Đánh giá về hiệu quả môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo mô hình trang trại trên địa bàn huyện thanh trì thành phố hà nội (Trang 79 - 83)

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

4.3. Ðánh giá tình hình phát triển sản xuất theo mô hình trang trại trên địa bàn huyện

4.4.3. Đánh giá về hiệu quả môi trường

Đánh giá về hiệu quả môi trường của các trang trại cần phải quan tâm đến: 1. Đối với các trang trại có chăn nuôi:

a. Hình thức xử lý chất thải rắn:

Theo khảo sát điều tra thì chất thải rắn trong chăn nuôi được thu gom và xử lý bằng nhiều hình thức khác nhau, được thể hiện trong bảng 4.13:

Bảng 4.13. Hình thức xử lý chất thải rắn chăn nuôi

Đơn vị tính: %

TT Loại hình trang trại Số

trang trại Biogas phân

Xả trực tiếp ra môi trường

1 Chăn nuôi tập trung 17 100 100 25,05 2 NTTS+ chăn nuôi 7 82,78 100 45,28 3 Cây ăn quả + chăn nuôi 26 90,12 100 48,06 4 Trồng trọt + NTTS + chăn nuôi 37 100 100 47,30

Qua kết quả điều tra cho thấy, trang trại tổng hợp 100% có xây dựng bể biogas và tiến hành ủ phân để xử lý chất thải rắn trong chăn nuôi. Ngoài ra, do các trang trại tổng hợp có lượng vật nuôi lớn trong khi các bể biogas không đủ chứa nên một lượng lớn chất thải rắn chưa qua xử lý thải trực tiếp ra ngoài môi trường. Các trang trại chuyên canh và trang trại trồng trọt kết hợp với chăn nuôi có hình thức chăn nuôi đều xây dựng bể biogas và ủ phân để xử lý chất thải rắn. Hàng này, các trang trại thu gom phân 1 lần và cho vào hố chứa phân bên cạnh chuồng nuôi để tiến hành ủ, sau thời gian khoảng 5 - 7 tháng thì đem bón cây.

b. Hình thức xử lý chất thải lỏng chăn nuôi:

Cũng như chất thải rắn thì chất lỏng cũng được xử lý theo các hình thức khác nhau. Hình thức xử lý chất thải lỏng chăn nuôi được thể hiện qua bảng 4.14:

Bảng 4.14. Hình thức xử lý chất thải lỏng chăn nuôi

ĐVT: %

TT Loại hình trang trại Số

trang trại Biogas

Tưới cây

Xả trực tiếp ra môi trường

1 Chăn nuôi tập trung 17 100 - 48,45 2 NTTS+ chăn nuôi 7 84,86 18,7 32,83 3 Cây ăn quả + chăn nuôi 26 90,6 26,2 45,02 4 Trồng trọt+ NTTS + chăn nuôi 37 100 28,68 39,25

Qua điều tra cho thấy, chất thải lỏng chăn nuôi của các trang trại có hình thức chăn nuôi đều được đưa xuống hầm biogas cùng với chất thải rắn. Tuy nhiên, vẫn có một lượng lớn được xả trực tiếp ra môi trường cùng với nước rửa chuồng chưa hề qua xử lý nào. Điều này là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực chăn nuôi.

Đối với chất thải sau khi được xử lý qua hầm biogas thì 100% được thải ra ngoài môi trường theo hệ thống thoát nước thải của địa phương. Bên cạnh đó, lượng thải xuống bể biogas mỗi ngày đều lớn thể tích mà hầm biogas có thể chứa nên chất thải bao gồm chất thải rắn và lỏng trong chăn nuôi được cho xuống để xử lý thực chất chỉ là đi qua bể biogas để thải ra ngoài môi trường chứ không được lưu lại ở bể để xử lý. Vì vậy, chất thải đi ra từ bể biogas vẫn có màu đen và mùi hôi thối rất nặng, gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Tuy có quan tâm hơn đến môi trường chăn nuôi nhưng công tác xử lý chất thải chăn nuôi ở đây vẫn còn một số tồn tại như sau:

- Một số trang trại trồng trọt kết hợp chăn nuôi vẫn dùng phân tươi tưới cho cây và bán phân tươi cho các hộ dân ở ngoài, đây là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực chăn nuôi (chiếm 20% các trang trại được khảo sát).

