Để xác định được cụ thể vị trí của ngành dệt may Việt Nam, sinh viên đi vào phân tích từng cơng đoạn của chuỗi giá trị dệt may tồn cầu trong mơ hình đường cong nụ cười.
Cơng đoạn thiết kế
Ngành cơng nghiệp thời trang thuộc mắt xích cao trong chuỗi giá trị và là tiền đề phát triển của ngành dệt may vì nó tác động trực tiếp vào thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước, đặc biệt ở những khu vực có yêu cầu cao về mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm. Tuy nhiên, thời trang có xu hướng thay đổi liên tục và tạo các xu hướng mới trong từng giai đoạn cụ thể, do vậy việc nắm bắt được nó là rất khó. Nếu đầu tư vào công nghiệp thời trang sẽ giúp các doanh nghiệp dệt may tăng sản lượng, giá trị của sản phẩm, đồng thời cũng giúp vị thế ngành được nâng lên một bậc trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Trên thực tế thì ngành thiết kế thời trang ở Việt Nam vẫn còn hạn chế và chưa được coi trọng đúng mức do khoảng cách vơ hình giữa thời trang Việt
Ngành thời trang, thương hiệu Việt vẫn còn quá non trẻ và xa lạ trên bản đồ thời trang khu vực chứ chưa kể đến toàn thế giới. Các sản phẩm dệt may xuất khẩu của chúng ta vẫn nặng về gia công theo các mẫu mã, thương hiệu ngoại, những nhà thiết kế của Việt Nam mặc dù được đánh giá cao bởi các đồng nghiệp quốc tế nhưng vẫn chưa được biết đến rộng rãi. Thêm vào đó, theo thống kê từ Euromonitor – VIRAC (2020) thì trên thị trường Việt Nam khơng có thương hiệu dệt may Việt Nam nào chiếm nổi 2% thị trường tiêu thụ nội địa, chiếm thị phần lớn nhất là Adidas Group với 1.5% thị phần. Trong đó, 3 doanh nghiệp đứng đầu trong Top 10 doanh nghiệp thời trang Việt Nam, đều là các doanh nghiệp nước ngoài sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng được người tiêu dùng Việt rất ưa chuộng. Theo sau top 3 là các doanh nghiệp Việt Nam sở hữu các thương hiệu Việt khơng cịn xa lạ như Biti’s, Canifa, Việt Tiến, May 10 … Một số thương hiệu nội địa được xem là có chỗ đứng trên thị trường như Việt Tiến, Nhà Bè, An Phước, May 10,… cũng chỉ tập trung ở phân khúc sản phẩm công sở. Một số thương hiệu nội địa như Foci dù từng được coi là “hàng hiệu” với chuỗi cửa hàng số lượng lớn đã phải đóng cửa. Trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam nhận gia công cho nhiều hãng thời trang lớn trên thế giới nên chất lượng các sản phẩm do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất trên thực tế không quá chênh lệch nếu so với sản phẩm của nhiều thương hiệu nước ngoài.
Về thị trường thế giới, thời trang Việt Nam vẫn đang còn lỗi thời so với thời trang thế giới. Về công đoạn tạo mẫu bao gồm thiết kế mẫu vải, tạo dáng sản phẩm của Việt Nam cịn yếu kém, đơn điệu và khơng hợp với thị hiếu người tiêu dùng nước ngoài. Các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu không mấy quan tâm tới vai trị của cơng đoạn thiết kế trong chuỗi giá trị. Mặc dù những năm gần đây, Việt Nam có sự bùng nổ thiết kế thời trang của nhiều nhà thiết kế trẻ tuổi có thể kể đến như NTK Cơng Trí, Đỗ Mạnh Cường, Quỳnh Paris, Lý Giám Tiền, Lý Quý Khánh… với rất nhiều bộ sưu tập nổi tiếng, nhận được đánh giá cao từ giới thời trang quốc tế. Song, mặc dù đạt tiêu chuẩn cao về tính thẩm mỹ nhưng tính thực tế chưa cao, những bộ sưu tập đó có thể sống trên
sàn catwalk chưa khơng được đơng đảo cơng chúng đón nhận trong cuộc sống thường ngày. Theo quan điểm của sinh viên thì nhiều nhà thiết kế Việt Nam vẫn quá chú trọng vào kiểu cách rườm rà, màu mè, mang tính nghệ thuật cao chứ không hề thực tế, các mẫu thiết kế của Việt Nam na ná nhau, chưa có sự phá cách, cũng chưa thể theo kịp nhịp độ phát triển thời trang trên thế giới.
