Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
4.3. Ðánh giá tình hình phát triển sản xuất theo mô hình trang trại trên địa bàn huyện
4.4.1. Đánh giá về hiệu quả kinh tế
4.4.1.1. Đánh giá chung
Sử dụng đất nông nghiệp theo mô hình trang trại trên địa bàn huyện Thanh Trì đã mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao giá trị sản xuất hàng hoá nông nghiệp. Hiệu quả kinh tế của các trang trại nông nghiệp được thể hiện qua bảng 4.10:
Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của các trang trại nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì năm 2015
TT Loại hình sản xuất Diện Tích GTSX TCP LT TSLN % (Triệu đồng/năm) 1 Chăn nuôi tập trung < 1ha 1.568,9 1.237,2 331,7 26,81 1-3ha 1.887,6 1.606,7 280,9 17,48 >3ha 0 0 0 0 2 NTTS + chăn nuôi < 1ha 278,8 207,5 71,3 34,36 1-3ha 389,7 286,5 103,2 44,64 >3ha 411,2 350,3 60,9 17,38 3 Cây ăn quả + chăn nuôi
< 1ha 180,3 131,2 49,1 34,42 1-3ha 243,5 179,4 64,1 35,73 >3ha 288,5 221,8 66,7 30,07 4 NTTS + trồng lúa < 1ha 74,5 50,6 23,9 47,23 1-3ha 111,3 71,8 41,5 57,79 >3ha 123,9 92,4 31,5 34,09 5 Trồng trọt + NTTS + chăn nuôi < 1ha 1.357,4 1.126,8 230,6 20,46 1-3ha 1.777,4 1.456,1 321,3 22,06 >3ha 1.978,5 1.532,9 445,6 29,07
Đối chiếu với thang phân cấp chỉ tiêu hiệu quả kinh tế đã đưa ra trong phần phương pháp nghiên cứu, học viên đánh giá chung kết quả hiệu quả kinh tế như sau:
Bảng 4.12. Đánh giá chung hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
Chỉ tiêu Loại hình Diện Tích (ha) Lãi thuần
(triệu đ/năm) TSLN (%) (triệu đ/năm)GTSX
Đánh giá chung
1. Chăn nuôi tập trung
<1ha Cao TB Cao Cao
1-3ha TB TB Cao TB >3ha 0 0 0 0 2. NTTS + CN <1ha Thấp Cao Thấp TB 1-3ha TB Cao Thấp TB >3ha Thấp TB Thấp TB
3. Cây ăn quả + CN
<1ha Thấp Cao Thấp TB
1-3ha TB Cao Thấp Cao
>3ha Thấp Cao Thấp TB
4. NTTS + trồng lúa
<1ha Thấp Cao Thấp TB
1-3ha Thấp Cao Thấp Cao
>3ha Thấp Cao Thấp TB 5. TT + NTTS + CN
(Tổng hợp)
<1ha TB TB Cao TB 1-3ha Cao TB Cao TB
>3ha Cao TB Cao Cao
Qua 3 bảng trên cho thấy:
Sử dụng đất nông nghiệp theo mô hình trang trại tổng hợp kết hợp giữa trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, có diện tích trên 3ha mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất với lãi thuần là 445,6 triệu đồng/năm. Trong khi đó, sử dụng đất theo mô hình nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với trồng lúa có diện tích dưới 1ha đem lại lãi thuần 23,9 triệu đồng/năm, thấp nhất so với các loại hình sản xuất khác nhưng do chi phí mà loại hình sản xuất này bỏ ra thì loại hình sản xuất này vẫn có hiệu quả giúp người dân phát triển sản xuất.
Bên cạnh đó, theo kết quả điều tra cho thấy, khả năng tiêu thụ sản phẩm của các trang trại tốt hơn rất nhiều so với sản xuất riêng lẻ. Khả năng tiêu thụ sản
phẩm của trang trại so với các hộ sản xuất riêng lẻ dựa trên một số chỉ tiêu: chất lượng, mẫu mã sản phẩm, cách bảo quản, sơ chế và chế biến sản phẩm… Do các trang trại có lượng sản phẩm lớn, tập trung, mẫu mã đẹp hơn nên các thương lái dễ dàng thu gom và mua được với giá thấp hơn. Đồng thời, do sản phẩm của các trang trại nhiều tập trung nên việc bảo quản, sơ chế và chế biến sản phẩm cũng dễ dàng, thuận tiện hơn từ đó việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ cũng dễ dàng hơn rất nhiều so với sản xuất riêng lẻ.
Những mô hình trang trại được nhận định chung có hiệu quả kinh tế cao bao gồm: Tổng hợp; Chăn nuôi tập trung có diện tích dưới 1ha; Cây ăn quả + Chăn nuôi có diện tích từ 1-3 ha; NTTS + trồng lúa có diện tích dưới từ 1-3 ha.
4.4.1.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế theo từng tiểu vùng
- Vùng 1: khu đất trong đê, trong khu dân cư nông thôn, ở khu vực này, chủ yếu là các trang trại chăn nuôi và trang trại có mô hình NTTS kết hợp trồng lúa. Đây là những mô hình trang trại có số vốn đầu tư không lớn nhưng đem lại hiệu quả tốt, đặc biệt là mô hình Lúa – cá, đã đem lại lợi ích về kinh tế hiệu quả cho bà con nhân dân. Với tỷ suất lợi nhuận cao tới 57,79% cho mô hình có quy mô từ 1-3 ha. Mô hình chăn nuôi cũng đem lại tỷ suất lợi nhuận là 26,81% nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
-Vùng 2: khu đất giáp đô thị, khu vực các xã có địa hình cao hơn, diện tích các trang trại ở mức lớn và vừa: ở các xã Tân Triều, Thanh Liệt, Tả Thanh Oai trung các trang trại NTTS kết hợp với chăn nuôi và các trang trại tổng hợp cỡ vừa. mô hình trang trại này lại có vốn đầu tư lớn nhất với tổng chi phí trung bình là 1.371,9 triệu đồng/năm và đòi hỏi chủ trang trại cũng như công nhân trong trang trại phải có trình độ, chuyên môn. Trong tương lai có thể phát triển thêm các ngành dịch vụ sinh thát, sẽ đem lại lợi nhuận tốt nhưng cũng có nhiều thách thức trước vấn đề về môi trường, an sinh xã hội.. Đây là mô hình trang trại tổng hợp, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, đảm bảo thu nhập kinh tế ổn định cho các hộ gia đình. Theo kết quả điều tra, sử dụng đất nông nghiệp theo mô hình trang trại tổng hợp mang lại lãi thuần trung bình đạt 332,5 triệu đồng/năm cao nhất so với các loại hình trang trại khác. Với các loại cây trồng như: nhãn, vải, bưởi, đu đủ, xoài... và các loại vật nuôi như: lợn, gà, vịt, cá...
- Vùng 3: Khu đất bãi sông, ngoài đê, khu vực các xã có diện tích trang trại nhỏ tập trung ở các xã: Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc, khu vực các xã có
diện tích trang trại nhỏ, bao gồm các trang trại trồng cây ăn quả hàng năm, trồng rau màu, rau ... kết hợp chăn nuôi các giống vật nuôi chủ yếu là: lợn, gà, vịt, cá... Mô hình các trang trại chăn nuôi cũng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, yêu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và công tác phòng trừ dịch bệnh tốt. Theo kết quả điều tra, lãi thuần trung bình của 1 trang trại thu được dao động từ 200 – 300 triệu đồng/năm.