Xuất phát triển các loại hình sản xuất trang trại trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo mô hình trang trại trên địa bàn huyện thanh trì thành phố hà nội (Trang 88 - 90)

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

4.5. Định hướng và giải pháp phát triển các mô hình trang trại có hiệu quả trên

4.5.3. xuất phát triển các loại hình sản xuất trang trại trên địa bàn huyện

Dựa vào kết quả điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thanh Trì; hiệu quả sử dụng đất của các trang trại dựa trên các tiêu chí: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường, tôi xin được đưa ra một số đề xuất nhằm phát triển các loại hình sản xuất trang trại trên địa bàn huyện đến năm 2020 như sau:

- Về loại hình sản xuất: Trong các loại hình sản xuất sử dụng đất nông nghiệp theo mô hình trang trại thì loại hình trang trại tổng hợp kết hợp giữa trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản mang lại hiệu quả nhất cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Đây là loại hình cần được đầu tư phát triển mở rộng trên toàn huyện. Bên cạnh đó, mô hình NTTS kết hợp lúa cá cũng cần được quan tâm, phát triển tại những vùng có địa hình thấp trên địa bàn huyện, đối với các hộ gia đình có vốn ban đầu ít.

- Về quy mô của các trang trại: Theo kết quả điều tra, giai đoạn 2011 - 2015 diện tích các trang trại < 1 ha đang có xu hướng giảm dần. Nhờ có các chính sách khuyến khích của Nhà nước mà diện tích nông nghiệp sử dụng theo mô hình trang trại ngày càng được tăng lên, thuận tiện cho người dân phát triển sản xuất. Trong thời gian tới, cần khuyến khích phát triển các trang trại có diện tích > 2 ha để đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại theo tiêu chí quy định trong Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Về vùng phát triển kinh tế trang trại:

Qua điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng và dựa trên cơ sở định hướng có thể chia phương hướng phát triển kinh tế trang trại của huyện thành 3 vùng như sau:

- Vùng 1: khu đất trong đê, trong khu dân cư nông thôn, tập trung ở các xã Đông Mỹ, Ngũ Hiệp... ở khu vực này, chủ yếu là các trang trại chăn nuôi và trang trại có mô hình NTTS kết hợp trồng lúa. Đây là những mô hình trang trại có số vốn đầu tư không lớn nhưng đem lại hiệu quả tốt, đặc biệt là mô hình Lúa – cá, đã đem lại lợi ích về kinh tế hiệu quả cho bà con nhân dân đối với những thửa đất trồng lúa kém hiệu quả. Quy mô từ 1-3 ha đối với trang trại NTTS và trồng lúa nên được đẩy mạnh. Mô hình chăn nuôi cũng đem lại lãi thuần lớn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên tập trung vào quy mô dưới 1 ha.

- Vùng 2: khu đất giáp đô thị, khu vực các xã có địa hình cao hơn, diện tích các trang trại ở mức lớn và vừa: ở các xã Tân Triều, Thanh Liệt, Tả Thanh Oai trung các trang trại NTTS kết hợp với chăn nuôi và các trang trại tổng hợp cỡ vừa. mô hình trang trại này lại có vốn đầu tư lớn nhất với tổng chi phí trung bình là 1.371,9 triệu đồng/năm và đòi hỏi chủ trang trại cũng như công nhân trong trang trại phải có trình độ, chuyên môn. Trong tương lai có thể phát triển thêm các ngành dịch vụ sinh thát, sẽ đem lại lợi nhuận tốt nhưng cũng có nhiều thách thức trước vấn đề về môi trường, an sinh xã hội. Đây là mô hình trang trại tổng hợp, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, đảm bảo thu nhập kinh tế ổn định cho các hộ gia đình. Theo kết quả điều tra, sử dụng đất nông nghiệp theo mô hình trang trại tổng hợp mang lại lãi thuần trung bình đạt 332,5 triệu đồng/năm cao nhất so với các loại hình trang trại khác. Với các loại cây trồng như: nhãn, vải, bưởi, đu đủ, xoài... và các loại vật nuôi như: lợn, gà, vịt, cá... Thời gian tới cần tập trung chuyển đối cơ cấu cây trồng, vật nuôi đưa những loại giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả vào sản xuất.Tập trung phát triển trang trại tổng hợp theo hướng sản xuất hàng hóa là chính để tạo ra những sản phẩm cung cấp trực tiếp cho người dân của địa phương cũng như các vùng lân cận.

- Vùng 3: Khu đất bãi sông, ngoài đê, khu vực các xã có diện tích trang trại nhỏ tập trung ở các xã: Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc, khu vực các xã có diện tích trang trại nhỏ, bao gồm các trang trại trồng cây ăn quả hàng năm, trồng rau màu, rau ... kết hợp chăn nuôi các giống vật nuôi chủ yếu là: lợn, gà, vịt, cá...

Mô hình các trang trại chăn nuôi cũng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, yêu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và công tác phòng trừ dịch bệnh tốt. Theo kết quả điều tra, lãi thuần trung bình của 1 ha trang trại dao động từ 50 – 70 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra, cần khuyến khích người dân tập trung lại để sản xuất trồng cây ăn quả có diện tích từ 1 - 3 ha, để sử dụng đất theo hướng hiệu quả nhất, tránh lãng phí đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo mô hình trang trại trên địa bàn huyện thanh trì thành phố hà nội (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)