Vai trò và vị trí của kinh tế trang trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo mô hình trang trại trên địa bàn huyện thanh trì thành phố hà nội (Trang 26 - 27)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Tổng quan chung về trang trại

2.2.2. Vai trò và vị trí của kinh tế trang trại

Kinh tế trang trại có vai trò tích cực và quan trọng cả về kinh tế, xã hội và môi trường:

- Về kinh tế: Kinh tế trang trại là bước phát triển mới của sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp.

+ Kinh tế trang trại góp phần xóa bỏ nền kinh tế tự cung, tự cấp và thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển ở nông thôn.

+ Kinh tế trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng vật nuôi có giá trị cao, khắc phục tình trạng sản xuất phân tán, manh mún, tạo nên những vùng chuyên môn hóa, tập trung hóa cao.

+ Kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, là mô hình gắn kết giữa nông nghiệp và công nghiệp, là xu thế phát triển công nghiệp nông thôn. Đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn, kinh tế trang trại đảm nhận khâu cung cấp nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến. Thực tế cho thấy việc phát triển kinh tế trang trại ở những nơi có điều kiện bao giờ cũng đi liền với việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn.

+ Kinh tế trang trại có khả năng tận dụng được mọi nguồn lao động chính, phụ trong từng hộ nông dân, đồng thời thu hút được lao động dư thừa ở nông thôn, góp phần tạo việc làm, cải thiện đời sống cho một bộ phân dân cư.

+ Kinh tế trang trại góp phần tích cực vào thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

- Về mặt xã hội:

Kinh tế trang trại làm tăng số hộ giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng trong nông thôn, tạo tấm gương cho hộ nông dân về cách thức tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh.

- Về môi trường:

Do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết thực, lâu dài của mình mà các chủ trang trại có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm đến việc bảo vệ môi trường. Trước hết là bảo vệ trong phạm vi không gian sinh thái trang trại và sau đó là phạm vi từng vùng. Các trang trại ở trung du, miền núi góp phần quan trọng vào việc trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất (Nguyễn Đình Hương, 2000).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo mô hình trang trại trên địa bàn huyện thanh trì thành phố hà nội (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)