Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp về các mặt: tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các loại bản đồ hiện trạng sử dụng đất, tình hình sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất và các vấn đề có liên quan qua các ban ngành hữu quan.
3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Đề tài lựa chọn các trang trại điều tra ở 3 tiểu vùng của huyện Thanh Trì. Mỗi tiểu vùng có 1 loại hình trang trại điển hình.
- Vùng 1: khu đất trong đê, khu vực này các hộ nông dân thuần túy, có vốn sản xuất nhỏ, chuyên môn trình độ hạn chế: ở các xã Đông Mỹ, Ngũ Hiệp tập trung các trang trại chăn nuôi.
-Vùng 2: khu đất giáp đô thị, khu vực các xã có dân trí cao hơn, vốn đầu tư tốt, diện tích các trang trại ở mức vừa: ở các xã Tân Triều, Thanh Liệt tập trung các trang trại tổng hợp, NTTS kết hợp chăn nuôi
- Vùng 3: Khu đất bãi sông, ngoài đê, trang trại gia đình, chăn nuôi và trồng trọt theo hình thức truyền thống ở các xã: Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc.
Điều tra phỏng vấn nông hộ với phiếu điều tra nông hộ đã soạn sẵn (Mẫu phiếu điều tra có trong phần phụ lục).
Tổng số trang trại điều tra: 50/122 trang trại. Các trang trại được lựa chọn điều tra là các trang trại nằm trong 3 tiểu vùng theo địa hình trong số các trang trại trên địa bàn huyện, lựa chọn ngẫu nhiên, có chọn lọc, đại diện cho từng loại hình sản xuất khác nhau. Trong đó:
Loại hình Số trang trại
điều tra Tổng số
Trang trại chăn nuôi tập trung 10 18 Trang trại NTTS kết hợp với chăn nuôi 9 9 Trang trại trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi 11 33 Trang trại NTTS kết hợp trồng lúa 6 8 Trang trại tổng hợp kết hợp giữa trồng trọt nuôi trồng
thuỷ sản và chăn nuôi 14 54
* Khảo sát thực địa
Học viên tiến hành điều tra thực địa, khảo sát hệ thống đồng ruộng, khả năng tưới tiêu, tình hình sản xuất thực tế…
Có chuẩn bị các thiết bị ghi hình, chụp ảnh lại hiện trạng các trang trại.
3.5.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất
- Đánh giá hiệu quả kinh tế qua các chỉ tiêu:
+ Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ được tạo ra trong một thời kì nhất định.
GTSX = Sản lượng x Giá bán
+ Tổng chi phí (TCP): là toàn bộ chi phí được sử dụng tính bằng công thức: TCP = CPTG + Công lao động + Khấu hao cở sở vật chất
Trong đó, chi phí trung gian (CPTG): là toàn bộ chi phí vật chất và các loại hình khác được sử dụng trong quá trình sản xuất.
CPTG = ∑ n j j c Cj là các khoản chi phí thứ j
Công lao động bao gồm cả lao động thường xuyên, lao động thời vụ (tính cả lao động là thành viên trong gia đình)
Khấu hao cơ sở vật chất: chủ yếu khấu hao về chuồng trại đối với các trang trại có mô hình chăn nuôi.
+ Lãi thuần (LT): là hiệu số giữa GTSX và TCP, là giá trị sản phẩm được tạo ra trong thời kỳ sản xuất đó.
LT = GTSX - TCP + Tỷ suất lợi nhuận (TSLN):
TSLN = LT/TCP x 100%
+ Khả năng phát triển thị trường và ổn định giá cả.
Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời gian, giá hiện hành và định tính (giá tương đối) được tính bằng mức độ cao và thấp. Các chỉ tiêu đạt được mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
Căn cứ tình hình thực tế, mức thu nhập bình quân đầu người trong toàn huyện, quan điểm cá nhân, học viên xin phép đưa ra thang phân cấp chỉ tiêu hiệu quả kinh tế như sau:
Bảng 2. Thang phân cấp chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất
Chỉ tiêu
Mức độ (triệu đồng/năm) Lãi thuần TSLN (%) (triệu đồng/năm)GTSX
Cao > 300 >30 >1.000
TB 100 - 300 15 - 30 500 - 1.000
Thấp <100 <15 <500
- Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội thông qua:
Đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lượng, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, do thời gian có hạn chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu sau:
+ Đảm bảo đời sống cho người lao động: thể hiện qua chỉ tiêu thu nhập bình quân/lao động nông nghiệp/năm.
+ Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người nông dân thể hiện qua chỉ tiêu số công lao động sử dụng/ha/năm.
Qua tình hình thực tế địa phương, học viên đánh giá các chỉ tiêu như sau:
Chỉ tiêu
Mức độ Thu nhập bình quân (triệu đồng/năm) Số lao động thu hút (lao động/ha/năm)
Cao > 30 >7
TB 25 – 30 5 – 7
Thấp < 25 < 5
- Đánh giá hiệu quả môi trường:
+ Đối với các trang trại có hình thức chăn nuôi: hình thức xử lý chất thải rắn, lỏng; vệ sinh, khử trùng chuồng trại; nguồn gốc con giống, thức ăn, công tác thú ý...
+ Đối với các trang trại có hình thức trồng trọt: mức độ sử dụng thuốc BVTV; mức độ sử dụng phân bón hoá học, hữu cơ... có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường đất, nước...
3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu
Thống kê, tính toán và xử lý bằng phần mềm EXCEL.
3.5.5. Phương pháp minh họa
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN