hình SWOT
Mặc dù nằm trong top 5 nước xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới, không thể phủ nhận rằng ngành dệt may Việt Nam vẫn còn những hạn chế, bất cập. Thơng qua mơ hình SWOT sinh viên sẽ chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của ngành dệt may Việt Nam, từ đó nhìn nhận ra những cơ hội và thách thức trong quá trình nâng cao vị thế ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu.
4.1.1. Điểm mạnh
Ngành dệt may Việt Nam ngày càng được hiện đại hóa, các thiết bị được đổi mới, hiện đại hơn thông qua việc chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI và hỗ trợ từ các cường quốc dệt may do họ thấy được tiềm năng phát triển ngành dệt may tại Việt Nam. Điều này tạo điều kiện cho ngành dệt may Việt Nam nâng cấp chuỗi giá trị, đặc biệt là nâng cấp quy trình và nâng cấp sản phẩm. Thị trường xuất khẩu của hàng dệt may ngày càng được mở rộng với độ thâm nhập cao, là tiền đề để hàng may mặc Việt Nam có chỗ đứng trên thị trường thế giới và mở rộng tiếp cận người tiêu dùng, đặc biệt ở đây là những thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU hay Nhật Bản, Hàn Quốc.
Ngành dệt may Việt Nam đã xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với người mua lớn và nhỏ toàn cầu, đảm bảo đầu ra cho xuất khẩu hàng may mặc được ổn định. Dù là xuất khẩu gián tiếp qua trung gian, nhưng chất lượng sản phẩm của Việt Nam được các khách hàng cuối cùng công nhận và biết tới. Cho tới giờ, nguồn lao động giá rẻ dồi dào vẫn là lợi thế cạnh tranh quan trọng đối với ngành thâm dụng lao động như ngành dệt may. Đây là một trong những yếu tố chính mà các doanh nghiệp FDI về dệt may nhắm tới khi họ quyết định đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Một điểm cộng nữa cho ngành dệt may Việt Nam đó là tồn tại trong một mơi trường chính trị - xã hội và môi trường kinh tế ổn định, đây là nền tảng thu hút đầu tư trong và ngồi nước. Chính phủ Việt Nam ln có nhiều chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư để đẩy mạnh phát triển, tạo môi trường cạnh tranh cho ngành dệt may. Ngành dệt may cũng là ngành có truyền thống lâu đời tại Việt nam, điều này góp phần củng cố các mối quan hệ liên kết kinh tế, đảm bảo cung cấp nguồn lao động có tay nghề trong ngành cũng như tăng sức hấp dẫn, thu hút của ngành.
Việt Nam đang nằm ở vị trí giao thương thuận lợi đối với các nước trên thế giới, việc nhập khẩu các nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may cũng như xuất khẩu các sản phẩm dệt may đi các nước tương đối dễ dàng. Đi cùng với việc phát triển ngành dệt may thì hoạt động Logistics ở Việt Nam cũng đang được chú trọng đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu sản phẩm may mặc.
Ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may như trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm, sản xuất tơ, sợi nhân tạo phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu ở Việt Nam đang ngày càng được chú trọng. Khí hậu Việt Nam đặc biệt phù hợp với việc trồng các loại cây phụ trợ, cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành dệt may.
4.1.2. Điểm yếu
Hiện tại, ngành dệt may Việt Nam vẫn chủ yếu tham gia vào khâu sản xuất, gia công, loay hoay ở đáy của chuỗi giá trị và gặp nhiều rào cản khi cố gắng nâng vị thế, tham gia vào các mắt xích, cơng đoạn có giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi giá trị.
Ngành dệt may Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và bị động trong việc cung cấp nguyên liệu sản xuất. Hầu hết các nguyên phụ liệu dệt may phải đi nhập khẩu, sự yếu kém trong khâu sản xuất nguyên liệu khiến các doanh nghiệp khó được hưởng ưu đãi thuế quan trong các hiệp định thương mại tự do vì khơng đáp ứng được các yêu cầu về quy tắc xuất xứ. Mặc dù sở hữu nguồn lao động giá rẻ dồi dào, thế nhưng năng suất lao
động trong ngành dệt may Việt Nam cịn thấp, điều này khiến chi phí làm ra sản phẩm cao, khó cạnh tranh được về phương diện giá so với hàng may mặc của một số đối thủ khác như Trung Quốc.
Phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có quy mơ vừa và nhỏ, tiềm lực vốn thấp, khả năng huy động vốn đầu tư thấp, từ đó hạn chế khả năng đổi mới cơng nghệ và trang thiết bị, trong khi người mua hàng cần các đối tác có đủ tiềm lực tài chính để chủ động trong sản xuất. Hơn nữa, kỹ năng quản lý sản xuất và kỹ thuật tại các doanh nghiệp này còn kém do chưa được đào tạo bài bản, thiết trình độ và khả năng.
Sản phẩm may mặc của Việt Nam cịn đơn điệu, thuộc nhóm đơn giản, phổ thơng chứ chưa có sự đa dạng về chủng loại, thiết kế. Trong khi nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tinh tế, yêu cầu ngày càng khắt khe, ngành dệt may Việt Nam chưa tập trung cho nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu thị trường nên cịn nhiều phân khúc thị trường bị bỏ trống. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu của mình và chưa xây dựng được chiến lược dài hạn, không tiếp cận trực tiếp được với các nhà bán lẻ mà phải thông qua người mua hàng toàn cầu.
4.1.3. Cơ hội
Ngành dệt may thế giới hiện nay đang “dừng chân” tại khu vực châu Á, tập trung tại những quốc gia sản xuất và xuất khẩu nguyên phụ liệu hàng đầu như Trung Quốc, Ấn Độ, Hồng Kơng, Đài Loan, Hàn Quốc... Với vị trí địa lý thuận lợi, việc vận chuyển các đầu vào cho ngành dệt may Việt Nam nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí. Sự gần nhau về mặt địa lý giữa Việt Nam và các thị trường này cũng khiến cho những thông tin về thị trường nhanh hơn và đầy đủ hơn.
Q trình tồn cầu hóa và tự do thương mại giúp mở cửa và củng cố thị trường cho hàng dệt may Việt Nam, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới sẽ đem lại những
cơ hội lớn cho Việt Nam về thuế phí nếu chúng ta đáp ứng được các yêu cầu về quy tắc xuất xứ.
Thành quả của quá trình chuyển giao công nghệ giúp nâng cao năng suất và hiệu quả lao động trong ngành dệt may, tạo ra những sản phẩm đáp ứng cả nhu cầu về chất và lượng. Đặc biệt cuộc cách mạng 4.0 giúp ngành dệt may cải thiện ở tất cả các khâu trong chuỗi giá trị như nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm, tự động hóa dây chuyền sản xuất, mở rộng kênh phân phối…
Nhu cầu của thế giới về hàng may mặc lớn và ngày càng gia tăng, bên cạnh đó thị thị trường nội địa của Việt Nam với dân số ngày càng gia tăng và mức sống ngày càng được cải thiện, nâng cao dẫn đến nhu cầu về hàng dệt may cũng tăng. Điều này là cơ hội để ngành dệt may Việt Nam tiếp tục mở rộng quy mô và tăng lợi nhuận.
Sau chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn ra, cùng với việc Trung Quốc đầu tư ra bên ngoài những ngành giá rẻ, tiêu hao nhiều năng lượng như dệt may, sản xuất hàng may mặc sẽ chuyển dịch mạnh từ Trung Quốc sang các quốc gia kém phát triển hơn. Việt Nam sẽ là điểm đến hấp dẫn nhờ lợi thế chi phí nhân cơng rẻ, lực lượng lao động trẻ và dồi dào.
Đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới nói chung và ngành dệt may tồn cầu nói riêng, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2020 đạt 35 tỷ USD, giảm 9.8% so với năm 2019 nhưng so với khu vực thì đây vẫn coi là một sự tăng trưởng do q trình cơng tác kiểm sốt dịch bệnh ở Việt Nam rất hiệu quả. Đây là một cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam thu hút đầu tư từ nước ngồi, khẳng định vị thế của mình trên thị trường dệt may quốc tế.