Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo mô hình trang trại trên địa bàn huyện thanh trì thành phố hà nội (Trang 90 - 94)

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

4.5. Định hướng và giải pháp phát triển các mô hình trang trại có hiệu quả trên

4.5.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo mô hình

hình trang trại

- Giải pháp tổ chức sản xuất:

Khuyến khích các nông hộ, trang trại liên kết có quy mô phù hợp với trình độ quản lý và năng lực sản xuất của các trang trại. Chỉ có sản xuất dưới hình thức hợp tác hay đầu tư tập trung, theo kế họach thống nhất, thì khối lượng sản phẩm mới tương đối đủ đáp ứng yêu cầu tiêu thụ của thị trường với chất lượng đồng đều. Khi sản xuất với khối lượng sản phẩm có độ lớn tương đối đủ lớn trang trại sẻ có sức mạnh nhất định trong việc thương lượng giá cả hoặc điều kiện mua bán với đối tác, quyền lợi của các nông hộ sẻ được bảo đảm hơn so với các nông hộ sản xuất số lượng nhỏ lẻ, manh mún không có uy tín. Ngay trong vấn đề tiêu thụ vật tư phục vụ sản xuất, các nông hộ hợp tác hay trang trại thay mặt các nông hộ riêng lẻ giao dịch với khối lượng vật tư tiêu thụ lớn sẻ nhận được giá sỉ hoặc các điều kiện trả chậm có lợi. Về mặt tiêu thụ nông sản phẩm, khối thống nhất, trang trại cũng có thể xây dựng nên thương hiệu của mình, khi tạo thành uy tín trên thương trường, sẻ có điều kiện mở thêm thị trường hoặc các điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm, điều mà các nông hộ riêng lẻ không thể làm được.

- Mở rộng quy mô của các trang trại

+ Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, trên cơ sở đã được quy hoạch vận động nhân dân dồn điển đổi thửa phục vụ công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng các trang trại theo quy hoạch đã được phê duyệt, vận động nhân dân dồn điền đổi thửa phục vụ công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng các trang trại theo quy hoạch đã được phê duyệt. Các xã, thị trấn cần rà soát lại quy hoạch phát triển kinh tế trang trại. Từ đó, có thể hình thành các vùng trang trại tại địa phương, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho đặc thù vùng kinh tế trang trại.

+ Trên cơ sở xác định các vùng phát triển trang trại, các địa phương cần công bố quỹ đất có thể giao hoặc cho thuê để phát triển trang trại.Việc quy hoạch phân vùng phát triển kinh tế trang trại nhằm tạo điều kiện cho tất cả các vùng trên địa bàn huyện phát triển đồng đều trên cơ sở hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và liên kết giữa các vùng, tạo nên sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trên địa bàn, tránh tình trạng tự phát, manh mún, xáo trộn phá vỡ lẫn nhau. Quy hoạch phát triển trang trại cần phải chú ý khoảng cách với khu dân cư, đặc biệt là các trang trại chăn nuôi cần phải cách xa tối thiểu khu dân cư là 200m.

- Giải pháp về cơ chế, chính sách:

+ Có hướng dẫn tháo gỡ khó khăn trong việc hoàn thiện hồ sơ về đất đai của các trang trại; Hướng dẫn cụ thể về việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp phát triển kinh tế trang trại (các công trình được phép xây dựng để phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế trang trại, trình tự phê duyệt các dự án chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế trang trại...).

+ Tạo điều kiện cho các chủ trang trại được ký hợp đồng thuê đất với các hộ được giao đất theo Nghị định 64/CP, đất nông nghiệp do UBND xã là 20 năm, để các chủ trang trại yên tâm vào đầu tư phát triển. Cần có các chính sách tạo điều kiện cho người dân thuê đất thuộc quỹ đất công ích của địa phương để mở rộng diện tích sản xuất theo mô hình trang trại với thời hạn tối đa là 5 năm. Kết thúc thời hạn thuê đất, nếu các trang trại có hiệu quả kinh tế ổn định, thu nhập cao thì cần ưu tiên cho các chủ trang trại này tiếp tục thuê đất để sản xuất. Ngoài ra, cần tạo điều kiện cho các hộ dân chuyển nhượng, dồn điền đổi thửa mở rộng diện tích phát triển kinh tế trang trại.

+ Đẩy mạnh về đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi…) tại những nơi có nhiều trang trại trên địa bàn huyện.

- Giải pháp về vốn:

+ Cần có các chính sách tạo điều kiện cho các chủ trang trại đã được cấp Giấy chứng nhận Kinh tế trang trại vay vốn ưu đãi để phát triển trang trại: thủ tục đơn giản, thời gian nhanh chóng.

+ Phổ biến rộng rãi cho các chủ trang trại biết các chủ trương chính sách liên quan đến vốn, để có thể tiếp cận nhanh chóng các nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng.

+ Ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích để các trang trại phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch phù hợp với huyện là vùng trung tâm của Thành phố.bên cạnh đó, cần có các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện đầu tư để phát triển dịch vụ đầu vào và đầu ra cho sản phẩm.

- Về khoa học công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất, công tác khuyến nông: + Phối hợp với các cơ quan khoa học chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho chủ trang trại và người lao động trong trại. Cần chú trọng và tiếp tục đầu tư thoả đáng cho công tác khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm, khuyến công để chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho trang trại, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có phẩm chất tốt, sản phẩm chất lượng cao vào sản xuất; áp dụng công nghệ mới trong công nghiệp chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp; rút kinh nghiệm và nhân rộng các điển hình thành công ra nhiều trang trại khác.

+ Phổ biến cho các trang trại biết có thể bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên và sinh thái từng vùng và phù hợp với quy hoạch các vùng chuyên canh ở địa phương, đặc biệt là đối với các loại cây trồng dài ngày để giúp các trang trại lựa chon phương hướng sản xuất phù hợp.

+ Khuyến khích các hình thức liên kết và hợp tác trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ nông nghiệp, trong đó coi trọng sự liên kết giữa các trung tâm, viện nghiên cứu ở trong và ngoài huyện với các trang trại hạt nhân trên từng vùng để nghiên cứu tạo ra những giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng và chịu được điều kiện khí hậu ở địa phương cũng như chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho các trang trại.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm dịch giống, thực hiện quy trình sản xuất, du nhập giống chất lượng cao và sạch bệnh. Đa dạng hoá các loại giống cây trồng, vật nuôi, đưa các đối tượng nuôi trồng đã thử nghiệm có hiệu quả cao vào sản xuất để đa dạng hoá các đối tương nuôi trồng.

- Về nguồn nhân lực:

Nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh và trình độ khoa học kỹ thuật của chủ trang trại, hộ gia đình, cá nhân. Cụ thể:

+ Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về quản lý, quy trình và cách thức làm giàu từ kinh tế trang trại không chỉ cho các chủ trang trại mà còn cho những người có nguyện vọng và có khả năng trở thành chủ trang trại.

+ Về nội dung đào tạo bồi dưỡng cần hướng vào những vấn đề của kinh tế trang trại, xu hướng phát triển trang trại; các chủ trương, đường lối, chính sách về phát triển kinh tế trang trại; đặc biệt là các kiến thức về tổ chức và quản trị kinh doanh trong các trang trại như xác định phương hướng kinh doanh, tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

+ Tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới cho các chủ trang trại, hỗ trợ cho họ trong việc triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo mô hình trang trại trên địa bàn huyện thanh trì thành phố hà nội (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)