chuỗi giá trị toàn cầu
Thương mại giá trị gia tăng (TiVA) là sáng kiến của OECD và WTO xem xét giá trị gia tăng của mỗi quốc gia trong q trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ trên tồn thế giới. Các chỉ số Thương mại giá trị gia tăng được thiết kế để cung cấp thông tin tốt hơn cho các nhà hoạch định chính sách bằng cách cung cấp thơng tin và hiểu biết sâu sắc về quan hệ thương mại giữa các quốc gia. Thương mại giá trị gia tăng theo dõi giá trị gia tăng của từng ngành và quốc gia trong chuỗi sản xuất cho đến sản phẩm xuất khẩu cuối cùng, sau đó phân bổ giá trị gia tăng cho các ngành và quốc gia nguồn này. Thương mại giá trị gia tăng thừa nhận rằng xuất khẩu trong nền kinh tế tồn cầu hóa phụ thuộc vào chuỗi giá trị toàn cầu, sử dụng các mặt hàng trung gian được nhập khẩu từ các ngành công nghiệp khác nhau ở một số quốc gia.
Thống kê thương mại truyền thống ghi lại tổng lưu lượng hàng hóa và dịch vụ mỗi khi chúng qua biên giới tạo ra một vấn đề là các giá trị có thể bị đếm hai lần. Ví dụ về giao dịch thương mại được áp dụng dưới sơ đồ đơn giản theo Nadim Ahmad (2013) sẽ chỉ rõ vấn đề này:
Hình 2.5: Một luồng giao dịch giả định
Nguồn: Namid Ahmad 2013
Giả sử ba quốc gia A, B và C thực hiện một luồng giao dịch, quốc gia A sản xuất một chiếc áo phông trơn màu trắng và xuất khẩu sang quốc gia B với giá $100. Quốc gia B sau đó đã in hình lên chiếc áo và tiếp tục xuất khẩu sang quốc gia C, nơi mà chiếc áo được tiêu thụ với giá $110. Kết thúc giao dịch, quốc gia B đã gia tăng thêm giá trị $10 vào sản phẩm trung gian nhập từ quốc gia A do đó xuất khẩu sang quốc gia C với giá $110. Theo quan điểm thương mại thông thường, tổng giá trị xuất khẩu từ quốc gia A đến quốc gia C sẽ là $210 (A đến B là $100 và B đến C là $110), tuy nhiên, nếu xét theo cách tính thương mại giá trị gia tăng thì giá trị xuất khẩu sẽ là $110 (A đến B là $100 và B đến C là $10). Với quan điểm thương mại thơng thường thì C đang thâm hụt $110 so với B và khơng có giao dịch nào với A cả, xét trên quan điểm các mối liên kết thì điều này là khơng đúng. Cịn tiếp cận theo thương mại giá trị gia tăng thì, C vẫn thâm hụt $110, tuy nhiên thâm hụt thương mại của C với B chỉ chiếm $10 và $100 còn lại là thâm hụt thương mại của C với A. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các mối quan hệ thương mại thực tế.
và B đã in hình lên áo rồi xuất khẩu sang C, do đó, tổng xuất khẩu của A là $100, giá trị gia tăng ngoại hối được thể hiện trong xuất khẩu của nó là 0 và giá trị gia tăng nội địa khi sản xuất chiếc áo để xuất khẩu tới B là $100. Sự tham gia ngược (phía sau) của quốc gia A là 0/100 và sự tham gia xi (phía trước) là 100/100 hay 100%. Mở rộng quá trình này ra với B trong vai trị quốc gia tham chiếu, trong trường hợp này, tổng giá trị xuất khẩu của B là $110 và giá trị gia tăng ngoại hối trong xuất khẩu của nó là $100 (từ A). Vì quốc gia C tiêu thụ hoàn toàn sản phẩm nên khơng có mối liên kết phía trước nào tạo ra lợi ích cho quốc gia B cả nên B khơng có sự tham gia xi (phía trước) mà chỉ có sự tham gia ngược (phía sau) bằng 100/110 hay xấp xỉ 91%. Từ đây hình thành hai liên kết ngược và xi khi tham gia vào chuỗi giá trị, có thể phát biểu như sau:
Một quốc gia chủ yếu thực hiện công đoạn gia cơng các sản phẩm trung gian vào chuỗi hàng hóa cuối cùng, sau đó xuất khẩu chúng tới thị trường tiêu thụ như trường hợp của quốc gia B thì sẽ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu bằng liên kết ngược (backward GVC participation – Backward linkage). Ngược lại, một quốc gia chủ yếu cung cấp sản phẩm thô, nguyên liệu thô trong nước cho một quốc gia khác gia công như trường hợp của quốc gia A thi được gọi là hoạt động tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu bằng liên kết xuôi, liên kết chuyển tiếp (forward GVC participation – Forward linkage).