Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu khoaluan nml (Trang 73 - 77)

Trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh những cơ hội phát triển mà hội nhập hóa, tồn cầu hóa mang lại, ngành dệt may Việt Nam cũng đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Do vậy, để nâng cao vị thế ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị dệt

huy được những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu; đồng thời, nắm bắt nhanh chóng cơ hội phát triển để vượt qua những khó khăn, thách thức.

Hiện nay có hai chiến lược chính được đề ra cho việc nâng cao vị thế ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới. Chiến lược thứ nhất là “Nâng đáy”, tức là giữ nguyên cấu trúc và nâng cao hiệu quả của những hoạt động trong chuỗi giá trị. Chiến lược thứ hai là “Mở rộng”, tức là mở rộng chiều dài của chuỗi giá trị về thượng nguồn và hạ nguồn.

Với chiến lược “Nâng đáy”, chiến lược này sẽ tập trung các nguồn lực đầu tư vào cấu trúc hiện có để nâng cao hiệu quả hoạt động. Điều này sẽ giúp tận dụng tối đa được lợi thế nhân công giá rẻ, tăng kim ngạch xuất khẩu và giải quyết vấn đề việc làm. Tuy nhiên, chiến lược này chỉ đơn giản là tăng quy mô của các hoạt động hiện có (hoạt động CMT) chứ khơng không tác động nhiều tới việc nâng cao năng lực của doanh nghiệp hay tích lũy vốn. Nguồn thu nhập sẽ bị kìm hãm vì phải bù đắp cho các khoản trợ cấp và ưu đãi thuế. Để thực hiện chiến lược này, cần tập trung vào nâng cấp quy trình và nâng cấp sản phẩm.

Với chiến lược “Mở rộng”, có hai hướng đi chính sau đây:

- Hướng thứ nhất: Tập trung nguồn lực để củng cố khâu cung cấp và sản xuất

nguyên vật liệu nhằm đáp ứng đủ các nguyên liệu đầu vào phục vụ cho ngành dệt may trong sản xuất và xuất khẩu. Hướng đi này vừa có thể cải thiện được những góc khuất trong vấn đề về nguyên liệu đầu vào, giúp tăng cường sự liên kết và đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành May và Dệt, vừa giúp ngành dệt may Việt Nam giảm được các chi phí về thời gian thực hiện đơn hàng hay các rủi ro về vận chuyển xuyên biên giới nhờ sự ít lệ thuộc hơn vào nhập khẩu nguyên liệu đầu vào. Xét về lâu dài, hướng đi này sẽ mang lại lợi ích khổng lồ cho ngành dệt may Việt Nam nói riêng và tồn ngành kinh tế nói chung, như tích lũy vốn gia

tăng, ứng dụng cơng nghệ gia tăng, kỹ năng của lực lượng lao động được nâng cao, thu ngân sách gia tăng… đặc biệt hướng đi này sẽ làm giảm quy mơ của khâu CMT, từ đó làm giảm các cơng việc trong ngành, ảnh hưởng đến các chính sách xã hội. Tuy nhiên, hướng đi này sẽ cần đến nhiều vốn và gặp phải rào cản cao trong bối cảnh ngành Dệt của Việt Nam hiện nay còn yếu kém, liên kết giữa ngành Dệt và ngành May cịn yếu, Việt Nam khơng có lợi thế về sản xuất bơng và sản xuất máy móc, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao… Nếu đi theo hướng này, cần có sự đầu tư lớn của Nhà nước và các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp FDI.

- Hướng thứ hai: mở rộng chuỗi giá trị về thượng nguồn và hạ nguồn, tập trung

vào khâu Nghiên cứu và phát triển, Thiết kế, Marketing, Phân phối và Tạo thương hiệu. Lợi ích của hướng đi này là lợi nhuận thu về sẽ rất cao và giúp ngành dệt may phát triển một cách bền vững. Tuy nhiên, rào cản trong hướng đi này0020là rất cao, trong bối cảnh ngành dệt may của Việt Nam còn yếu kém ở tất cả các khâu thượng nguồn và hạ nguồn trong chuỗi giá trị, đồng thời gần nhưng khơng có kinh nghiệm trong việc nâng cấp sang các khâu này. Nếu đi theo hướng này, cần tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Việt Nam có thể kết hợp một cách chọn lọc nội dung của hai chiến lược lớn này, một mặt tập trung “củng cố đáy” chuỗi giá trị toàn cầu hàng dệt may theo hướng nâng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Điều này giúp gia tăng phần lợi nhuận thu về trong chuỗi giá trị toàn cầu hàng may mặc cho Việt Nam, đồng thời giúp các doanh nghiệp trong nước có thể đứng vững trên thị trường thế giới và thị trường trong nước, cho dù chỉ nắm khâu sản xuất.

Mặt khác, Việt Nam cần “mở rộng” chuỗi giá trị toàn cầu hàng may mặc theo hướng tập trung đẩy mạnh sản xuất vải chất lượng cao. Việc lựa chọn sản xuất vải chất lượng cao vừa giúp giải bài toán về nguyên liệu cho ngành May (cả cho thị trường nội

địa lẫn thị trường xuất khẩu), vừa giúp giải bài toán cho ngành Dệt, phục vụ thị trường trong nước và hướng tới thị trường xuất khẩu trong tương lai.

Thực tế thì Việt Nam khó có thể thâm nhập sâu vào các khâu có giá trị gia tăng cao ở thượng nguồn và hạ nguồn của chuỗi giá trị, nếu tập trung đầu tư thì khi đủ sức vượt qua các rào cản, khả năng lớn là Việt Nam đã mất đi các lợi thế chiến lược trong CGT toàn cầu hàng may mặc cũng như ngành dệt may đã suy giảm đáng kể vị thế tương đối của nó trong nền kinh tế của Việt Nam. Dù vậy, ngành dệt may Việt Nam cũng cần có các biện pháp đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để từng bước thâm nhập vào các khâu này khi hội tụ đủ các điều kiện.

Thêm vào đó, lợi thế nguồn nhân lực giá rẻ của Việt Nam đang ngày càng kém hấp dẫn, ngành dệt may cần nâng cao năng lực cạnh tranh toàn ngành. Vấn đề cốt lõi là phải xác định nên khuyến khích phát triển quy mơ sản xuất để giải quyết vấn đề xã hội hay là nên đầu tư phát triển các hợp phần của chuỗi có giá trị gia tăng cao hơn. Việt Nam vẫn đang lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề này, nhưng về dài hạn thì tăng cường phát triển các khâu có giá trị cao là xu hướng tất yếu, là định hướng phát triển bền vững và giải quyết các vấn đề xã hội.

Ngoài ra, cũng cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là lực lượng quản lý sẽ góp phần hết sức quan trọng trong việc nâng cao giá trị gia tăng cho các công đoạn trong chuỗi, cải thiện thu nhập cho người lao động nói riêng và từng bước đưa nguồn nhân lực Việt tiệm cận với trình độ phát triển chung của chuỗi giá trị dệt may tồn cầu.

Chính phủ cũng cần nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp dệt may về việc tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Cần nhận thức đúng đắn về chuỗi giá trị toàn cầu, biết được vị thế của mình và nỗ lực để đạt tới những mắt xích có giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi.

Một phần của tài liệu khoaluan nml (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w