Khi thời trang Việt Nam vẫn chưa thể làm chủ được thị trường sân nhà, thì việc cạnh tranh với các thương hiệu thời trang khác trên sân nhà của họ là không thể. Hiện nay, ngành công nghiệp thời trang thế giới đã phát triển mạnh mẽ và có truyền thống lâu đời với bốn trung tâm thời trang lớn như NewYork, London, Paris và Milan, những nhãn hiệu lớn tại đây mỗi năm bỏ ra hàng tỷ đơ la nhằm quảng bá sản phẩm của mình trong nhiều năm, thực sự thì thời trang Việt Nam khơng thể so sánh được.
Những hạn chế chính của ngành thiết kế thời trang Việt Nam là do:
- Thứ nhất, thời trang Việt Nam thiếu sự đồng bộ, mang tính tự phát thanh vì tn
theo những chiến lược phát triển bài bản và bền vững.
- Thứ hai, thiếu tính chuyên nghiệp, các bộ sưu tập thời trang chưa có tính thực tế
cao, khó tạo ra xu hướng thời trang. Nhiều nhà thiết kế không thể tham dự tuần lễ thời trang để giới thiệu bộ sưu tập do họ thiếu thợ may hỗ trợ để tạo ra những bộ sưu tập.
- Thứ ba, thiếu sự sáng tạo, các doanh nghiệp Việt Nam không đề cao yếu tố thiết
kế trong quá trình tạo ra sản phẩm, đây là lý do lớn nhất làm cho giá trị các sản phẩm dệt may Việt Nam vẫn ở rẻ hơn nhiều so với các thương hiệu khác.
- Cuối cùng, thời trang Việt Nam chưa có bản sắc riêng, nhạt nhịa, những thành
tựu mà ngành đạt được thời gian qua khơng đủ làm nên diện mạo hồn tồn mới cho một thương hiệu chung, cịn các thương hiệu có tên tuổi thì lại mang tính chất nhỏ lẻ của NTK.
Qua phần phân tích trên, dễ dàng thấy ngành dệt may Việt Nam chưa chạm đến mắt xích thiết kế trong chuỗi giá trị dệt may tồn cầu, và đánh giá khả năng gia nhập mắt xích này của Việt Nam thực sự không cao. Nếu trong thời gian tới, Việt Nam khơng có những đột phá trong cơng đoạn thiết kế, các thương hiệu Việt sẽ khó có thể nắm giữ được thị phần nội địa.
Công đoạn cung cấp nguyên liệu
Đây là mắt xích thiết yếu tạo ra nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp dệt may, tuy nhiên, Việt Nam chưa tự làm chủ được mắt xích này và còn dựa dẫm nhiều vào việc nhập khẩu nguyên vật liệu. Theo Bộ Công Thương, chuỗi cung ứng ngành dệt may Việt Nam còn tồn tại một số bất cập đó là sự yếu kém trong khâu sản xuất nguyên, phụ liệu đầu vào đã ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam, đặc biệt là trước những cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do. Theo báo cáo từ Hiệp hội bông sợi Việt Nam – VCOSA (2018), Việt Nam mới chỉ cung cấp được 0.3% nhu cầu về bơng, 40% nhu cầu xơ, cịn lại là phải nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Trung Quốc và Đài Loan,…. Sản lượng sợi đạt 1.4 triệu tấn một năm nhưng hơn 70% trong đó là xuất khẩu; mặt khác lại phải nhập khẩu gần 0.1 triệu tấn sợi chỉ số cao từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,… Khâu dệt vải tạo ra khoảng 2.8 tỷ mét vải/ năm (chiếm 30% nhu cầu), vẫn phải nhập khẩu 6.1 tỷ mét vải từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan là những nước không tham gia các Hiệp định thương mại tự do lớn như TPP, EVFTA, VJEPA (chiếm hơn 70%). Tình hình sản xuất nguyên phụ liệu của Việt Nam những năm gần đây có thể kể đến như sau:
Bơng: do diện tích đất đai hạn chế, thổ nhưỡng không hợp nên hiện việc sản xuất bông ngày càng thu hẹp, phần lớn bông dùng cho sản xuất đều từ nguồn nhập khẩu.
