Đánh giá về hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo mô hình trang trại trên địa bàn huyện thanh trì thành phố hà nội (Trang 78 - 79)

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

4.3. Ðánh giá tình hình phát triển sản xuất theo mô hình trang trại trên địa bàn huyện

4.4.2. Đánh giá về hiệu quả xã hội

Qua kết quả điều tra cho thấy, việc sử dụng đất nông nghiệp theo mô hình trang trại ngày càng được người dân mở rộng, các trang trại đã giải quyết công ăn việc làm cho người lao động địa phương, tăng thu nhập cho người lao động, đời sống của người dân được đảm bảo.

Bảng 4.11. Số lao động của các loại hình sản xuất trang trại phân chia theo các loại hình sản xuất

TT Loại hình sản xuất Lao động thường xuyên (người/ha)

Lao động thời vụ (công/ha/năm)

1 Chăn nuôi tập trung 4 20 2 NTTS+ chăn nuôi 4 15 3 Cây ăn quả + chăn nuôi 4 15 4 NTTS + trồng lúa 2 10 5 Trồng trọt + NTTS + chăn nuôi 6 20

Bảng 4.12. Thu nhập bình quân của người lao động trong các trang trại

TT Loại hình sản xuất LĐ thường xuyên (triệu đồng/tháng)

LĐ thời vụ (1.000đ/ngày)

1 Chăn nuôi tập trung 4 200 2 NTTS+ chăn nuôi 3 200 3 Cây ăn quả + chăn nuôi 3 200 4 NTTS + trồng lúa 3 100 5 Trồng trọt + NTTS + chăn nuôi 5 200

Theo kết quả điều tra, số lao động thường xuyên tham gia trong loại hình sản xuất trang trại tổng hợp nhiều nhất, trung bình khoảng 6 lao động vì loại hình trang trại này có diện tích lớn và đa dạng về chủng loại sản phẩm so với các loại

hình trang trại khác. Mức lương bình quân cao nhất là trang trại chăn nuôi (4triệu đồng/tháng) vì đây là loại hình sản xuất trang trại đòi hỏi lao động phải có kỹ thuật chuyên môn cao hơn so với các loại hình sản xuất khác.

Ngoài ra, tuỳ theo từng quy mô trang trại, đến mùa thu hoạch các trang trại có thể thuê thêm lao động thời vụ.

Trong những năm gần đây, mô hình sản xuất trang trại được người dân biết đến nhiều hơn bởi hiệu quả kinh tế của mô hình đem lại, tạo công ăn việc làm ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong vùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo mô hình trang trại trên địa bàn huyện thanh trì thành phố hà nội (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)