- Tại hầu hết các trang trại đều có bể biogas nhỏ hơn so với lượng chất thải cần xử lý nên hiệu quả xử lý không cao, nước sau Biogas vẫn rất đen và hôi gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

- Do lượng thải lớn, 100% các trang trại điều tra đều thải một phần nước thải chưa qua xử lý ra môi trường. Lượng nước thải này chiếm khoảng 25 - 50% tổng lượng thải tuỳ theo số lượng vật nuôi.

c. Vệ sinh, khử trùng chuồng trại

Các trang trại thường sử dụng vôi bột, chế phẩm vi sinh hay các loại thuốc khử trùng để vệ sinh chuồng trại như: Mekosal, Cloramin B, Longlife, Farm fluids... Các trang trại dùng vôi khoảng 1 lần/tháng hoặc chế phẩm vi sinh, phun khử trùng 3 tháng/lần. Vào những thời gian kết thúc 1 lứa hoặc khi thời tiết thay đổi, có dịch bệnh thì việc vệ sinh, khử trùng chuồng trại sẽ được các chủ trang trại quan tâm chú ý hơn, tần suất thực hiện sẽ được tăng lên. Bên cạnh việc xử lý chất thải chăn nuôi thì việc vệ sinh chuồng trại, khử trùng, khử mùi của các trang trại cũng được làm thường xuyên, trong khi các hộ chăn nuôi truyền thống rất ít khi làm.

d. Nguồn gốc con giống, thức ăn, công tác thú y trong các trang trại

Qua điều tra cho thấy, thức ăn sử dụng trong các trang trại được các công ty thức ăn chăn nuôi uy tín cung cấp như: Công ty TNHH Cargill Việt Nam, Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty TNHH New Hope Hà Nội… Giống vật nuôi được cung cấp từ các trại giống lớn được tiêm phòng đầy đủ. Ngoài ra, một số trang trại có nuôi lợn nái có thể tự cung cấp con giống, chăn nuôi trong trang trại hoàn toàn khép kín, không có con giống từ bên ngoài đưa vào. Vì vậy, hạn chế được việc lây lan dịch bệnh.

Bên cạnh đó, công tác thú ý của các trang trại đều được làm tốt. Tất cả vật nuôi đề được tiêm chủng phòng bệnh đúng thời gian, liều lượng quy định. Một số trang trại còn sử dụng đồ bảo hộ khi làm việc trong các khu chăn nuôi như: quần, áo, ủng, khẩu trang… Điều đó đã làm hạn chế tối đa nguồn bệnh từ bên ngoài vào các trang trại.

e. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi trong các trang trại tới môi trường

Qua điều tra, phỏng vấn thì việc đánh giá ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi trong các trang trại tới môi trường được thể hiện qua hình 4.8.

Hình 4.8. Đánh giá ảnh hưởng hoạt động của chăn nuôi trong trang trại tới môi trường

Như vậy, so với các hộ chăn nuôi truyền thống thì môi trường của các trang trại được đảm bảo tốt hơn so với các hộ chăn nuôi riêng lẻ. Các trang trại có chăn nuôi thường được nằm ở các khu vực cách khu dân cư tối thiểu 200- 300m, việc xử lý chất thải chăn nuôi được các chủ trang trại đầu tư xây dựng hầm chứa biogas, vừa xử lý tốt nguồn chất thải làm phân hữu cơ vừa đem lại nguồn năng lượng khí đốt và điện năng sử dụng trong gia đình, đảm bảo vệ sinh cho môi trường bên trong và bên ngoài của trang trại. Hệ thống chuồng trại thường xuyên được vệ sinh, khử trùng đảm bảo hạn chế tối đa dịch bệnh.

Chăn nuôi truyền thống của hộ gia đình Chăn nuôi theo mô hình trang trại

Hình 4.9. So sánh môi trường của trang trại chăn nuôi và chăn nuôi truyền thống của hộ gia đình

2. Đối với các trang trại có trồng trọt

- Mức độ phun thuốc trừ sâu và sử dụng thuốc BVTV: các trang trại phun thuốc sâu trung bình 2 lần/năm. Việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc BVTV ở các trang trại đã bắt đầu có sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông. Các loại thuốc trừ sâu, thuốc BVTV được sử dụng nằm trong danh mục các loại thuốc cho phép được quy định trong Thông tư số 03/2015/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 01 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam và công bố mã HS đối với thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam. Các trang trại sử dụng đúng liều lượng và nồng độ cho phép, không gây độc cho đất, nguồn nước, đảm bảo cho môi trường xung quanh.

- Mức độ sử dụng phân bón hữu cơ: do các trang trại có nguồn phân hữu cơ từ các chuồng trại vì vậy mức độ sử dụng phân hữu cơ của các trang trại tăng và sử dụng phân hoá học giảm so với trồng trọt truyền thống. Một số trang trại được sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông hay các chủ trang trại có trình độ chuyên môn nên việc sử dụng phân bón đạt hiệu quả tốt nhất. Vì vậy, giảm thiểu sự chai cứng, thoái hoá của đất đồng thời làm tăng lượng mùn trong đất, cải tạo đất tốt hơn. Môi trường đất được cải thiện.

Sản xuất trang trại được áp dụng những kỹ thuật khoa học tiên tiến, điều đó không chỉ giúp cho trang trại giảm thiểu được dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo vệ sinh thực phẩm của nông sản đồng thời cải thiện môi trường một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo mô hình trang trại trên địa bàn huyện thanh trì thành phố hà nội (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)