Sợi: sau khi được đầu tư mạnh mẽ trong giai đoạn 2014-2016, năm 2017 Việt Nam có 6.5 triệu cọc sợi với năng suất 1.2 triệu tấn sợi bông nhân tạo. Quy mô sản xuất sợi tăng nhanh nhờ thu hút được các dự án FDI và các nhà máy đã được đầu tư trong giai
đoạn trước đi vào vận hành. Trong đó, có thể kể đến những doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Texhong với quy mô khoảng 450,000 tấn sợi/năm tại khu công nghiệp (KCN) Hải Yên, tỉnh Quảng Ninh và nhà máy mới của Công ty cổ phần sợi Thế Kỷ công suất 30,000 tấn sợi/năm tại KCN Trảng Bàng 3, tỉnh Tây Ninh.
Bảng 3.6: Sản lượng vải và sản lượng quần áo người lớn năm 2020
Chủng loại Đơn vị tính Năm 2020 So với năm 2019 (%) Vải dệt từ sợi tự nhiên Triệu m2 683.9 8.1
Vải dệt từ sợi tổng hợp
hoặc sợi nhân tạo Triệu m2 938.3 -8.9 Quần áo mặc thường Triệu cái 4,446.1 -4.9
Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu 2020 – Bộ Công thương
Vải: do cơng nghệ dệt nhuộm, hồn tất chưa phát triển, nên mặc dù sản xuất sợi rất tốt nhưng phải xuất khẩu đến 2/3 lượng sản xuất được. Hàng năm chỉ sản xuất được 1.7 tỷ mét vải và phải nhập khẩu đến 7 tỷ mét vải. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản lượng vải dệt từ sợi tự nhiên năm 2020 đạt 683.9 triệu m2, tăng 8.1% so với năm 2019. Sản lượng vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo đạt khoảng 938.4 triệu m2, giảm 8.9% so với năm 2017. Sản lượng quần áo mặc thường đạt 4.446 tỷ cái, giảm 4.9% so với năm 2019.
Có thể nói bất cập hiện nay cho tồn ngành dệt may Việt Nam là chưa đáp ứng được nhu cầu nguyên phụ liệu cho ngành nhằm phục vụ trong nước và xuất khẩu. Nói cách khác, mối liên kết giữa ngành dệt và ngành may chưa thật sự chặt chẽ. Điều này làm mất sự kiểm soát về phân đoạn thượng nguồn khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may Việt Nam. Trong khi ngành dệt còn mang hơi hướng thay thế nhập khẩu nhưng chưa đạt hiệu quả và quy mơ sản xuất cần thiết thì ngành may lại có định hướng xuất khẩu rất cao, nhưng lại phải dựa vào một số lượng nguyên phụ liệu từ nước ngoài với chi phí cao, gây ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên
cung từ nhập khẩu nguyên phụ liệu bị đứt gãy, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hồn tồn rơi vào tình trạng bị động, có nhân lực, có máy móc nhưng khơng có ngun liệu sản xuất. Mặt khác, nguồn cung bị bó hẹp làm giá ngun phụ liệu, phí vận chuyển tăng phi mã, nhiều doanh nghiệp trót ký các đơn hàng giá trị lớn với mức giá thấp từ trước chịu ảnh hưởng nặng nề.
Theo thống kê từ hiệp hội dệt may, nhu cầu về nguyên liệu nhập khẩu để đảm bảo sản xuất cần đến 90% xơ bông, 65% sợi tổng hợp, 40% vải dệt kim và 60% vải dệt. Nói cách khác, ngành cơng nghiệp dệt may Việt Nam gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngồi, mất kiểm sốt phân đoạn trung nguồn của chuỗi giá trị. Để có thể ổn định được sản xuất, hầu như các doanh nghiệp trong ngành đều phải chấp nhận gia cơng cho các đối tác nước ngồi, ngun do là các đối tác sẽ đảm bảo cung ứng kịp thời và đầy đủ nguyên phụ liệu đầu vào khi thực hiện hợp đồng. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam cũng hiểu rằng khi thực hiện hình thức sản xuất OEM mua đứt, bán đoạn tuy sẽ thu được lợi nhuận cao hơn nhưng lại chịu khó khăn trong việc tìm nguồn ngun phụ liệu, đây là một thiệt thòi lớn cho ngành dệt may Việt nam.
