyến – xã yên

Mỹ

2 - Trồng cây ăn quả, rau

- Nuôi lợn thịt: 2 lứa 1 năm. 3 1 Có

Điển hình cho loại hình trang trại này là trang trại của ông Tạ Mạnh Tấn xã Liên Ninh với diện tích 1,9 ha, trong đó diện tích trồng trọt là 1,1 ha với các loại cây trồng như: nhãn, bưởi, chuối tiêu hồng... diện tích còn lại dùng để chăn nuôi: thủy cầm... Thu nhập hàng năm của trang trại sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí là 180 triệu đồng, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 3 lao động.

Hình 4.7. Mô hình trang trại trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi ông Tạ Mạnh Tấn xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì

Đánh giá chung:

Đến nay, sự phát triển trang trại quy mô lớn tăng nhanh về số lượng theo hướng sản xuất kinh doanh tập trung, sản xuất hàng hóa lớn đa dạng về sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, đóng góp vào sự phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện, giải quyết việc làm cho người dân trong vùng. Theo kết quả điều tra, trước đây các mô hình trang trại trên địa bàn huyện Thanh Trì phần lớn phát triển theo hướng tự phát của các hộ gia đình, cây trồng vật nuôi không có tính chuyên canh, các trang trại đều có hướng phát triển sản xuất kinh doanh theo kiểu truyền thống kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi với quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, mô hình trang trại nhỏ, manh mún mang tính kinh tế hộ vẫn còn nhiều. Vì vậy, cần có sự đầu tư về vốn, kỹ thuật để phát triển các trang trại nhỏ mang lại hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo mô hình trang trại trên địa bàn huyện thanh trì thành phố hà nội (Trang 62 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)