Một số quan điểm cho rằng nên tách biệt rõ rệt hai ngành dệt và may trong chuỗi giá trị dệt may tồn cầu, từ đó ta sẽ có mơ hình mới như sau:
Hình 2.7: Mối quan hệ Dệt - May
Có thể thấy Kenta Goto (2011) cho rằng ngành dệt bao gồm 3 hoạt động chính: sản xuất xơ sợi, dệt, nhuộm và ra sản phẩm cuối cùng là vải – đây là nguyên liệu quan trọng cung cấp cho hoạt động may. Còn đối với ngành may, tác giả cũng chỉ ra 5 hoạt động chính của ngành may bao gồm: tạo thương hiệu, thiết kế, thu mua nguyên phụ liệu, cắt – may – gia công và cuối cùng là marketing & phân phối. Với từng mức độ bao quát của các hoạt động trong chuỗi giá trị ngành may, tác giả chia thành 4 phương thức sản xuất và phân phối sản phẩm dệt may như sau:
- CMT – Cut, Make, Trim: Đây là phương thức sản xuất đơn giản nhất với giá trị
gia tăng thấp nhất. Thông thường đơn giá gia công CMT là 25% giá trị xuất khẩu và lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp CMT chỉ đạt 1 - 3% đơn giá gia công. Khi sản xuất theo phương thức này, bên đặt hàng/ người mua hàng sẽ cung cấp cho doanh nghiệp nguyên vật liệu, mẫu thiết kế và các yêu cầu cụ thể, doanh nghiệp sản xuất chỉ cắt, may và hoàn thiện sản phẩm. Sản phẩm sản xuất xong sẽ được người mua hàng đến thu gom và phân phối.
- OEM – Original Equipment Manufacturing: Đây là phương thức sản xuất bậc
cao hơn so với CMT hay còn gọi là “mua nguyên liệu, bán thành phẩm”. Đối với đơn hàng OEM, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm nhập khẩu nguyên vật liệu và sản xuất đơn hàng, doanh nghiệp được hưởng khoảng 30% giá trị xuất khẩu và lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 3 - 5% doanh thu thuần. Khi sản xuất theo phương thức này, doanh nghiệp sẽ chủ động thêm nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất sản phẩm. Theo đó, có 2 hình thức OEM là OEM cấp 1 (mua nguyên vật liệu từ nhà cung cấp do bên đặt hàng chỉ định) và OEM cấp 2 (doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm tìm nguồn nguyên liệu).
- ODM – Original Design Manufacturing: Đây là phương thức sản xuất mà các
doanh nghiệp chịu trách nhiệm tự thiết kế sản phẩm, nhập khẩu nguyên vật liệu, cắt may, và vận chuyển. Đối với đơn hàng ODM, các doanh nghiệp được hưởng
- OBM – Original Brand Manufacturing: Đây là phương thức sản xuất mà các
doanh nghiệp chịu trách nhiệm tự thiết kế sản phẩm mang thương hiệu của chính mình, nhập khẩu ngun vật liệu, cắt may, và vận chuyển. Đối với đơn hàng ODM, các doanh nghiệp được hưởng lợi nhuận sau thuế cao hơn. Các doanh nghiệp thuộc hình thức này có thể th ngồi các doanh nghiệp CMT, OEM, ODM tùy vào nhu cầu sản xuất, cung ứng.
Có thể thấy mối quan hệ giữa hai ngành dệt và may trong chuỗi giá trị là mối quan hệ trước sau, ngành dệt cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành may để ra được những sản phẩm có giá trị cao hơn.