Công đoạn sản xuất
Thuộc phân đoạn hạ nguồn của chuỗi giá trị và cũng là phân đoạn mạnh nhất của Dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị tồn cầu với sự góp sức của lực lượng hùng hậu hệ thống doanh nghiệp dệt may nước nhà. Năng lực sản xuất của chúng ta đạt ở mức cao song nếu xét về tính chất sản xuất chủ yếu là gia cơng và có hàm lượng giá trị thấp. Về hệ thống doanh nghiệp, trong những năm trở lại đây, số lượng các doanh nghiệp tham gia ngành dệt may Việt Nam có sự gia tăng đáng kể. Điều này cho thấy dệt may đang là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngồi nước, thêm vào đó là sự hỗ trợ và quan tâm từ phía nhà nước trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp gia nhập ngành. Tính đến năm 2020, cả nước có khoảng hơn 7000 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành dệt may, trong đó các doanh nghiệp nhà nước hay
trên 50% vốn nhà nước chiếm chưa tới 2%, đa số là các doanh nghiệp vốn tư nhân, doanh nghiệp vốn nhà nước dưới 50% và phần lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Ngồi ra, số lượng doanh nghiệp gia cơng hàng may mặc chiếm 85%; Số lượng doanh nghiệp sản xuất vải, nhuộm chiếm 13%; Số lượng sản xuất chế biến xơ, sợi chiếm 2%. Lực lượng lao động ngành dệt may chiếm hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp và gần 5% tổng lực lượng lao động toàn quốc.
Về năng lực sản xuất, ngành dệt may được chia làm 3 phân đoạn chính được hình thành nên trong quy trình sản xuất sản phẩm là thượng nguồn (nguyên phụ liệu thô), trung nguồn (dệt, khơng dệt và hồn tất) và cuối cùng là hạ nguồn (sản xuất sản phẩm may mặc). Xét về công đoạn sản xuất, chúng ta đang mạnh nhất ở phân đoạn hoàn thiện sản phẩm may mặc với số lượng sản phẩm tạo ra tương đối lớn. Các sản phẩm dệt may của Việt Nam được đánh giá tốt, đáp ứng được u cầu của những thị trường khó tính như Mỹ hay EU.
Về hình thức sản xuất, Hoạt động sản xuất trong ngành Dệt may Việt Nam chủ yếu tập trung vào cơng đoạn gia cơng, đây chính là lý do cơ bản dẫn đến sự kém hiệu quả trong sản xuất kinh doanh do chỉ nhận được phần giá trị tạo ra thấp nhất trong chuỗi. Trên thực tế đây không phải vấn đề mới, nhưng nó địi hỏi sự nghiên cứu nhiều nhằm tạo ra tăng trưởng về mặt chất lượng cho ngành dệt may Việt Nam thay cho sự tăng trưởng về lượng (gia công) kéo dài suốt thời gian qua. Trong hoạt động sản xuất các sản phẩm dệt may của Việt Nam hiện nay, hình thức CMT đang chiếm tới hơn 60%, trong khi đó xuất khẩu OEM chiếm 30%, ODM chiếm khoảng 5% và chưa có doanh nghiệp OBM nào cả. Trong thời gian những năm trở lại đây, giá nguyên phụ liệu đầu vào cho ngành dệt may có xu hướng tăng, điều này càng làm ảnh hưởng nhiều đến giá trị thực nhận của các doanh nghiệp dệt may. Mặc dù chiếm khoảng 30% trong hoạt động dệt may xuất khẩu, hình thức OEM ở Việt Nam vẫn còn sơ khai, để sản xuất một
nhưng trên thực tế là các doanh nghiệp Việt đang được các nhà nhập khẩu chỉ định mua nguyên phụ liệu và may theo mẫu thiết kế của họ đưa ra và chỉ hưởng 5-10% trên giá trị sản phẩm cuối cùng.
Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam – VINATEX (2020), ngành sản xuất hàng may mặc Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu ở cơng đoạn sản xuất, chủ yếu theo phương thức CMT (65%) và OEM (30%) và ODM (5%). Đối với phương thức sản xuất CMT, đơn vị sản xuất chỉ thực hiện cắt may, dựng và hoàn tất, với nguyên vật liệu và thu mua hàng hóa sau sản xuất do bên đặt hàng thực hiện, do đó, giá trị gia tăng rất thấp. Thông thường đơn giá gia công CMT là 25% giá trị xuất khẩu và lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp gia công chỉ đạt 1 - 3% đơn giá gia công. Đối với đơn hàng OEM, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm nhập khẩu nguyên vật liệu và sản xuất đơn hàng, doanh nghiệp được hưởng khoảng 30% giá trị xuất khẩu và lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 3 - 5% doanh thu thuần. Đối với đơn hàng ODM, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm thêm khâu thiết kế so với OEM, lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 5 - 7%.
Như vậy với kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của các doanh nghiệp Việt Nam là 38.21 tỷ USD năm 2019, giả sử tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần ở mức trung