Theo hướng dẫn của OECD thì có 3 thước đo phổ biến để xây dựng chuỗi giá trị toàn cầu và định vị vị thế cấp độ ngành của một quốc gia bao gồm:
Chỉ số tham gia GVC:
Bằng cách sử dụng các kết quả phân tích ở cấp quốc gia, ngành, Koopman (2011) và các cộng sự đã xây dựng một chỉ số đánh giá liệu một quốc gia có khả năng nằm ở thượng nguồn hay hạ nguồn của chuỗi giá trị toàn cầu trong bất kỳ lĩnh vực cụ thể nào.
Họ cũng xây dựng một chỉ số riêng để đánh giá mức độ mà một khu vực quốc gia tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Họ đề xuất chỉ số tham gia GVC để đo lường sự tham gia của một quốc gia tham chiếu i và ngành k trong GVC như sau:
Chỉ số tham gia GVC = (IDCik / GEik) + (FVAik / GEik)
Trong đó, IDCik là giá trị gia tăng nội địa của ngành k tại quốc gia i, FVA là giá trị gia tăng ngoại hối của ngành k tại quốc gia i và GEik là tổng xuất khẩu ngành k của quốc gia i. Dựa vào những giải thích phần trước, chỉ số (IDCik / GEik) đo lường sự tham gia phía trước (liên kết xi) trong chuỗi giá trị của ngành, chỉ số (FVAik / GEik) đo lường sự tham gia phía sau (liên kết ngược) của ngành công nghiệp k tại nước tham chiếu i trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Chỉ số vị thế GVC:
Mặt khác, Koopman (2011) và các cộng sự đã xây dựng chỉ số vị thế GVC là tỷ lệ logarit tự nhiên của nguồn cung cấp sản phẩm trung gian của một quốc gia được sử dụng trong xuất khẩu của các quốc gia khác với việc sử dụng các sản phẩm trung gian nhập khẩu trong sản xuất của chính quốc gia đó như:
Chỉ số vị thế GVC = ln(1 + IDCik / GEik) – ln(1 + FVAik / GEik)
Nếu ngành công nghiệp k của quốc gia i nằm ở thượng nguồn của chuỗi giá trị, tử số có xu hướng lớn hơn và chỉ số có xu hướng giá trị cao hơn, ngược lại, nếu nó nằm ở hạ nguồn, thì mẫu số có xu hướng lớn và chỉ số có xu hướng có giá trị thấp hơn. Ví dụ, trong lĩnh vực điện tử gia dụng, nếu Nhật Bản chuyên cung cấp linh kiện cho các cơng ty lắp ráp ở Trung Quốc, thì chỉ số này có xu hướng chiếm giá trị cao đối với Nhật Bản và giá trị thấp đối với Trung Quốc.
Hệ số khoảng cách tới sản phẩm cuối cùng (DFD) sẽ đo lường khoảng cách từ công đoạn được sản xuất tại một quốc gia tới khâu sản xuất cuối cùng ra sản phẩm hoàn chỉnh. Hệ số khoảng cách càng lớn, thể hiện hoạt động sản xuất của quốc gia này tập trung ở những khâu đầu tiên trong quá trình tạo ra sản phẩm như thiết kế, R&D.., và được gọi là giai đoạn “đầu chuỗi” - upstreamness. Ngược lại, chỉ số khoảng cách càng thấp thể hiện quốc gia chủ yếu sản xuất những khâu cuối như phân phối, chăm sóc khách hàng, bảo hành, hoặc cung ứng các sản phẩm dịch vụ…, được gọi là giai đoạn “cuối chuỗi” - downstreamness.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu của hai tác giả Nguyễn Việt Khôi và Shashi Kant Chaudhary (2019) cho thấy rằng khi áp dụng chỉ số DFD và mối quan hệ giá trị gia tăng đối với ngành dệt may đã cho những ngoại lệ. Hai tác giả chỉ rõ rằng các chỉ số DFD và mối quan hệ giá trị gia tăng khơng hợp nhất, địi hỏi cần nghiên cứu sâu hơn về việc cung cấp chuỗi giá trị ngành dệt may tại Việt Nam. Do vậy, để tránh có các mâu thuẫn trong q trình và kết quả phân tích số liệu, sinh viên sẽ khơng sử dụng chỉ số DFD để định vị ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu.